Xây dựng nông thôn mới góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện phù ninh, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 32 - 34)

vật chất, tinh thần của người dân nông thôn

Tính đến năm 2015 nước ta vẫn có khoảng 56% dân số làm nông nghiệp và gần 70% dân số sống ở nông thôn. Xây dựng NTM là quá trình xây dựng, phát

triển NT, nông nghiệp và nông dân theo hướng văn minh, hiện đại, trong đó những người dân NT thực sự là chủ và làm chủ; họ vừa là chủ thể xây dựng NTM, vừa là đối tượng thụ hưởng những lợi ích mà hoạt động xây dựng NTM mang lại. Cùng với mục tiêu xây dựng kết cấu kinh tế - xã hội NT từng bước văn minh, hiện đại, việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân NT cũng là một mục tiêu quan trọng hàng đầu.

Thực chất của việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất của người dân NT

là hướng tới đạt được tiêu chí số 10 (thu nhập) và tiêu chí số 11 (hộ nghèo) của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Đời sống vật chất của người dân NT có được cải thiện, nâng cao hay không phụ thuộc vào chỗ thu nhập của họ có được nâng cao và tỷ lệ hộ nghèo có được giảm thiểu. Vậy nên, về bàn chất, vấn đề cải thiện, nâng cao đời sống vật chất gắn liền với việc khắc phục hiện tượng phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo ở NT.

Hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều biến chuyển sâu sắc, nguyên nhân dẫn tới nghèo đói cũng khác nhau đối với từng gia đình nông thôn và ở từng vùng NT khác nhau. Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp để xóa đói giảm nghèo phù hợp với từng đối tượng xã hội cụ thể. Các chính sách xóa đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện: 1) Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt; 2) Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư, phát triển ngành nghề; 3) Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. “Xã hội hóa phong trào xóa đói giảm nghèo đã và đang được tiến hành, quỹ xóa đói giảm nghèo đã được hình thành ở các địa phương; các dự án giao đất, giao rừng, thực hiện phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; hình thành cơ cấu sản xuất phù hợp với những vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn; thực hiện đồng bộ, triệt để cuộc vận động dân số, kế hoạch hóa gia đình; thực hiện các chính sách xã hội đối với những người có công với nước, những người già neo đơn, khó khăn... đang thể hiện tính ưu việt của chế độ ta và phát huy truyền thống văn hóa, giá trị đạo đức của dân tộc. Những giải pháp trên đang góp phần dần dần giảm đi cảnh đói nghèo của nông dân” [34, tr. 306].

Tuy nhiên cũng cần nhận thức rằng công tác xóa đói giảm nghèo không thể giải quyết nhanh trong một sớm, một chiều. Nó cần có được sự quan tâm thường xuyên của các nhà lãnh đạo, quản lý, của cộng đồng, nhất là ở các khu vực có sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành nghề. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 Đảng ta khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị” [15, tr. 124-125]. Việc triển khai chương trình xây dựng NTM là sự cụ thể hóa đường lối của Đảng nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân NT.

Để tạo nền tảng, điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao đời sống tinh thần của người dân NT, chương trình xây dựng NTM đã chú trọng đến các tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa (xây dựng trung tâm văn hóa, thể thao xã và nhà văn hóa, khu thể thao thôn - nơi diễn ra các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, nhu cầu đọc sách báo của người dân NT); tiêu chí về bưu điện (đáp ứng các nhu cầu về trao đổi thông tin, truy cập Internet của người dân NT); tiêu chí về giáo dục (tiếp thu tri thức để nâng cao trình độ dân trí, tăng cường đào tạo nghề cho người dân NT). Đi cùng với những điều kiện đó, các nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần của người dân NT cũng đang đòi hỏi phải ngày càng được nâng cao. Đảng và Nhà nước ta nhận thức đầy đủ và rất quan tâm tới vấn đề này. Chương trình xây dựng NTM đã giúp mở rộng diện phủ sóng phát thanh, truyền hình tới các vùng sâu, vùng xa, báo chí được phát hành rộng rãi và cập nhật hơn, góp phần đưa ánh sáng văn hóa thông tin về với các vùng quê còn lạc hậu, nghèo nàn. Những nỗ lực đó đã và đang góp phần nâng cao, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân NT; đồng thời, cũng là cơ sở quan trọng và cần thiết để hiện đại hóa NT, giúp NT phát triển hài hòa, bền vững.

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện phù ninh, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 32 - 34)