Chủ thể quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở các khu công nghi ệp

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 48 - 50)

Hoạt động quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở Việt Nam được tiến hành bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể:

Ở cấp ơ :

Chính phủ là cơ quan thực hiện quản lý chung, thống nhất công tác quản lý lao động nước ngoài ở Việt Nam. Chính phủ có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật.

Bộ LĐTB&XH là cơ quan đóng vai trò chính trong việc tham mưu, tổng hợp và trực tiếp xây dựng văn bản pháp lý triển khai thực hiện.

Bộ Công an là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước trong trường hợp nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú… của NLĐNN trên cơ sở phối hợp với chính quyền các địa phương trong việc việc quản lý NLĐNN.

Ngoài những cơ quan trên, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam với vai trò là một tổ chức chính trị xã hội, là tổ chức đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Đồng thời, tổ chức này cũng là chủ thể có vai trò giúp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý của mình.

Ở ị ơ :

UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động nước ngoài trong phạm vi địa phương mình. Sở LĐ, TB&XH cấp tỉnh, Phòng LĐ, TB&XH huyện; Liên đoàn lao động các cấp là cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tham mưu chính cho UBND và các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương về hoạt động quản lý NLĐNN tại địa phương.

- Ban quản lý các KCN:

Quản lý nhà nước về các lĩnh vực lao động của các doanh nghiệp thuộc KCN trong phạm vi quản lý. Ban quản lý các KCN thực hiện quản lý, theo dõi, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp và người lao động; cấp, cấp lại, thu hồi GPLĐ và xác nhận NLĐNN không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc trong KCN, KKT; tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong KCN, KKT về nhu cầu sử dụng người nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người Việt Nam chưa đáp ứng được; tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động…

- NSDLĐ:

NSDLĐ không có thẩm quyền thực hiện các công tác quản lý nhà nước đối với NLĐNN. Tuy nhiên, trong hoạt động của mình, NSDLĐ phực hiện công tác quản lý đối với người lao động, trong đó có NLĐNN trong doanh nghiệp. Hoạt động này nếu như được thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực sẽ góp phần tích cực, hỗ trợ cho hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 48 - 50)