bản pháp luật trong quản lý nhà nước về NLĐNN tại các KCN Bắc Trung Bộ
3.3.2.1. Xây d ă ản pháp lu t về quả ộng c ngoài ở các KCN Bắc Trung Bộ.
Qua báo cáo của SởLĐTB&XH của các địa phương trong khu vực cho thấy, cùng với quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện các văn bản quản lý nhà nước của Chính phủ, của Bộ LĐTB&XH, các cơ quan ban, ngành, cơ quan Trung ương về quản lý lao động nước ngoài trên địa bàn, UBND các tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quản lý đối với NLĐNN, cụ thể:
- UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND, ngày 19/11/2018, Ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 3630/QĐ-UBND, ngày 25/09/2018 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Sở LĐTB&XH tỉnh Thanh Hóa;
- UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định 24/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 80/2014/QĐ- UBND ngày 20/11/2014 quy định phối hợp quản lý tạm trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; thực hiện khai báo tạm trú cho NLĐNN theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Quy chế phối hợp quản lý NLĐNN làm việc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ban hành kèm theo Quyết định số 46/2017/QĐ-UBND ngày 03/11/2017); Quyết định số 47/2018/QĐ-UBND, ngày 29/11/2018 về việc ban hành quy định về sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ trên địa bàn tỉnh, Quyết định số36/2019/QĐ-
UBND về ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý, ban hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số53/2018/QĐ-UBND, ngày 28/12/2018 về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh... và nhiều văn bản, chỉ thị hướng dẫn thực hiện văn bản quản lý của cơ quan nhà nước cấp trên;
- UBND tỉnh Quảng Bình ban hành: Quyết định số 1746/QĐ-UBND, ngày 30/05/2018 về việc công bố các thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu kinh tế Quảng Bình; Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trong KCN, KKT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý lao động nước ngoài khác;
- UBND tỉnh Quảng Trị ban hành: Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và nhiều văn bản, chỉ thịhướng dẫn thi hành văn bản quản lý của cơ quan nhà nước cấp trên;
- UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành: Quyết định số14/2017/QĐ- UBND Quy chế phối hợp quản lý lao động nước ngoài làm việc ở Huế; Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 08/01/2019 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban quản lý KKT, công nghiệp Thừa Thiên Huế; Quyết định số 45/2017/QĐ-UBND ngày 12/06/2017, Ban hành Quy định quản lý tạm trú trong doanh nghiệp đối với lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong KKT, KCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và nhiều văn bản chỉ đạo, thực hiện khác. Hiện nay, Thừa Thiên Huế là tỉnh đã ban hành được quy định về quản lý tạm trú lao động nước ngoài trong doanh nghiệp, điều này đã tạo thuận lợi cho công tác quản lý của ban quản lý các KCN khi quản lý LĐNN vào làm việc.
Căn cứ vào Nghị định số 5325/VBHN-BLĐTB&XH ngày 19/12/2018, quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam, UBND các tỉnh trong khu vực đã ra văn bản chỉ đạo Sở LĐTB&XH các địa phương xác định lại điều kiện cấp giấy phép lao động cho NLĐNN ở các doanh nghiệp đồng thời rà soát lại các đối tượng lao động nước ngoài không thuộc diện được cấp phép. UBND các tỉnh đã ban hành các Chỉ thị gửi các Sở LĐTB&XH rà soát các tiêu chuẩn, điều kiện cấp phép cho NLĐNN tại các doanh nghiệp trên địa bàn; Yêu cầu công an các tỉnh xem xét làm thủ tục trục xuất đối với NLĐNN không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam và vi phạm Luật cư trú.
Trên cơ sở Nghị quyết số 360/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Bộ LĐTB&XH đã xây dựng cổng thông tin điện tử: http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn thực hiện cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài qua mạng điện tử, ban hành Công văn số 101/LĐTB&XH- VL ngày 18/6.2018 gửi Chủ tịch UBND cấp tỉnh đề nghị địa phương tổ chức thực hiện thống nhất việc cấp phép lao động cho lao động nước ngoài qua mạng điện tử. UBND các địa phương đã ban hành các văn bản yêu cầu các Sở LĐTB&XH tổ chức hướng dẫn, xây dựng quy trình thủ tục hành chính và thực hiện cấp phép lao động qua mạng điện tử để đơn giản hóa thủ tục hành chính đồng thời tránh phiền hà cho NLĐ khi xin cấp phép.
Ngoài ra, UBND các tỉnh cũng ra văn bản chỉ đạo các Sở, ban ngành, các địa phương trên địa bàn triển khai thực hiện nghiêm túc văn bản của cơ quan nhà nước cấp Trung ương và văn bản chỉđạo, hướng dẫn của UBND tỉnh về quản lý đối với lao động nước ngoài ở các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Có thể nói, trong những năm qua các địa phương vùng Bắc Trung Bộ đã ban hành nhiều chính sách, văn bản quản lý nhà nước ở cấp tỉnh, huyện, thị xã...để thực hiện quản lý nhà nước đối với NLĐNN ở các địa phương. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế như sau:
Một là, việc quản lý NLĐNN trực tiếp do Ban quản lý các KCN thực hiện. Mặc dù các Sở LĐTB&XH đã ủy quyền cho Ban quản lý các KCN thực hiện cấp phép cho NLĐNN, đồng thời quản lý lực lượng lao động này và thực hiện báo cáo thường xuyên cho UBND tỉnh và Sở LĐTB&XH. Tuy nhiên, hoạt động báo cáo của các Ban quản lý các KCN còn mang tính đối phó, hình thức, các báo cáo chưa thực sự chính xác.
Hai là, Các văn bản của các địa phương ban hành còn đang mang tính chung chung, chưa có văn bản cụ thể áp dụng riêng cho lao động ở các KCN cũng như văn bản cụ thể về việc phân quyền cho Ban quản lý các dự án từ UBND cấp tỉnh mà chủ yếu là văn bản ủy quyền từ Sở LĐTB&XH. Điều này gây ra nhiều bất cập trong quá trình quản lý.
Ba là, Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài còn chưa hiệu quả. Qua báo cáo số liệu thống kê từ các Sở LĐTB&XH, các phòng chuyên môn và từ các Ban quản lý các KCN cho thấy, số liệu báo cáo chưa thống nhất giữa các năm và giữa các cơ quan trong cùng một địa phương quản lý. Ví dụ: Theo số liệu báo cáo của Phòng quản lý lao động nước ngoài thuộc Sở LĐTB&XH tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 thì tổng số lao động nước ngoài làm việc ở khu công cộng Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh là 3.416 người, sốđược cấp phép là 3.025 người. Trong khi đó, cùng thời gian thì Ban quản lý KCN Vũng Áng cho số liệu là: 3.119 người, sốđược cấp phép là 3.115 người. Nguyên nhân của sự chênh lệch số liệu này xuất phát từ sự phối hợp trong quản lý nhà nước về lao động nước ngoài thiếu thống nhất; một số đơn vị sử dụng lao động cố tình báo cáo sai con số nhằm che dấu lượng lao động không được cấp phép hay còn gọi là lao động “chui”.
3.3.2.2. Tổ chức th c hiệ ă ản pháp lu t về quản lý c i v ộ c ngoài ở các khu công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ.
Trong quá trình tổ chức thực hiện văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên thì các tỉnh, thành thuộc khu vực Bắc Trung Bộ
đều thiết kế bộ máy quản lý các cấp và thực hiện hoạt động quản lý khá hiệu quả.
Theo Quy chế phối hợp quản lý NLĐNN làm việc trên địa bàn tỉnh mà các tỉnh đã ban hành đều xác định Sở LĐTB&XHtỉnh có quyền và nhiệm vụ: Kiểm tra việc sử dụng lao động nước ngoài ở các đơn vị lao động và các dự án theo danh sách và địa điểm; Quy định thời gian được phép nhập khẩu và sử dụng lao động; Quản lý việc sử dụng lao động nước ngoài thực hiện theo hợp đồng lao động, quy định của luật lao động và các quy định pháp luật khác liên quan; Nghiên cứu, xem xét và đề nghị cấp trên cấp phép hàng năm cho các đơn vị lao động và các dự án trong toàn quốc; thời gian nghiên cứu cấp phép không quá một tuần; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo vai trò, trách nhiệm của mình và nhiệm vụ cấp trên giao; Phối hợp với các Sở ban ngành liên quan, các đơn vị lao động và các dự án trực thuộc trách nhiệm của địa phương mình; Tuyên truyền và kiểm tra hoạt động tổ chức thực hiện, phân trách nhiệm cho cấp huyện để quản lý, thu thập tư liệu, đáp ứng tư liệu và thường xuyên báo cáo cho cấp trên để kịp thời giải quyết các vấn đềliên quan đến lao động việc làm...
Ngoài những cơ quan trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về lao động và cơ quan phối hợp triển khai thực hiện quản lý nhà nước về lao động như công an, cục xuất nhập cảnh, Sở Ngoại vụ, UBND các huyện, Thị xã, nơi có lao động nước ngoài cư trú… thì Liên đoàn lao động các tỉnh với vai trò là một tổ chức đoàn thể, trong quan hệ thị trường lao động, tổ chức này được coi là tổ chức đại diện cho người lao động, đại diện của một trong ba bên tham gia thị trường lao động. Theo quy định của Luật Công đoàn Việt Nam hiện hành, thì Liên đoàn lao động tỉnh có chức năng tham gia việc quản lý nhà nước về lao động đối với các ngành ở địa phương; Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; Tuyên truyền giáo dục NLĐ thực hiện tốt pháp luật và các chính sách của Nhà nước về lao động. Một mặt, Liên
đoàn lao động tỉnh thay mặt các thành viên tham gia vào quá trình xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến lao động và xã hội như đóng góp ý kiến cho các dự thảo luật và các văn bản pháp quy khác có liên quan, mặt khác Liên đoàn lao động tỉnh là tổ chức có thể đại diện cho các thành viên của mình trong việc dàn xếp các tranh chấp giữa các bên tham gia thị trường lao động; tham gia vào việc thương thảo về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền bồi dưỡng; Tham gia vào quá trình tuyển dụng lao động, xem xét các điều kiện sa thải công nhân, theo dõi việc tuân thủ các quy định của pháp luật về các quan hệ lao động. Liên đoàn lao động tỉnh đã và đang thực hiệnvai trò là tổ chức tư vấn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NLĐNN tại các tỉnh, thành và các KCN, đồng thời là tổ chức tư vấn để lao động nước ngoài thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Về tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với NLĐNN ở các KCN tại các địa phương có những đặc thù nhất định, cụ thể:
ạ ỉ Hó , tính đến cuối năm 2019, tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại các đơn vị thuộc KCN của Nghi Sơn là 1.276 người. Trong đó: quốc tịch Trung Quốc có 631 người (chiếm 49,5%), Nhật Bản có 235 người (chiếm 18,4%), Hàn Quốc có 147 người (chiếm 11,5%), Đài Loan có 83 người (chiếm 6,5%), các nước khác có 180 người (chiếm 14,1%). Số lao động đã cấp phép là 1.251 người, lao động chưa cấp phép là 02 người, lao động không thuộc diện cấp phép lao động là 23 người. Những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nước ngoài chủ yếu là các nhà thầu nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn: 159 lao động; Tổ hợp nhà thầu JGCS: 124 lao động; Công ty TNHH giày Rollsport: 120 lao động; Công ty TNHH giày Anora: 93 lao động [192]. Căn cứ vào Quy chế phối hợp quản lý lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Sở LĐTB&XH ủy quyền cho Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN quản lý, theo dõi, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép
lao động nước ngoài trong địa bàn quản lý nhằm đảm bảo sự thống nhất, tránh chồng chéo, nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý lao động nước ngoài, giải quyết thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động người nước ngoài và NLĐNN làm việc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Hàng năm, Sở LĐTB&XH tỉnh Thanh Hoá đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Thanh Hóa. Sở cũng đã phối hợp với Trung tâm Quốc gia về việc làm tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý lao động nước ngoài cho Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN; các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. Tính riêng năm 2018, LĐTB&XH đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận nhu cầu sử dụng 1.394 lao động nước ngoài của các tổ chức, cá nhân (trong đó: chuyên gia 995 người; nhà quản lý 35 người; giám đốc điều hành 16 người; lao động kỹ thuật 348 người); toàn tỉnh cấp mới giấy phép cho 436 lao động và cấp lại cho 770 lao động nước ngoài làm việc tại Thanh Hóa theo quy định (Trong đó: Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN cấp mới giấy phép cho 284 lao động, cấp lại Giấy phép cho 593 lao động) [192]. Đến tháng 12 năm 2018, Sở phối hợp với Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh tổ chức thanh tra liên ngành 17 doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp về tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài (năm 2017: 23 doanh nghiệp, năm 2018: 20 doanh nghiệp, năm 2019 là 32 doanh nghiệp). Sau nhiều đợt thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, các doanh nghiệp, nhà thầu nước ngoài đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý, sử dụng và hoàn thiện hồ sơ để đề nghị cấp giấy phép cho lao động nước ngoài; chấp hành các quy định về an ninh trật tự tại địa phương; sự phối hợp giữa chủ đầu tư và các nhà thầu trong việc quản lý lao động chặt chẽ hơn [192].
Với quan điểm của cơ quan quản lý về lao động tại Thanh Hóa trong thời gian qua là các thủ tục hành chính liên quan đến việc chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài; cấp, cấp lại giấy phép lao động; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, các nhân sử dụng lao động nước ngoài thông qua Trung tâm Hành chính công tỉnh.
ạ ỉ H ĩ , UBND tỉnh Hà Tĩnh và Ban quản lý các KCN, cũng