Yếu tố về chính trị pháp lý

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 62 - 63)

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường lao động của các quốc gia trở lên linh hoạt và đa dạng hơn. LĐNN là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam. Việt Nam là đất nước hấp dẫn đối với NLĐNN, nếu tính ở phạm vi châu Á thì Việt Nam là quốc gia có môi trường lao động được yêu thích nhất [171]. Tạp chí Expat Explorer của HSBC tiến hành khảo sát hàng năm cho thấy Việt Nam là một đất nước có nềnchínhtrị an toàn và ổn định, tỷ lệ tội phạm thấp, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, mức chi phí sinh hoạt nhỏ... nên lao động nước ngoài yên tâm sinh sống và tiết kiệm được nhiều tiền hơn so với các đất nước khác [71]. Bên cạnh đó, LĐNN tại Việt Nam có nhiều kỳ nghỉhơn, tận hưởng nhiều hơn các dịch vụ liên quan đến nhân lực địa phương như giúp việc gia đình, chăm trẻ và nơi ở tiện nghi hơn [70, tr.56]... LĐNN ở Việt Nam đến từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc và một số nước khu vực Châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…Lượng LĐNN đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc vài năm gần đây tăng rất nhiều [143]. Dự tính những năm tới, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì số lượng LĐNN còn tăng nhiều hơn nữa. Chính vì vậy mà Nhà nước cần có chính sáchphù hợpđể quản lý LĐNN sao cho vừaphát triển kinh tế - văn hóa - xãhội, an ninh ổn định, vừa giữ mối quan hệngoại giao hữu hảo đối với các nước trên thế giới. Văn bản pháp luật về quản lý LĐNN của Việt Nam có BLLĐ năm 2019 và rấtnhiều các nghị định, thông tư hướng dẫn. Ngoài ra, Bộ LĐTB&XHphốihợpvới Bộ Ngoại giao và Bộ Công an ban hành các thông tư liên tịch để quản lý LĐNN tại Việt Nam phù hợp và hiệu quả. Chính phủ ban hành Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của

Chính phủ về sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ LĐTB&XH trong đó có nội dung quản lý LĐNN làm việc tại Việt Nam. Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 152/2020/NĐ-CP về NLĐNN làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý NLĐViệt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Chính sách quản lý LĐNN thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước là những vị trí công việc mà lao động Việt Nam không đáp ứng được thì được sử dụng LĐNN. Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉđược tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 62 - 63)