Đặc điểm của quản lý nhà nước về lao động nước ngoà

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 40 - 45)

Xuất phát từ nội hàm khái niệm quản lý nhà nước về lao động nước ngoài, có thể thấy, quản lý nhà nước về lao động nói chung và quản lý nhà

nước về lao động nước ngoài nói riêng là một hoạt động mang tính đặc thù của quản lý lý nhà nước. Lao động là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội sâu sắc, quản lý lao động nước ngoài còn mang tính quốc tế vì tính chất của mối quan hệ lao động nước ngoài. Lao động nước ngoài có vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế, xã hội vừa là nguồn lực quý giá trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của đất nước. Trên cơ sở phân tích các thuộc tính của quản lý nhà nước, xem xét các khía cạnh chung của quản lý nhà nước về lao động nước ngoài cho thấy, quản lý nhà nước về lao động nước ngoài vừa mang những yếu tố vừa là yêu cầu và cũng là những đặc điểm mang tính đặc thù của quản lý hành chính nhà nước.

Mt là, quả c về ộ c ngoài là hoạ ộng vừa mang tính chấp hành vừ m í ều hành

Theo đó, các cơ quan nhà nước mà chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước thực thi quyền hành pháp, tức là hoạt động tổ chức thực hiện trên thực tế các văn bản Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và Nghị quyết của cơ quan lập pháp. Để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế thì chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý. Như vậy, đối tượng quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài là NLĐNN, các doanh nghiệp sử dụng lao động, tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng lao động, Ban quản lý các KCN có lao động nước ngoài làm việc.

Để bảo đảm nhất quán tính chấp hành và điều hành trong quản lý hành chính nhà nước về lao động nước ngoài đòi hỏi rất nhiều các yêu cầu. Trong đó, quản lý hành chính nhà nước trước hết phải bảo đảm việc chấp hành văn bản của cơ quan dân cử đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, từ đó mà thực hiện quản lý điều hành. Mọi hoạt động chấp hành và điều hành đều phải xuất phát từ mục đích nhằm phục vụ cho nhân dân, đảm bảo đời sống xã hội cho nhân dân về mọi mặt, tương ứng với các lĩnh vực trong quản lý hành chính nhà nước. Vì thế, quản lý nhà nước về lao động nước ngoài vừa bảo đảm ổn định xã hội, ổn định đời sống của NLĐ đồng thời vừa đảm bảo

quan hệ hợp tác quốc tế đối với nước sở tại của lao động nước ngoài.

Hai là, quả c về ộ c ngoài là hoạ ộng mang tính ch ộng và sáng tạo

Ðiều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý nhà nước về lao động nước ngoài căn cứ vào tình hình, đặc điểm NLĐ để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động quản lý Nhà nước đối với lao động nước ngoài nói chung và lao động nước ngoài làm việc ở các KCN nói riêng. Tính chủ động sáng tạo được quy định bởi chính bản thân sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đối tượng quản lý và đòi hỏi các chủ thể quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Đối tượng quản lý nhà nước về lao động nước ngoài chủ yếu là NLĐ và đơn vị sử dụng lao động, vì thế hoạt động quản lý phải có tính linh hoạt và phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, chủ động và sáng tạo không vượt ra ngoài phạm vi của nguyên tắc pháp chế XHCN và kỷ luật Nhà nước. Ðể đạt được điều này, đòi hỏi tôn trọng triệt để tất cả các nguyên tắc trong hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về lao động nước ngoài nói riêng.

Ba là, hoạ ộng quả c về ộ c bảo ảm về ơ iện tổ chức bộm í c

Trước hết là bộ máy cơ quan Nhànước - đây là hệ thống cơ quan được thiết lập từ Trung ương cho tới địa phương có cơ cấu tổ chức khá phức tạp, đa dạng về chức năng,nhiệm vụ cũng nhưphương pháphoạt động; có cơ sở vậtchấtto lớn, có đối tượng quản lý rộng lớn, đó là những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Quản lý nhà nước về lao động trước hết phải bằng pháp luật, vì vậy việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật là một khâu rất quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lao động. Hệ thống

văn bản pháp luật phải được ban hành một cách đồng bộ về thủ tục, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tế trong điều kiện nước ta đang hội nhập quốc tế, tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý tranh chấp lao động, cải thiện quan hệ lao động lành mạnh, hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Thực tiễn hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật để lao động trong thời gian gần đây đã có những bước tiến cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp. BLLĐ năm 2019 và Nghị định hướng dẫn thi hành luật được đánh giá là một tiến bộ quan trọng bởi những sửa đổi trong BLLĐ đãcải thiện đáng kể vấn đề việc làm và quan hệ lao động của Việt Nam, tạo nên tảng vững chắc cho hội nhập quốc tế và thương mại công bằng. Để triển khai BLLĐ năm 2019, nhà nước xây dựng và ban hành Nghị định của chính phủ, Quyết định của Thủ tướng chính phủ và Thông tư của Bộ trưởng bộLĐTB&XH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành BLLĐnăm 2019.

Các nội dung phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực: Theo dõi, thống kê, xuống cấp thông tin về cung cầu và biến động cung cầu lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bổ và sử dụng lao động toàn xã hội, giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề; xây dựng công trình độ kĩ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp. Quy định danh mục nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Các nội dung đảm bảo duy trì, ổn định, làm lành mạnh môi trường lao động và quan hệ lao động, như: quyết định chính sách tiền lương đối với người lao động; tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động; thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, tiền lương và thu nhập của người lao động; quản lý lao động về số lượng, chất lượng và biến động lao động; xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; thúc đẩy việc áp

dụng quy định của BLLĐ đối với người làm việc không có quan hệ lao động; thực hiện việc đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

Bốn là, ề ộ ạ ộ m í ế

Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài là hoạt động mang tính quốc tế bởi đặc trưng của lao động nước ngoài là người mang quốc tịch từ quốc gia khác sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Vì thế, việc quản lý nhà nước về lao động nước ngoài phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và văn bản luật quốc tếvề lao động. Lao động nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam được hưởng các quyền bình đẳng trước pháp luật như lao động Việt Nam nói chung, vì thế hoạt động quản lý nhà nước về lao động nước ngoài cần phải được tiến hành một cách bình đẳng giữa chủ thể quản lý nhà nước về lao động và chủ thể sử dụng lao động cũng như NLĐ làm việc ở Việt Nam. Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các chính sách xã hội đối với lao động trong nước thì cũng phải bảo đảm các quyền bình đẳng của lao động nước ngoài đối với các chính sách đó.

Hoạt động hợp tác quốc tế về lao động để đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại thế hệ mới và đã hợp tác quan hệ ngoại giao, kinh tế, xã hội đối với nhiều nước trên thế giới. Việc hợp tác quốc tế về lao động nhằm mở rộng quan hệ quốc tế, mở rộng thị trường lao động, đảm bảo việc làm, nâng cao trình độ kĩ năng nghề và cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Thời gian vừa qua, hoạt động hợp tác quốc tế về lao động đã gặt hái được nhiều thành công, từ việc ký kết, gia nhập, phê chuẩn, luật hóa các công ước quốc tế về lao động, đến hoạt động hợp tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và tiếp nhận NLĐNN vào làm việc tại Việt Nam, ký kết các điều ước quốc tế song phương, đa phương, lao động với một số quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 40 - 45)