Xây dựng NTM góp phần nâng cao ý thức của người dân về giữ gìn, bảo vệ môi trường một cách bền vững ở khu vực nông thôn

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện phù ninh, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 36 - 37)

gìn, bảo vệ môi trường một cách bền vững ở khu vực nông thôn

Trong giai đoạn hiện nay, bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân luôn được đặt ra một cách bức thiết và nhận được quan tâm mạnh mẽ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cả ở tầm quốc gia, khu vực và quốc tế. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị

về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [3]. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 Đảng ta khẳng định: “Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu” [15, tr. 99].

Ở nước ta trong những năm qua, tuy các hoạt động bảo vệ môi trường đã có những bước tiến bộ đáng kể, nhưng mức độ ô nhiễm, sự suy thoái và suy giảm chất lượng môi trường vẫn tiếp tục gia tăng. “Do chú trọng vào phát triển kinh tế, nhất là tăng trưởng GDP, ít chú ý tới hệ thống thiên nhiên, nên hiện tượng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây nên suy thoái môi trường và làm mất cân đối các hệ sinh thái đang diễn ra phổ biến. Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện…gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Quá trình đô thị hoá tăng lên nhanh chóng kéo theo sự khai thác quá mức nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước mặt, không khí và ứ đọng chất thải rắn. Đặc biệt, các khu vực giàu đa dạng sinh học, rừng, môi trường biển và ven biển chưa được chú ý bảo vệ, đang bị khai thác quá mức” [46, tr. 11-12].

Tiêu chí về bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản...) phải đạt các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường; nghĩa là trong quá trình sản xuất, chế biến không xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép theo quy định; không có cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Trong mỗi thôn (bản, buôn, ấp) đều có tổ dọn vệ sinh, khai thông cống rãnh, phát quang dọn cỏ ở đường thu gom về nơi quy định để xử lý; định kỳ tổ chức tổng vệ sinh với sự tham gia của mọi người dân; tổ chức trồng cây xanh ở nơi công cộng, đường giao thông và các trục giao thông chính nội đồng; tôn tạo các hồ nước tạo cảnh quan đẹp và điều hoà sinh thái làm cho môi trường phát triển xanh - sạch - đẹp một cách bền vững. Những hoạt động đó cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân NT. Như vậy, xây dựng NTM góp phần nâng cao ý thức của người dân NT về giữ gìn, bảo vệ môi trường một cách bền vững ở khu vực NT.

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện phù ninh, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 36 - 37)