Thiết lập và duy trì bộ máy quản lý nhà nước về lao động

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 59 - 62)

Trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của mình, mặc dù các cơ quan nhà nước có vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau song tất cả đều thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Trong những chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình, cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp. Nhà nước là chủ thể quan trọng nhất có quyền lực chính trị thực hiện việc tổ chức, quản lý xã hội. Việc quản lý xã hội không thể là cái gì đó chung chung mà nó phải mang những nội dung kinh tế - xã hội nhất định.

Trong lĩnh vực lao động, nhà nước phải nắm được cung, cầu lao động, diễn biến trong sự vận động của thị trường, việc xác lập, vận hành và chấm dứt quan hệ lao động… nhằm kịp thời điều chỉnh để các mối quan hệ lao động phát triển đúng hướng, mang lại lợi ích cho người lao động, doanh nghiệp và cho chính nhà nước và xã hội. Ngoài ra, đối với hoạt động quản lý lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp ở các KCN, ngoài yếu tố quản lý về mặt quan hệ lao động còn phát sinh đến các vấn đề như cấp phép lao động, visa, quản lý xuất nhập cảnh, vấn đề quan hệ quốc tế…

Ngày nay, vấn đề quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bộ máy quản lý nhà nước của các quốc gia công nghiệp hóa, có nền kinh tế thị trường phát triển. Bởi lẽ, doanh nghiệp vừa là “ ờ ê ù ” lớn nhất và cũng là “ ời bán hàng” lớn nhất trong thị trường; đồng thời, lao động trong các doanh nghiệp cũng chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động xã hội của các quốc gia. Việc có một bộ máy, với cơ cấu hợp lý và được đầu tư nguồn lực thỏa đáng, là bảo đảm quan trọng cho việc tổ chức và thực hiện pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước vềlao động nói chung.

Trong thực tiễn, nhà nước là người nắm trong tay bộ máy quyền lực mạnh nhất, tiêu biểu nhất có khả năng giải quyết các công việc quan trọng

liên quan đến quá trình quản lý lao động. Kinh nghiệm các nước cho thấy, một hệ thống các cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền chung và thẩm quyền chuyên biệt được xây dựng và vận hành từ trung ương tới địa phương cho phép nhà nước có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, từ những việc cần làm ngay cho đến những công việc mang tính chất lâu dài và có tầm chiến lược vì quốc kế dân sinh. Sức mạnh quyền lực của nhà nước càng mạng hơn khi được kết hợp với sức mạnh kinh tế. Với tư cách đại diện lớn nhất của xã hội, nhà nước còn nắm trong tay phần lớn giá trị tổng sản phẩm xã hội để triển khai các mục tiêu kinh tế - xã hội của mình. Quá trình quản lý nhà nước về lao động rất cần đến các phương tiện và công cụ tài chính, bên cạnh công cụ pháp luật. Để làm được việc đó, điều hết sức cần thiết là mỗi một nước phải duy trì một hệ thống quản lý lao động tin cậy và tích cực, chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh của việc hình thành và thực hiện chính sách lao động quốc gia. Các quốc gia đều phải chú trọng tới việc phải bảo đảm việc tổ chức và hoạt động có hiệu quả hệ thống quản lý lao động, với nhiệm vụ và trách nhiệm được phối hợp một cách hợp lý. Hệ thống quản lý lao động sẽ chịu trách nhiệm về việc xây dựng, thực hiện và giám sát các tiêu chuẩn lao động quốc gia; việc làm và phát triển nguồn nhân lực; khảo sát, nghiên cứu và thống kê về lao động; cung cấp sự hỗ trợ cho quan hệ lao động. Phải có đội ngũ cán bộ quản lý đủ mạnh, có trình độ, có chức danh, địa vị, nguồn lực tài chính cần thiết cho hoạt động nghiệp vụđạt hiệu quả.

Ngoài ra, hoạt động của bộ máy quản lý này phải bảo đảm sự tham gia của người lao động, NSDLĐ và những đại diện của họ. Công ước số150 năm 1978 về quản lý lao động: vai trò, chức năng và tổ chức của ILO cũng đưa ra khuyến cáo: Các cơ quan có thẩm quyền trong khuôn khổ hệ thống quản lý lao động phải tùy từng trường hợp thích đáng, chịu trách nhiệm hoặc góp phần chuẩn bị, quản lý, phối hợp, kiểm tra và xem xét lại chính sách lao động quốc gia và phải hướng dẫn trong phạm vi quản lý nhà nước việc soạn thảo và thi hành pháp luật, pháp quy, nhằm áp dụng chính sách đó.

Ở các quốc gia, thông thường hoạt động quản lý (hành chính) nhà nước về lao động được giao cho các cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong cả nước. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lao động thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ bao gồm hai loại: hệ thống cơ quan chuyên ngành (cơ quan lao động) và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương. Cơ quan lao động là cơ quan quản lý nhà nước về lao động chuyên ngành, được tổ chức, chỉ đạo thống nhất từ trung ương tới địa phương, với chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định. Thực tiễn, các nước có nền quản trị mạnh như ở Tây Âu, Bắc Mỹ... đều phải thiết lập một bộmáy các cơ quan quản lý có quan hệ mật thiết với nhau, bao gồm: (1) Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hành chính nhà nước đối với lĩnh vực lao động trong các doanh nghiệp; (2) Cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động trong các doanh nghiệp; (3) Cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp, xung đột trong lĩnh vực lao động trong các doanh nghiệp; và (4) Cơ quan hỗ trợ cho các bên, đặc biệt là NLĐ và doanh nghiệp [83, tr.29-30].

Như vậy, việc thiết lập và duy trì một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước có cơ cấu tổ chức hợp lý, được đầu tư thỏa đáng vềcon người và những nguồn lực khác, với sự tham gia của người lao động, NSDLĐ và các tổ chức của họ, là yêu cầu đặc biệt quan trọng, đóng vai trò quyết định tới hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang theo đuổi thực hiện công nghiệp hóa và phát triển nền kinh tế thị trường như Việt Nam.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, Việt Nam đón nhận nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN, kéo theo đó là lực lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều. Lao động nước ngoài với nhiều đặc điểm khác biệt với lao động trong nước nên hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn lao động này cũng đòi hỏi tính chuyên môn cao hơn, phức tạp hơn nhiều so với quản lý nguồn lao động trong nước. Do vậy, ngoài

việc áp dụng bộ máy chung thống nhất về quản lý nhà nước từ trước tới nay thì Việt Nam cần có bộ máy chuyên trách quản lý nguồn lao động này, như thế mới mang lại hiệu quả quản lý.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 59 - 62)