Bài học gợi mở cho Việt Nam về kinh nghiệm quản lý nhà nước vềlao động nước ngoà

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 73 - 76)

Như vậy, qua khảo lược một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về lao động ở một số quốc gia trên thế giới có thể thấy, Việt Nam cần tham khảo một số chính sách quản lý nhà nước vềlao động nước ngoài như sau:

Một là, Việt Nam cần xóa bỏ rào cản với việc di chuyển lao động, nhất là lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn cao (cả trong quan điểm, nhận thức quản lí hành chính) làm cho thị trường lao động nước ta được linh hoạt và thông thoáng. Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Hai là, Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa các thành phần kinh tế thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến sự phát triển của thị trường sức lao động. Cần có văn bản pháp luật quốc gia về việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài một cách thống nhất đồng thời ký Hiệp định về lao động với các nước. Quốc gia nào cũng có văn bản pháp luật về lao động nước ngoài. Có thể là một luật riêng nhằm cụ thể hóa những văn bản hiện hành về sử dụng lao động nước ngoài ở Việt Nam là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, cần chú trọng quy định về quyền và nghĩa vụ của NLĐNN bao gồm những quyền, nghĩa vụ tương tự lao động Việt Nam và những quyền, nghĩa vụriêng, trong đó đặc biệt quan tâm tới chế độ BHXH cho NLĐNN. Bởi lẽ, bảo đảm quyền lợi cho NLĐNN ở nước ta cũng tức là nhàm bảo vệNLĐ nước ta làm việc ởnước khác khi mà Việt Nam ký Hiệp ước lao động với các nước đó. Hiện nay, quyền và nghĩa vụ của NLĐNN ở Việt Nam được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, chúng ta nên quy định thống nhất trong một điều khoản của một văn bản về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài ở Việt Nam.

Ba là, phải tăng cường về số lượng và chất lượng lao động trên thị trường thông qua nhập khẩu lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Theo kinh nghiệm của các nước thành công trong công nghiệp hóa

mà trực tiếp là các nước công nghiệp mới ở Châu Á đã chỉ ra con đường duy nhất là dựa vào tri thức, và tiến bộ khoa học - công nghệ mà trực tiếp là dựa vào nguồn lực chất lượng cao. Phải luôn gắn kết và tạo sự cân bằng trong quan hệ cung - cầu hàng hóa sức lao động. Quản lý đồng thời cả lao động phổ thông và lao động chất lượng cao. Các nước đón nhận lao động phổ thông nước ngoài và quản lý cũng như xây dựng chế độ riêng đối với họ, thậm chí lao động nước ngoài ở một số quốc gia như Singapore, Đài Loan được hưởng quyền lợi như lao động ở bản địa. Thực tế ở Việt Nam, dù chúng ta không khuyến khích, thậm chí quy định rất chặt chẽ các điều kiện được cấp Giấy phép lao động nhưng lao động phổthông nước ngoài vẫn tồn tại và gia tăng ở nước ta. Nếu không có quy định pháp luật nhằm quản lý họ, không những chúng ta không thu được nguồn lợi do họ mang lại (thuế thu nhập cá nhân, kinh nghiệm…) mà còn ảnh hưởng đến hoạt động quản lý an ninh việc làm và lao động phổthông trong nước.

Nhà nước cần có chế độ tuyển dụng những lưu học sinh nước ngoài sau khi họ tốt nghiệp đại học hay các trường chuyên nghiệp ở Việt Nam. Thực tế, họ đáp ứng được trình độ như sinh viên Việt Nam và lại có thời gian gắn bó với Việt Nam, hiểu được phong tục, tập quán và các chính sách pháp luật Việt Nam.

B n là, Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm, xử lý nghiêm những cá nhân, doanh nghiệp, NSDLĐ và NLĐvi phạm pháp luật Việt Nam. Cần có những quy định pháp luật chặt chẽ để áp dụng xử lý; Tăng cường hoạt động phối hợp với cơ quan chức năng trong việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Kết luận chƣơng 2

Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài là một trong những hoạt động quan trọng của quản lý nhà nước của tất cả các quốc gia. Trong kinh tế thị trường, mặc dù nhà nước giới hạn tác động tới thị trường lao động nhưng vai trò nhà nước không hề giảm. Thay vào đó, nhà nước ngày càng hướng vào tạo bệ đỡ xã hội, hỗ trợ trực tiếp và bảo đảm quyền lợi người lao động, doanh nghiệp. Quản lý nhà nước về lao động không chỉ mang tính pháp lý mà còn mang đậm tính xã hội - nhân văn, tính kinh tế - chính trị sâu sắc. Đó là hoạt động quyền lực nhà nước, thông qua bộ máy nhà nước và chủ yếu sử dụng pháp luật, tác động định hướng lên người lao động, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan nhằm điều chỉnh và hướng hành vi của các chủ thể này diễn ra phù hợp với lợi ích chung trên cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động, NSDLĐ.

Việc nghiên cứu lý luận quản lý nhà nước về lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam nói chung và quản lý nhà nước về lao động nước ngoài làm việc ở các KCN cần xem xét một cách toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về lao động nước ngoài như: Làm rõ nội dung khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về lao động nước ngoài; Phân tích cụ thể nội dung quản lý nhà nước về lao động nước ngoài; Xác định các yếu tố bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài; Khảo cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước vềlao động nước ngoài của một số quốc gia trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc quản lý nhà nước về lao động nước ngoài.

Ngoài ra, nghiên cứu quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài cần phải tính đến đặc thù của NLĐNN làm việc trong các KCN so với lao động làm việc ở các khu vực khác. Có như vậy cơ quan quản lý nhà nước mới xác định phương thức quản lý cho phù hợp với đối tượng này nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước một cách toàn diện và hiệu quả.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 73 - 76)