Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoà

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 50 - 55)

nhà nước đối với lao động nước ngoài

Nói tới quản lý nhà nước về lao động nước ngoài thì không chỉ đề cập đến vấn đề trong quan hệ lao động mà còn phải bao hàm ở những lĩnh vực, phạm vi rộng hơn. Bởi lẽ, quá trình lao động của NLĐ không chỉ diễn ra trong quan hệ lao động mà còn cả ở những vấn đề ngoài quan hệlao động, trong giai đoạn trước và sau đó, chưa kểđến đối tượng lao động ở đây lại là người nước ngoài. Nội dung này còn bao hàm cả việc đào tạo nguồn nhân lực, hướng nghiệp, bảo đảm việc làm, giới thiệu việc làm, điều kiện cấp giấy phép lao động, thời hạn visa và việc cấp lại giấy phép cho lao động, quan hệ quốc tế... cho đến sau khi chấm dứt mối quan hệ lao động là vấn đề BHXH, thủ tục cho lao động trở vềnước... nhằm tránh những rủi ro, bất ổn cho xã hội.

Một vấn đề không kém phần quan trọng liên quan đến quản lý nhà nước về lao động trong các KCN chính là bảo đảm phát triển toàn diện người lao động, từ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đến việc học tập văn hóa, nâng cao trình độ về mọi mặt, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp rồi đến vấn đề“nơi ăn, chốn ở”, giáo dục - y tế của người lao động. Bên cạnh đó là việc đảm bảo các quyền lợi khác của NLĐ từ quyền lợi về kinh tế, quyền lợi chính trị, quyền giải trí, quyền tự do về đời sống văn hóa và quyền được đối xử bình đẳng trước pháp luật... Những nội dung này đòi hỏi nhà nước cần có những tác động sao cho bảo đảm sự phát triển bền vững, lành mạnh cho người lao động, qua đó giúp ổn định và phát triển kinh tế của nhà nước, thu hút các nhà đầu tư và lao động chất lượng cao nước ngoài, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước.

Căn cứ chủ thể, khách thể, đối tượng quản lý nhà nước về lao động nước ngoài và chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, có thể chia phạm vi, nội dung quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở các KCN thành hai nhóm: nhóm thứ nhất là những vấn đề mà nhà nước trực tiếp quy định quản lý; nhóm thứ hai là những vấn đề nhà nước tạo hành lang pháp lý để các bên

trong quan hệ lao động tự do, tự nguyện thỏa thuận.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, cái gốc của quan hệ lao động chính là quan hệ kinh tế - dân sự với nguyên tắc tối cao “thỏa thuận và tự nguyện”. Nhà nước định ra tiêu chuẩn lao động và tạo ra cơ chế, hành lang pháp lý để các bên “thỏa thuận”. Với tiêu chuẩn lao động, thông thường nhà nước phải đặt ra “quyền lợi tối thiểu mà NLĐ đương nhiên được hưởng”, “nghĩa vụ tối đa mà NLĐphải thực hiện”. Các bên tự do thương lượng, thỏa thuận trên “sân chơi” nhưng không được vi phạm các quy định của pháp luật. Do đó, nhà nước phải đóng vai trò xây dựng tiêu chuẩn lao động và bảo đảm thực hiện chúng. Nó liên quan chặt chẽ với việc thực hiện pháp luật, sự nghiêm minh và hiệu lực, hiệu quả của pháp luật. Tổ chức đại diện của NLĐ tổ chức công đoàn cùng với các cơ quan quản lý nhà nước, có vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn lao động. Trong khi đó, để bảo đảm quyền lợi của người lao động, đòi hỏi điều kiện lao động tốt hơn cho NLĐ thì công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng. Theo đó, công đoàn cùng với tập thể NLĐthực hiện đối thoại, thương lượng và cả đấu tranh đểđòi hỏi điều kiện tốt hơn cho người lao động. Nhiệm vụ của nhà nước là bằng các công cụ quản lý của mình, chủ yếu là pháp luật, tạo hành lang pháp lý để các quá trình này diễn ra một cách phù hợp và hiệu quả.

Một vấn đề đặt ra là, cần có căn cứđể nhà nước xác định đâu là vấn đề cần luật hóa thành các tiêu chuẩn lao động, đâu là vấn đềmà nhà nước có thể giao lại cho các bên tự do thỏa thuận và đâu là vấn đề nhà nước chuyển giao quyền cho Ban quản lý các KCN. Đó chính là căn cứ để lựa chọn: nhà nước hay thị trường, nhà nước hay xã hội sẽ quản lý, điều chỉnh các quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ở các KCN. Để trả lời câu hỏi này, phải trả lời sự phân công hợp lý giữa nhà nước và thị trường nhằm khai thác triệt để lợi thế, đồng thời tránh được hoặc giảm thiểu thất bại của nhà nước lẫn thị trường; nhà nước nên ít tham gia vào lĩnh vực mà thị trường vận hành tốt; và nên tham gia nhiều vào hơn vào lĩnh vực không thể dựa vào thị trường. Khi

các hành động can thiệp là cần thiết, chúng nên đi cùng hoặc thông qua lực lượng thịtrường chứ không phải chống lại thịtrường.

Như đã phân tích ở trên về mặt nguyên tắc: vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế thì nên giao cho thị trường điều tiết, nhà nước là người tạo hành lang pháp lý để thịtrường vận hành hiệu quả; trái lại, vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội - đặc biệt là vấn đề an ninh xã hội, an sinh và an toàn xã hội - nhà nước phải trực tiếp quản lý và quy định. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, ví dụnhư ở Việt Nam, còn khá lẫn lộn hai vấn đề này. Nhận diện các vấn đề phát sinh, trong quan hệ lao động giữa NLĐvà NSDLĐ, có hàng loạt vấn đề: tiền lương, BHXH, an toàn lao động, bồi dưỡng nghề...

Xem xét dưới góc độ trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế thị trường thì quan hệ “mua bán sứ ộ ”gồm các yếu tố: (1) Giá hàng hóa; tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi, ưu đãi khác mà NLĐđược hưởng; (2) Thỏa thuận mua bán, trao đổi nhằm xác định quyền - nghĩa vụ của các bên; (3) Cơ chế, cách thức giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong quá trình thực hiện thỏa thuận; (4) Các yếu tố bảo đảm cho sự phát triển của NLĐ(vì là hàng hóa đặc biệt, gắn liền với mỗi con người): đào tạo nghề, thăng tiến nghề nghiệp, BHXH, an toàn lao động,... [25, tr.29-30].

Với tính chất đặc thù lao động làm việc trong các KCN có vốn đầu tư nước ngoài, nhà nước cần có những chính sách phù hợp với đặc thù của đối tượng quản lý này, thậm chí phải xây dựng mô hình và bộ máy quản lý riêng biệt mới phát huy được hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đối với nhóm lực lượng lao động này trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, quá trình tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài vào các KCN, KKT càng tăng.

Nhưchúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc tối cao là giá cả do thị trường quyết định. Như vậy, các yếu tố cấu thành giá cả - tiền lương, tiền công mà NLĐđược NSDLĐ trả cần được do các bên thương lượng, thỏa thuận hình thành nên. Nhà nước không nên và không thể can

thiệp trực tiếp, quy định cụ thể “giá cả hàng hóa sứ ộng” được mà chỉ có thể tác động gián tiếp, đưa ra các giới hạn về giá cả mà thôi. Trong khi đó, yếu tố bảo đảm cho sự phát triển của người lao động, thuộc lĩnh vực xã hội của quan hệ lao động, thì nhà nước phải là người can thiệp và quy định trực tiếp. Điều này cũng là thể hiện chức năng xã hội của nhà nước. Tuy nhiên, quan điểm của nhiều nhà kinh tế và chính trị hiện đại đều cho rằng: quy mô tuyệt đối của khu vực nhà nước và mức độ can thiệp (phạm vi quản lý) của nhà nước đối với xã hội không quan trọng bằng cách thức hoạt động (phương thức quản lý) của nhà nước và các loại quan hệ mà nhà nước thiết lập với các chủ thể trong xã hội mà đặc biệt là khu vực tư nhân, doanh nghiệp… [18]. Theo quan điểm này, nội dung quan trọng của quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường là phải xác định xem hoạt động can thiệp nào của nhà nước nên giữ nguyên, thương mại hóa, tư nhân hóa, phân cấp, (thậm chí phân quyền) tới các chủ thể quản lý khác, tới tổ chức xã hội - dân sự hoặc chấm dứt hoàn toàn hoặc một phần sựtác động trực tiếp…

Ngoài ra, theo khuyến nghị của ILO, các quốc gia cần ban hành pháp luật nhằm thể hiện những tiêu chuẩn lao động cơ bản nhất [83, tr.98] - nhà nước cần luật hóa và có những quy định bắt buộc; nhà nước cần quản lý chứ không thể để cho thị trường điều chỉnh. Như vậy, có sự khác biệt cả về hiện tượng, tính chất và bản chất của vấn đề: ban hành - thực thi các tiêu chuẩn lao động và ban hành - thực thi hành lang, điều kiện pháp lý để thị trường điều tiết và các bên đối thoại. Đây là hai vấn đề cần có những luật riêng: luật về tiêu chuẩn lao động và luật về quan hệlao động.

Theo những phân tích đã nêu ở trên cho thấy: (i) V i nhóm quan hệ, vấ ề có tính kinh tế, có tính thị ờng, nhà nước để thị trường điều tiết bằng cách nhà nước xác định giới hạn cho các bên thương lượng, thỏa thuận theo cơ chế thị trường - đó chính là quan hệ lao động. Nhà nước đưa ra nguyên tắc khống chế và “vạch ra gi i hạn” cho thị trường điều tiết. Nhà nước thực hiện vai trò trọng tài và tiến hành kiểm tra, giám sát và sử dụng

công cụ kinh tế là chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ này; (ii) V i quan hệ, vấ ề có tính xã hội, có nội dung an sinh xã hội, nhà nước cần quy định quyền - nghĩa vụ cụ thể để các bên thực hiện - đó chính là tiêu chuẩn lao động. Nhà nước là người kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm. Nhà nước sử dụng phương pháp hành chính là chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ này.

Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh là: ngày nay, cả về phương diện lý thuyết và thực tế đều thừa nhận rằng, phát triển kinh tế thịtrường hiện đại chỉ có thể đạt được kết quả khi kết hợp khả năng tự điều tiết của nó với điều tiết của nhà nước và xã hội [18]. Đó là sự tham gia cùng nhau của các bên khác nhau vào soạn thảo và thực hiện những thỏa ước lao động xã hội (các chương trình, thỏa thuận) trong một thời hạn nhất định. Điều tiết xã hội không loại trừ khả năng đòi hỏi của NLĐ về tăng lương, thay đổi chế độ làm việc và điều kiện lao động, giảm thuế, v.v... Điều này chỉ có thể làm được nếu thiết lập được cơ chếđiều tiết xã hội đủ mạnh làm “phản biện” đối với chính sách điều tiết của nhà nước. Vấn đềđiều tiết của xã hội trên thịtrường lao động đã được vận dụng rộng rãi ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển và kết quả đạt được cũng rất đáng khích lệ.

Có thể nói, pháp luật là phương tiện giúp nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình, vì thế việc Ban hành pháp luật là nhằm tạo cơ sở pháp lý quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình về lao động nói chung và lao động nước ngoài nói riêng. Quá trình ban hành pháp luật xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn quản lý nhà nước vì thế hoạt động này thường được diễn ra trên cơ sở đúc kết từ thực tiễn quản lý nhà nước. Ngoài ra, pháp luật khi được ban hành cũng được tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn, để đạt được điều đó đòi hỏi chủ thể quản lý nhà nước phải tổ chức áp dụng pháp luật một cách có hiệu quả. Điều này phụ thuộc rất lớn vào vai trò tổ chức và quản lý của hệ thống cơ quan hành pháp.

2.2.3. Thanh tra, kim tra, x lý vi phm vic thc hin pháp lut vquản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)