Yếu tố chính trị là “toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện phù ninh, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 59 - 61)

hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trường chính trị, hệ thống các chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và quá trình tổ chức thực hiện chúng; các quan hệ chính trị và ý thức chính trị; hoạt động của

hệ thống chính trị; cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu không khí chính trị - xã hội” [35, tr. 290]. Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới xây dựng NTM. Môi trường CT - XH của đất nước, ở từng địa phương ổn định, phát triển bền vững là điều kiện thuận lợi cho xây dựng NTM vì nó tạo cơ sở vững chắc cho việc củng cố lập trường chính trị của đội ngũ CBCC, đảng viên. Đây cũng là tiền đề để họ nhận thức, hiểu biết đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của việc triển khai chương trình xây dựng NTM; qua đó, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị ở khu vực NT. Mặt khác, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội NT lại là một trong những tiêu chí quan trọng cần đạt được của chương trình xây dựng NTM. Điều đó nói lên rằng, môi trường CT - XH ở NT ổn định vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy quá trình xây dựng NTM ở nước ta hiện nay. Ngược lại, môi trường chính trị ở xã, thôn bất ổn, các thiết chế chính trị không phát huy được vai trò điều tiết, điều chỉnh các quan hệ chính trị, các quyền dân chủ của người dân không được thực hiện đầy đủ thường là nguyên nhân gây tâm lý bất an trong nhân dân, làm suy giảm niềm tin chính trị của người dân NT đối với xây dựng NTM. Khi đó, chương trình xây dựng NTM khó mà đạt được chất lượng, hiệu quả như mong muốn.

Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng cũng ảnh hưởng rất quan trọng tới việc thực hiện chương trình xây dựng NTM. Đảng ta rất quan tâm tới công tác xây dựng NTM. “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội NT ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở NT dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [14, tr. 125 - 126]. Như vậy, Đảng ta luôn chú trọng chất lượng, hiệu quả xây dựng NTM. Điều đó chắc chắn có ảnh hưởng tích cực tới việc xây dựng NTM trên phạm vi cả nước.

Ý thức chính trị của các chủ thể tham gia xây dựng NTM cũng có ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả của hoạt động này, đặc biệt là ý thức chính trị của lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức CT - XH và của CBCC, đảng viên.

Thực tế cho thấy, nếu lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức CT - XH có ý thức chính trị cao, thấm nhuần nhiệm vụ chính trị, quan tâm và chỉ đạo sâu sát công tác xây dựng NTM; mỗi CBCC, đảng viên tham gia xây dựng NTM bằng những phương pháp, hình thức phù hợp, coi đó là trách nhiệm chính trị thường xuyên của mình thì chất lượng, hiệu quả xây dựng NTM sẽ được nâng cao. Ngược lại, ý thức chính trị thấp, sự lãnh đạo, chỉ đạo cầm chừng, thiếu sâu sát, thực hiện trách nhiệm chính trị không đến nơi đến chốn từ phía các chủ thể xây dựng NTM sẽ tác động tiêu cực tới việc thực hiện chương trình xây dựng NTM. Về phía người dân NT, nếu ý thức được rằng, chủ động, tích cực tham gia xây dựng NTM, nghĩa là người dân NT cũng có ý thức chính trị tích cực, thì việc thực hiện chương trình xây dựng NTM sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

Tính chất, mức độ của nền dân chủ ở NT cũng có tác động quan trọng tới xây dựng NTM. Nếu có nền dân chủ thực sự rộng rãi, thông tin đa dạng, phong phú, đa chiều, quyền làm chủ của nhân dân NT được phát huy đầy đủ trong thực hiện các nội dung xây dựng NTM... thì đó chính là điều kiện thuận lợi để người dân có thể cởi mở, thẳng thắn, công khai bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của mình, đưa ra những ý kiến đóng góp cho dự thảo quy hoạch xây dựng NTM, bàn bạc dân chủ về mức huy động, đóng góp của nhân dân phục vụ các công trình xây dựng NTM... Khi đó, bản thân mỗi người dân NT sẽ chủ động, tích cực tham gia với ý thức, trách nhiệm thực sự của họ. Còn trong môi trường thiếu dân chủ, hình thức, thông tin nghèo nàn, một chiều thì bầu không khí xã hội sẽ ngột ngạt, tâm lý chính trị gò bó, nhiều người dân NT sẽ không dám nói thật suy nghĩ của mình vì e ngại bị đánh giá về lập trường chính trị, thậm chí bị trù dập. Khi đó, người dân sẽ không tham gia hoặc tham gia một cách miễn cưỡng, đối phó. Hệ quả là, việc xây dựng NTM khó có thể diễn ra một cách xuôi chiều, thuận lợi.

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện phù ninh, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 59 - 61)