Những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại các khu công nghiệp thuộc vùng Bắc Trung Bộ và nguyên

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 126 - 134)

nước ngoài ti các khu công nghip thuc vùng Bc Trung B và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ thì hoạt động quản lý nhà nước về lao động nước ngoàivẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần được quan tâm và hoàn thiện trong thời gian tới.

* Những tồn tại, hạn chế trong quả c về ộ c ngoài tại các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ

Mặc dù các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ trung ương cho đến địa phương đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài ở Việt Namnói chung cũng như tại các các KCN nói riêng nhưng nhìn chung hệ thống văn bản này vẫn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn, một số điều khoản khóthực hiện và gây khó khăn cho các cơ quan quản lý lao động nước nước ngoài và NSDLĐ nước ngoài. Chế tài xử phạt đối với các vi phạm hành chính còn thấp làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam. Cụ thể như sau:

Quy định của các văn bản pháp luật chưa sát với thực tế: văn bản hướng dẫn thực hiện luật lao động quy định trước khi tuyển dụng lao động nước ngoài, tổ chức, doanh nghiệp phải chứng minh được việc tuyển người nước ngoài là do không có lao động trong nước (lao động Việt Nam) thay thế theo quy định của luật pháp và phải có văn bản thông báo về tuyển dụng. Tuy nhiên quy định này phần nào còn mang tính hình thức bởi việc tuyển dụng hiện nay có rất nhiều kênh, như thông qua các công ty cung cấp nhân sự, các trung tâm giới thiệu việc làm... chứ không riêng gì kênh đăng thông báo tuyển dụng.

Quy định về cấp lại giấy phép lao động chỉ được áp dụng đối với giấy phép bị hỏng hoặc mất nhưng không quy định hướng xử lý đối với trường hợp có sự thay đổi về mặt nội dung trên giấy phép như số hộ chiếu, chức danh công việc, tên doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với NLĐ vào Việt Nam thực hiện

chào bán dịch vụ cũng chưa có quy định cụ thể là trong thời gian bao lâu. Trường hợp đối tượng này không báo cáo, Sở LĐTB&XH cũng không thể quản lý, kiểm tra.

BLLĐ 2019 hiện hành đã có quy định về hệ thống tiêu chuẩn lao động, nhưng chỉ có một loại tiêu chuẩn được gọi với thuật ngữ “tiêu chuẩn cho phép” do Nhà nước ban hành với những quy định chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Còn hệ thống các tiêu chuẩn cấp ngành tại Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật về lao động nước ngoài chưa bao quát hết các hình thức tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài, chưa có sự nghiên cứu, phân tích và dự đoán sâu sắc về nhu cầu của thị trường lao động cũng như các biện pháp đề phòng.

Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa kịp thời, chưa đầy đủ tạo ra sự lúng túng trong hoạt động thực hiện, tạo khe hở cho các doanh nghiệp, nhà thầu cố tình làm sai quy định.

Chưa có những quy định cụ thể đối với những đối tượng không phải xin cấp phép tạo ra lỗ hổng khiến các đơn vị sử dụng lao động nước ngoài rất dễ tận dụng cơ hội để thực hiện các hành vi sai phạm.

BLLĐ năm 2019 quy định: “Doanh nghiệp đã được cấp phép nhập khẩu lao động nước ngoài phải đưa lao động đi đăng ký và làm thẻ lao động với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong vòng một tháng kể từ ngày được cấp phép trở lên. Giấy phép lao động muốn được cấp trước hết phải làm VISA lao động và có thời hạn theo hợp đồng lao động”. Tuy nhiên, trong thời qua có rất nhiều lao động nước ngoài tại các các KCN Bắc Trung Bộ thực hiện việc xin cấp giấy phép lao động, nguyên nhân chủ yếu là do lao động không đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, tay nghề (chủ yếu lao động phổ thông) nên không thể xin cấp giấy phép lao động theo quy định. NSDLĐ này giải thích lý do là vì không tuyển được lao động Việt Namvà do trở ngại về ngôn ngữ trong quá trình làm việc nên để đáp ứng theo đúng tiến độ công trình họ

phải đưa lao động bản địa sang làm việc.

Mặt khác, trên thực tế lao động nước ngoài có trình độ, có nhu cầu làm việc, đóng góp tại Việt Nam vẫn còn gặp khó khăn trong việc đề nghị đơn vị sử dụng lao động nội địa đại diện đăng ký cấp giấy phép, hay khi lao động nước ngoài muốn chuyển đổi sang một công việc khác vẫn phải xin giấy phép lao động đối với công việc mới và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới điều này gây ra những trở ngại, phức tạp đối với lao động nước ngoài thực sự có nhu cầu. Đây là một thực tế đang diễn ra khá phổ biến tại một số các KCN Vũng Áng, Kỳ Anh Hà Tĩnh; KCN Nghi Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa, nơi có lao động nước ngoài tập trung đông nhất hiện nay ở khu vực. Vì vậy cần đưa ra giải pháp để vừa hạn chế lao động phổ thông vừa tạo việc làm cho lao động trong nước vừa quản lý được nguồn lao động này tại các khu vực.

Các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan an ninh trong việc cấp thị thực, tạm trú và quản lý đối với lao động nước ngoài làm việc tại các tỉnh, thành khi lao động nước ngoài không có giấy phép hoặc không được gia hạn giấy phép lao động.

Quy định về chế tài xử phạt NSDLĐ nước ngoài và NLĐNN vi phạm pháp luật chưa đủ sức răn đe. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan mọi hành vi vi phạm pháp luật như: nhập cảnh làm việc bằng visa du lịch, làm việc không có giấy phép lao động, hết hạn hợp đồng mà không về nước đều bị coi là vi phạm pháp luật, bị xếp vào diện lao động bất hợp pháp. Những trường hợp này nếu phát hiện được sẽ bị bắt giam, trục xuất và cấm nhập cảnh vĩnh viễn. Ngoài bị trục xuất về nước lao động bất hợp pháp và chủ sử dụng lao động bất hợp pháp đều bị phạt tiền rất lớn.Ví dụ ở Hàn Quốc nếu thuê một công nhân bất hợp pháp, chủ sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 10 đến 20 triệu won. Nếu không nộp phạt, chủ sử dụng lao động bị buộc đi tù 3 năm. Còn ở Đài Loan, trước khi bị trục xuất về nước, lao động bất hợp pháp sẽ bị tạm giam, phạt 18.000 đài tệ, chủ sử dụng lao động bị phạt tiền từ 150.000 đến 750.000 đài tệ. Tuy vậy, ở Việt Namhiện nay, các chế tài áp dụng cho đối tượng NLĐ vi

phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động nói riêng vẫn chưa thực sự đủ sức răn đe. Ví dụ: Nghị định số: 28/2020/NĐ-CP, quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, mức xử phạt đối với vi phạm về quản lý lao động nước ngoài mức tối thiểu xử phạt tiền là 500 ngàn đồng và mức tối đa xử phạt tiền là 140 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ, loại và hành vi vi phạm mà có thể áp dụng chế tài xử phạt khác nhau cùng với hình thức xử phạt chính là hình thức xử phạt bổ sung như: Tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ có thời hạn đối với tổ chức sử dụng lao động; tước giấy phép lao động; trục xuất khỏi lãnh thổ quốc gia… tuy nhiên thực tiễn áp dụng cho thấy mức độ xử phạt cũng như việc áp dụng các hình thức xử phạt theo quy định chưa thực sự hiệu quả, chế tài chưa đủ sức răn đe vì thế vẫn xẩy ra nhiều sai phạm trong quản lý nhà nước về lao động.

Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý nhà nước về lao động nước ngoài còn nhiều hạn chế. Qua văn bản báo cáo của các Sở LĐTB&XH các tỉnh cho thấy còn xảy ra tình trạng đối tượng không phải cấp giấy phép lao động sai quy định hoặc áp dụng “linh hoạt” khi cấp giấy phép lao động như cho nợ phiếu lý lịch tư pháp hay các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động; hoặc khi gia hạn cấp giấy phép lao động không kiểm tra kỹ việc xây dựng và thựchiện kế hoạch đào tạo NLĐ bản địađể thay thế.

Hoạt động theo dõi và quản lý lao động nước ngoài chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời và thiếu sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành, các đơn vị trên địa bàn một số tỉnh và cả ở các KCN. Vẫn còn trường hợp nhà thầu phụ của nước ngoài chưa được cấp giấy phép thầu nhưng vẫn hoạt động như bình thường. Đặc biệt cũng có trường hợp chủ đầu tư khoán trắng cho nhà thầu chính; nhà thầu chính thuê nhà thầu phụ và mọi hoạt động liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài do nhà thầu phụ tự quyết định,

dẫn đến các nhà thầu phụ này sử dụng bao nhiêu lao động nước ngoài thì chủ đầu tư và nhà thầu chính cũng không nắm được. Người nước ngoài nhập cảnh vào các tỉnh qua nhiều cửa khẩu và do nhiều cơ quan quản lý. Ví dụ qua cửa khẩu hàng không quốc tế do Cục xuất cảnh quản lý, qua cửa khẩu biên giới do bộ đội biên phòng quản lý và cũng có trường hợp qua đường biên vào như tỉnh Hà Tĩnh vì nơi đây có Cảng biển Vũng Áng, hay lao động vào bằng đường biên của tỉnh Quảng Trị, đường biển của Cảng biển Nghi Sơn, Thanh Hóa… Khi người nước ngoài vào các tỉnh họ có quyền đi lại, tạm trú ở bất cứ đâu mà pháp luật không cấm do đó nếu không có sự phối hợp giữa các cơ quan, sự theo dõi sát sao của chính quyền các tỉnh thì rất khó để quản lý họ.

Hiện nay hoạt động quản lý lao động nước ngoài tại các tỉnh chủ yếu do phòng quản lý lao động thuộc Sở LĐTB&XH đảm nhiệm. Tuy nhiên, nhiệm vụ của phòng quản lý lao động quá rộng, không chỉ quản lý lao động nước ngoài mà còn quản lý tất cả các lực lượng lao động làm việc tại tỉnh, lao động bản địa làm việc ở nước ngoài. Trong khi đó, đội ngũ công chức trong phòng quản lý lao động còn mỏng về số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Chính vì khối lượng công việc quá lớn nên Phòng cần phải được tăng cường thêm những điều kiện cần thiết về nhân lực và vật lực để thực hiện công tác trong phạm vi thẩm quyền của mình. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa Sở LĐTB&XHvới Sở Công an, Sở Ngoại vụ, Sở Công thương, giữa Ban quản lý các các KCN với các phòng ban chuyên môn tại địa phương...chưa thực sự gắn kết.

Tổ chức công đoàn tại một số tỉnh, thành chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình, đặc biệt là trong khối các doanh nghiệp. Chỉ có 30% doanh nghiệp trong khu vực thành lập được công đoàn cơ sở tính đến năm 2019. Các công đoàn cơ sở mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc điều tiết và bảo đảm quyền lợi cho NLĐ song hoạt động này chưa thực sự mang lại hiệu quả. Đặc biệt trong vai trò là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐNN thông qua các hoạt động như giám sát việc thực hiện pháp luật, yêu

cầu doanh nghiệp, tổ chức giải quyết các kiến nghị của NLĐNN, công đoàn cơ sở chưa phát huy hết vai trò là “người chủ thực sự” khi tham gia xây dựng thỏa ước lao động tập thể, thỏa thuận thang bảng lương, đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhất là những khó khăn để kịp thời thông báo với NLĐNN.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm còn rất hạn chế. Thanh tra Sở LĐTB&XHcòn thiếu chủ động khi triển khai nhiệm vụ, hầu hết chỉ tham gia với các đoàn thanh tra cấp Bộ. Việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm chưa nhiều.

Cá nhân, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài còn chậm trong khâu làm thủ tục đề nghị cấp, gia hạn giấy phép lao động. Khi được cơ quan chức năng yêu cầu thì đưa ra nhiều lý do để trì hoãn và thiếu tính tự giác thực hiện. Mặt khác, NSDLĐ không báo cáo kịp thời, đầy đủ việc sử dụng lao động nước ngoài theo quy định, thiếu sự hợp tác, liên kết hỗ trợ thông tin, biện pháp quản lý và giải quyết các vấn đề phát sinh của các đơn vị sử dụng lao động nước ngoài tại các KCN.

N ê â ữ ạ ế, ấ ả ề ộ ạ các KCN Bắ Bộ

Những hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại các KCN Bắc Trung Bộxuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:

Hệ thống văn bản về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam nói chung và của các địa phương nói riêng chưa hoàn thiện, vẫn còn nhiều nội dung chưa phù hợp, còn nhiều bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng, chưa có hướng dẫn cụ thể khiến cho địa phương khó vận dụng.

Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và một bộ phận cá nhân, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài đối với công tác quản lý NLĐNN chưa thực sự đầy đủ, dẫn đến việc triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc, khó khăn. Bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại các địa phương còn mỏng và chưa đồng bộ, chưa thực sự phù hợp với mô

hình quản lý đặc thù ở các các KCN. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức vẫn còn nhiều hạn chế vì vậy chưa thực hiện triệt để được chính sách của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài. Theo báo cáo các Sở LĐTB&XH tác giả đã nghiên cứu cho thấy, chỉ có khoảng 40% cán bộ, nhân viên thực hiện quản lý đáp ứng đủ yêu cầu về quản lý lao động nước ngoài ở các địa phương. Theo khảo sát nghiên cứu, chỉ có 16,9% người dân và 14,9% cán bộ quản lý được hỏi cho rằng nhân viên nhà nước tại địa phương đáp ứng hoàn toàn yêu cầuđối với công tác quản lý lao động nước ngoài, trong khi đó có đến 30,28% người dân được hỏi cho rằng đội ngũ nhân viên nhànước chưa đáp ứng được yêu cầu [Phụ lục].

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra quản lý lao động nước ngoài có lúc, có nơi còn buông lỏng, chưa sâu sát ở cấp cơ sở; hoạt động tuyên truyền thực hiện quy định của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài chỉ mới triển khai được giai đoạn đầu, chưa thực sự tạo thành một phong trào sâu rộng, xuyên suốt. Hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa thực sự sâu rộng và hiệu quả đến với NLĐvà doanh nghiệp sử dụng lao động.

Ý thức của một bộ phận lao động nước ngoài còn kém thêm vào đó là yếu tố bất đồng về ngôn ngữ nênchưa tuân thủ các quy định của pháp luật của nước sở tại.

Ngoài ra, các địa phương chưa thực sự huy động được nguồn lực của toàn xã hội trong việc tham gia quản lý lao động nước ngoài mà đặc biệt là lực lượng dân cư sinh sống trên các địa bàn. Theo khảo sát, có 47,18% người dân được phỏng vấn trả lời không biết chính xác cơ quan nào là cơ quan quản lý lao động nước ngoài tại địa phương và có đến 73,8% người dân trả lời họ chưa bao giờ tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của lao động nước ngoài, 10%

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 126 - 134)