Khái quát đặc điểm các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 94 - 95)

Khu vực Bắc Trung Bộ (bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), với diện tích hơn 50 nghìn km2, dân số khoảng 10 triệu người, có những đặc thù chung về địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội [192]. Đây được coi là vùng có nhiều tiềm năng phát triển, là môi trường thu hút đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tính đến thời điểm hiện nay, Bắc Trung Bộthu hút được 243 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 19,9 tỉ USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước, với quy mô 34 KCN, (trong đó có 24 KCN được thành lập và đi vào hoạt động) và hàng trăm dự án đầu tư trong và ngoài nước [192]. Bắc Trung Bộđược xem là trung tâm phát triển kinh tếnăng động của cảnước.

Đặc điểm chung ở các KCN Bắc Trung Bộ đó là, các KCN đều phát triển dựa trên lợi thế về vị trí đại lý, địa hình của vùng với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng về khoáng sản, du lịch, dịch vụ… trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân nước ngoài. Điều này đóng góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong vùng, đưa Bắc Trung Bộ trở thành trung tâm phát triển kinh tế trọng điểm của cảnước. Tuy nhiên, quá trình phát triển các KCN của vùng Bắc Trung Bộ đã xuất hiện nhiều vấn đề, như: Số lượng các KCN tăng nhanh nhưng tỷ lệ lấp đầy các KCN chậm, cơ sở hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, cơ cấu phân bố các ngành nghề còn nhiều điểm chưa hợp lý, quy mô công nghiệp còn nhỏ. Bên cạnh đó, hàng loạt các vấn đề xã hội nảy sinh từ sự phát triển KCN của vùng như: Vấn đề dân sốlao động, việc làm, sự thích nghi với môi trường làm việc mới từ việc chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa, sự du nhập của lực lượng lao động nước ngoài vào làm việc theo các dựán nước ngoài một cách ồạt…

Trong nhiều năm qua, Đảng bộ và chính quyền nhân dân các địa phương đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện chính sách hội nhập kinh tế, bước đầu đã thu hút được nhiều dự án đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài. Điển hình như KKT Nghi Sơn của tỉnh Thanh Hóa, Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An, Khu kinh tế Vũng Áng của tỉnh Hà Tĩnh, Khu kinh tế Lao Bảo của tỉnh Quảng Trị v.v... Vì thế, trong những năm gần đây kinh tế của khu vực phát triển một cách đáng kể. Từ những chính sách thuận lợi của các địa phương đã tại ra một môi trường pháp lý lành mạnh thu hút nguồn lao động nước ngoài vào làm việc ngày một nhiều.

Ngoài ra, xét về yếu tố lịch sử, việc hình thành các KCN, cụm công nghiệp của vùng còn non trẻ chính vì thế kinh nghiệm trong việc quản lý nhà nước nói chung đối với các dự án đầu tư nước ngoài, và quản lý lao động nước ngoài nói riêng ở các địa phương còn gặp nhiều bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm, tính chuyên môn hóa trong lĩnh vực quản lý lao động còn chưa cao… điều này đã ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài trong một thời gian dài.

3.2.2. Tình hình lao động nước ngoài ti các khu công thuc vùng Bc Trung B Vit Nam hin nay

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 94 - 95)