Tình hình lao động nước ngoài tại các khu công thuộc vùng B ắc Trung Bộở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 95 - 105)

Trong nhiều năm qua, với sự gia tăng của các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ cùng với dòng di cư lao động quốc tế ngày càng gia tăng thì lượng lao động nước ngoài vào làm việc ở các KCN ngày càng nhiều. Theo báo cáo của các Sở LĐTB&XH các tỉnh trong khu vực và Ban quản lý các KCN, số lượng lao động nước ngoài làm việc ở các KCN trong các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019như sau:

Bảng 3.1. Sốlượng lao động nước ngoài tại các KCN Bắc Trung Bộ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

S ng ( ời) ( ời) Tỷ lệ giảm (%) S ng ( ời) Tỷ lệ giảm (%) S ng ( ời) Tỷ lệ giảm (%) S ng ( ời) Tỷ lệ giảm (%) S ng ( ời) Tỷ lệ ă (%) 21.459 18.929 16.565 13.455 14.000

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các SởLĐTB&XH trong khu vực Bắc Trung Bộ

Qua bảng 3.1 có thể thấy, lao động nước ngoài ở các KCN Bắc Trung Bộ biến động liên tục qua các năm. Từ năm 2015 - 2017, lượng lao động ở khu vực có xu hướng giảm mạnh. Thực trạng nay phát sinh từ các nguyên nhân khác nhau như những năm đầu các dự án mới triển khai nên cần nhiều lao động để thực hiện khai thác và thi công các công trình, về sau khi các dự án đã bắt đầu đi vào hoạt động thì lượng lao động này trở về nước. Ngoài ra, sựtác động của một số nguyên nhân khách quan khác như sự cố sập giàn giáo Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa thuộc KCN Vũng Áng, Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh vào năm 2015 dẫn đến 16 công nhân thiệt mạng và hàng ngàn lao động phải tạm thời về nước để tiến hành điều tra và khắc phục hậu quả. Năm 2016, tiếp tục sự cố ô nhiễm môi trường biển diễn ra tại Dự án Khu liên hợp gang thép tại cảng Sơn Dương của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh dẫn đến hoạt động sản xuất của nhà máy Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh phải tạm thời ngừng hoạt động để khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường khiến cho hàng ngàn lao động nước ngoài đang làm việc ở đây phải về nước (lúc này có 4.149 lao động nước ngoài làm việc ở KCN này). Ngoài ra, ở một số dự án của các KCN trong vùng đã dần đi vào ổn định nên số lao động thuộc lĩnh vực xây dựng công trình cơ bản rút về nước vì đã hoàn thành hợp đồng.

Tính đến thời điểm cuối năm 2019 thì lượng lao động lại có xu hướng tăng trở lại, nguyên nhân của sự biến động này là do đầu tư từnước ngoài vào các KCN ở Bắc Trung Bộ trong những năm đầu tăng nhanh dẫn đến nhu cầu lao động người nước ngoài vào Việt Nam làm việc tăng lên một cách ồ ạt.

Bên cạnh đó, do các KCN có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mới đòi hỏi NLĐNN có kinh nghiệm và có chuyên môn mới đảm đương được công việc mà nhân lực trong nước chưa thể đáp ứng được. Ngoài ra, do nhu cầu đầu tư của các dựán nước ngoài vào khu vực có xu hướng tăng và yêu cầu của việc sử dụng nguồn lao động chất lượng cao ngày một cao hơn nên lượng lao động nước ngoài lại tiếp tục có xu hướng tăng.

Vấn đề lao động nước ngoài vào làm việc ở các KCN ở Bắc Trung Bộ tạo ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội khu vực do nguồn lao động này mang lại. Cụ thể lao động nước ngoài làm việc ở các KCN đã cung cấp đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy nền kinh tế của khu vực tăng trưởng nhanh. Đồng thời, lao động nước ngoài đã góp phần đào tạo ra nhân lực tại chỗtheo tương tác thẩm thấu.

Bên cạnh những cơ hội do lao động nước ngoài mang lại thì việc một lượng lớn lao động nước ngoài vào làm việc tại khu vực Bắc Trung Bộđã kéo theo nhiều tác động tiêu cực và nhiều thách thức. Trước hết, lao động nước ngoài làm giảm thu nhập yếu tố thuần (NX) trong tổng thu nhập quốc gia (GNI). NLĐNN đến Việt Nam làm việc họ có thu nhập và được chuyển về nước phần thu nhập còn lại. Chính điều này làm giảm thu nhập yếu tố thuần trong tổng thu nhập quốc gia; Kết quả là làm giảm tổng thu nhập quốc gia. Ngoài ra, cùng với những yếu tố văn minh, hiện đại, văn hóa nước bản địa do lao động nước ngoài mang đến, thì một bộ phận lao động nước ngoài mang theo lối sống, văn hoá ngoại lai, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục và bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam đã đến những xung đột về văn hóa, về ngôn ngữ, về tôn giáo... với lao động trong nước, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội của khu vực và của các địa phương. Điều này được phản ánh lại một số KCN ở vùng Bắc Trung Bộ có số lượng lớn lao động nước ngoài theo bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2. Một số KCN có sốlƣợng lớn lao động nƣớc ngoài ở vùng Bắc Trung Bộtính đến tháng 12/2019

STT KCN (Tỉnh/Thành phố) Tổng số(ngƣời) Tỷ lệ trên số LĐNN toàn khu vực (%)

1 KCN Nghi Sơn - Thanh Hóa 2.460 17,6

2 KCN Nam Cấm -VSIP Nghệ An 580 4,2

3 KCN Vũng Áng - Hà Tĩnh 4.149 29,6

4 KCN cảng biển Hòn La - Quảng Bình 890 6,4

5 KCN Nam Đông Hà - Quảng Trị 458 3,3

6 KCN Phú Bài - Huế 1.020 7,3

Nguồn: Tổng h p s liệu báo cáo c a các Sở LĐ B&XH

Về qu c tịch c ộ c ngoài: Lao động nước ngoài làm việc tại các KCN đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Xu hướng lao động nước ngoài từ các quốc gia Châu Á đến làm việc tại các KCN vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đặc biệt là lao động Trung Quốc, Đài Loan chiếm 64% tổng số người nước ngoài; Lao động nước ngoài mang quốc tịch châu Âu (Anh, Pháp, Đức...) chiếm khoảng 26% và các nước khác chiếm 10% [192].

Về gi í ộ tuổi ộng c ngoài: Lao động Nam chiếm 89,9% tổng số lao động nước ngoài, lao động có độ tuổi từ 30 trở lên chiếm 88% [192]. Đa phần lao động nước ngoài ở nhóm tuổi trung niên từ 25-44 tuổi (70%). Nhóm từ 45-54 tuổi chiếm gần 18%. Nhóm trẻ nhất, từ 18-24 chỉ có 2,2% và nhóm từ 60 tuổi trở lên chiếm 6,3%. Điều này phản ánh thực tế là Việt Nam đang “nhập khẩu” lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, chuyên gia... vì vậy số lượng lao động nước ngoài ở nhóm trẻ tuổi nhất và nhóm tuổi cao nhất chỉ chiếm tỷ trọng thấp [192].

Về ộ h c vấn: Phản ánh nhu cầu lao động nước ngoài trình độ cao đểbù đắp “khoảng trống” của thịtrường lao động trong khu vực. Qua kết quả khảo sát có tới 86% LĐNN có trình độĐại học trở lên và gần 6% có trình độ cao đẳng và cao đẳng nghề [192]. Tuy nhiên vẫn còn có tỷ lệ lao động là nghệ nhân, thợ lành nghề của các nghề truyền thống, còn lại là nhóm LĐNN không đủđiều kiện vẫn vào làm ở một số KCN theo kênh phi chính thức.

Biểu đồ 3.1: LĐNN phântheo trình độ hc vn cao nht đạt được ti mt s KCN thuc vùng Bc Trung B (Đơn vị %)

Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý các KCN quý 4 năm 2019 [192]

Về ộ chuyên môn kỹ thu t có gần 70% là chuyên gia trong các lĩnh vực, nghệ nhân trong các ngành nghề truyền thống chiếm 1,05%. Đội ngũ có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm chiếm 13,55%, đây là số lao động không xác định được rõ trình độ vì không có bằng cấp đã đào tạo [192].

Bảng 3.3: Trình độ chuyên môn của lao động nƣớc ngoài tại các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ

STT Nội dung Sốlƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động nƣớc ngoài 14.000 100

1 Từđại học trở lên 9.800 70

2 Nghệ nhân ngành nghề truyền thống 147 1,05 3 Kinh nghiệm làm việc trên 5 năm 1.897 13,55

4 Khác 2.170 15,4

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các SởLĐTB&XH, 2019

Theo ngành nghề sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, số ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn như “Khoa học công nghệ, giáo dục y tế, quản lý nhà nước…” chiếm gần 25%; “Công nghiệp chế biến, chế tạo” chiếm 22,2%, “Xây dựng” chiếm 23%, “Khách sạn, nhà hàng” gần 12%… Các ngành nghề khác chỉ

chiếm từ 1-5% [192].

Biểu đồ 3.2: Quy mô/doanh nghip t chc theo ngành ngh sn xut - kinh doanh - dch v (Đơn vị %)

Nguồn: Tổng h p s liệu báo cáo c a các SởLĐ B&XH, 2019

Về vị trí làm việc: 20,6% LĐNN là quản lý, giám đốc điều hành, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế, thương mại và các hình thức hợp tác quốc tế khác ở Việt Nam. 29,1% LĐNN trong mẫu khảo sát là chuyên gia, phụ trách các công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao mà lao động Việt Nam chưa đảm nhận được và 0,5% là nghệ nhân trong các nghề thủ công truyền thống. Các nhóm LĐNN nói trên về cơ bản đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật để vào Việt Nam làm việc. Tuy nhiên, cũng còn quá nửa LĐNN đang đảm nhận các công việc mà lao động trong nước có thể đáp ứng được. Thậm chí, có 2,7% LĐNN chỉ là lao động chưa qua đào tạo (lao động phổ thông) [192].

Biểu đồ 3.3:Vị trí làm việccủa lao động nước ngoài (Đơn vị: %)

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các Sở LĐTB&XH, 2019

Thực tế cho thấy, hiện nay trong một số KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ sốlượng LĐNN đang làm các công việc giản đơn giành cho lao động chưa qua đào tạo (lao động phổ thông) còn lớn hơn so với khảo sát ở hầu hết các tỉnh/thành phố. Hầu hết những lao động này đi theo các công trình/dự án do nước ngoài đầu tư hoặc trúng thầu trong lĩnh vực xây dựng, khai khoáng… như xây dựng nhà máy, xây dựng công trình giao thông, khai thác mỏ,… LĐNN trình độ thấp vào Việt Nam làm việc đã lợi dụng kẽ hở trong quy định của pháp luật “chuyên gia/lao động có kinh nghiệm trong ngành nghề” đạt điều kiện làm việc ở Việt Nam; Sử dụng giấy thông hành tạm thời để đi theo nhà thầu nước ngoài làm việc tại các công trình/dự án tại các KCN ở Việt Nam; Hoặc sử dụng visa du lịch rồi ở lại Việt Nam tìm việc làm [192].

Về tình hình cấp giấy phép lao động của người nước ngoài tại các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Báo cáo thống kê cho thấy có 67,15% LĐNN đã được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật, đang làm thủ tục và chưa được cấp giấy phép lao động chiếm 32,85%, còn 3,44% LĐNN không có giấy phép lao động. [192].

Bảng 3.4: Tình hình cấp giấy phép lao động của lao động nƣớc ngoài

Nguồn:Tổng h p s liệu báo cáo c a các SởLĐ B&XH từ ăm 2015-2019

Theo thống kê từ báo cáo các Sở LĐTB&XH của các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ cho thấy, tình hình cấp phép cho lao động ở các địa phương từ năm 2015-2019 tương đối ổn định. Tuy nhiên, từ tháng 11/2019 đến tháng 12/2020 hoạt động này có nhiều biến động do sự biến động về lao động nước ngoài trong giai đoạn này thường ổn định hơn giai đoạn trước đó. Nguyên nhân là do, cơ bản các doanh nghiệp trong khu vực đã tiếp nhận đủ số lao động cơ hữu nên không có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động chuyên gia người nước ngoài. Bên cạnh đó, từ cuối năm 2019 do diễn biến phức tạp của dịch covid-19 nên việc tiếp nhận lao động nước ngoài hầu như trong khoảng thời gian này không được thực hiện. Do vậy, từ cuối năm 2019 lại nay số lượng lao động nước ngoài tại các KCN Bắc Trung Bộtương đối ổn định.

Qua khảo sát với đại diện các cơ quan quản lý nhà nước cho thấy, một bộ phận LĐNN không đủđiều kiện làm việc tại Việt Nam đã tìm cách “lách” quy định của pháp luật bằng cách sử dụng giấy thông hành có thời hạn 90 ngày (dưới 3 tháng), xin VISA du lịch,… [Phụ lục].

Về th tục cấp giấ é ộng, qua khảo sát c a nghiên cứu sinh

STT Nội dung Sốlƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng sốlao động nƣớc ngoài ở các KCN Bắc Trung Bộ 14,000 100 1 Trong đó, số ngƣời thuộc diện cấp giấy phép lao động 96,56 - Đã được cấp phép 9,501 67,15 - Đang làm thủ tục và chưa được cấp phép 4,117 29,41 2 Không thuộc diện cấp giấy phép lao động 482 3,44

cho thấy, có 76,4% LĐNN cho rằng không gặp khó khăn gì trong quá trình xin phép. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 19% LĐNN cho rằng thủ tục cấp phép khá rườm rà, họ phải đi lại nhiều lần tới các cơ quan chức năng mới hoàn thành thủ tục [Phụ lục].

Gần 95% LĐNN được doanh nghiệp/tổ chức sử dụng lao động làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động, chỉ có 4,1% tự làm các thủ tục này. Lo ngại khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động, một bộ phận doanh nghiệp và cá nhân LĐNN phải thuê công ty/cá nhân làm dịch vụ xin cấp giấy phép lao động và phải trả phí cho “dịch vụ” này. Mặc dù kết quả khảo sát cho thấy chỉ có gần 2% LĐNN trả lời có sử dụng “dịch vụ” này, tuy nhiên con số thực tế có thể lớn hơn do những LĐNN được doanh nghiệp/tổ chức lo thủ tục không biết doanh nghiệp tự làm hay thuê dịch vụ [Phụ lục].

Thời hạn giấ é ộng, kết quả khảo sát cho thấy: Cơ cấu LĐNN theo thời hạn giấy phép lao động cũng tương đối phù hợp với cơ cấu về thời hạn hợp đồng lao động. Quá nửa LĐNN (55,7%) có thời hạn giấy phép lao động từ trên 24 đến 36 tháng, gồm các lao động quản lý, kỹ thuật,... “nhân sự khung” của các cơ quan/tổ chức. Nhóm LĐNN được cấp giấy phép lao động thời hạn ngắn hơn thường là lao động làm việc theo nhiệm kỳ ở Việt Nam từ 2 năm trở xuống, gồm các chuyên gia, lao động kỹ thuật… thực hiện các nhiệm vụ có thời hạn như lắp đặt/sửa chữa/cải tạo/nâng cấp công nghệ/thiết bị/máy móc, vận hành và chuyển giao công nghệ;… [Phụ lục].

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, có một số vướng mắc trong vấn đề cấp giấy phép lao động đối với cơ quan quản lý, doanh nghiệp và LĐNN.

Đối với cơ quan cấp giấy phép lao động (Sở LĐ-TB&XH, Ban quản lý KCN, khu chế xuất) chỉ thực hiện cấp phép cho LĐNN khi doanh nghiệp/LĐNN cung cấp đầy đủ hồsơ, thủ tục. Tuy nhiên, việc quản lý LĐNN sau khi cấp giấy phép lao động còn khá nhiều vướng mắc. Ví dụ, sau khi cấp giấy phép, LĐNN có thực sự làm việc tại doanh nghiệp đăng ký hay không?

có làm đúng nội dung công việc trong giấy phép lao động hay không? thời gian làm việc tại doanh nghiệp có đúng theo thời hạn giấy phép lao động không?… Để quản lý được những nội dung trên, cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan có liên quan như: LĐTB&XH; Công an; Xuất nhập cảnh;…

Các vi phạm trong thực tế liên quan đến giấy phép lao động gồm: LĐNN thực tế không làm việc tại doanh nghiệp/địa phương đăng ký; thời hạn cấp giấy phép lao động dài hơn so với thời gian làm việc thực tế; LĐNN làm công việc không đúng giấy phép lao động;…

Tình hình về đời sống của LĐNN tại các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ hiện nay: Mức độ hiểu biết của LĐNN tới các vấn đề như pháp luật, phong tục tập quán, môi trường làm việc, môi trường sống tại Việt Nam rất khác nhau. Số lượng hiểu biết về đời sống môi trường ở Việt Nam của họ chỉ ở mức độ tương đối. Những vấn đề người LĐNN quan tâm tìm hiểu nhất là “Trật tự an toàn” với 25,7% LĐNN hiểu biết đầy đủ, 62,1% biết tương đối về

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 95 - 105)