QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 4.1 Nhu c ầu bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với lao động

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 134 - 137)

nƣớc ngoài nói chung và lao động nƣớc ngoài ở các khu công nghiệp thuộc vùng Bắc Trung Bộ

Vùng Bắc Trung Bộ có đặc trưng về tính đa dạng lãnh thổ, giáp vùng biển rộng, có tiềm năng phát triển kinh tế biển, đồng thời giữ vị trí cầu nối trung gian giữa phía Bắc và phía Nam, giữa phía Tây và phía Đông với những tuyến giao thông quan trọng chạy qua, là địa bàn trọng điểm về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Để nhanh chóng phát triển kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Trong những năm qua các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã chú trọng xây dựng và phát triển các KCN nhằm khai thác các tiềm năng và lợi thế. Đến nay, vùng Bắc Trung Bộ đã có 34 KCN, (trong đó có 24 KCN được thành lập và đi vào hoạt động, trong đó: tỉnh Thanh Hóa có 8 KCN với 301 dự án đầu tư trong và ngoài nước; Nghệ An có 5 KCN với 23 dự án đầu tư trong và ngoài nước; Hà Tĩnh có 3 KCN với 137 dự án trong và ngoài nước; Quảng Bình có 8 KCN với 105 dự án trong và ngoài nước; Quảng Trị có 3 KCN với 106 dự án; Thừa Thiên Huế có 6 KCN với 133 dự án), góp phần đáng kể cho nguồn thu ngân sách của các địa phương trong vùng [192].

Với chính sách thu hút đầu tư của nhà nước và của các địa phương trong vùng, năm 2019, tại KKT, KCN các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thu hút được 74 dự án đầu tư, trong đó 17 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 19.615 tỷ đồng và khoảng 115,235 tỷ USD [192].

Với việc phát triển các KCN và các dự án đầu tư trong và ngoài nước, trong những năm qua lượng lao động nước ngoài bao gồm: lao động chuyên gia, lao động kỹ thuật và cả lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc ở các KCN vùng Bắc Trung Bộ ngày càng nhiều. Hiện ước tính có khoảng gần

14.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại đây (chiếm 16.6 % lao động nước ngoài của cả nước). Dự tính những năm tới, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì số lượng LĐNN còn tăng nhiều hơn nữa. Chính vì vậy mà Nhà nước và các địa phương cần có chính sách phù hợp để quản lý LĐNN sao cho vừa phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh ổn định, vừa giữ mối quan hệ ngoại giao hữu nghị đối với các nước trên thế giới.

Chính sách quản lý LĐNN thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước là những vị trí công việc mà lao động Việt Namkhông đáp ứng được thì được sử dụng LĐNN.

Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở Việt Nam nói chung và trong các KCN Bắc Trung Bộ nói riêng được đặt trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu đưa nước ta “ ơ ả ở ô ệ ó e ệ ạ ăm 2020”; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; xu hướng phát triển của khoa học quản lý theo hướng hiện đại, v.v... Từ đòi hỏi của thực tiễn khách quan cũng như xuất phát từ yếu tố có tính chủ quan đặt ra vấn đề phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở các KCN Bắc Trung Bộgiai đoạn hiện nay.

Mộ ,cho đến thời điểm hiện tại ở khu vực Bắc Trung Bộ chưa có mô hình quản lý nhà nước về lao động nước ngoài đặc thù cho các KCN, cách quản lý vẫn còn mang tính hình thức, thụ động, tính chuyên môn hóa trong quản lý chưa cao dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài ở khu vực các KCN KKT còn thấp, chưa hiệu quả.

Hai là, trong những năm tới cùng với quá trình hội nhập và mở cửa thu hút đầu tư của các địa phương trong khu vực Bắc Trung Bộ thì lượng lao động nước ngoài có sự tăng lên mạnh mẽ. Theo dự báo nhu cầu về lao động nước ngoài của Ban quan lý các KCN ước tính mỗi năm số lao động nước ngoài ở các KCN Bắc Trung Bộtăng từ 1200-2000 người [192].

Ba là, yêu cầu của việc thể chế hóa các tiêu chuẩn quốc tế về lao động đòi hỏi Việt Nam cần tiếp tục xem xét ký kết các công ước của ILO và thể chế hóa thành pháp luật cũng như tổ chức thực hiện trên thực tế các cam kết và công ước quốc tế. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước cũng chịu những sức ép của các đối tác thương mại, ví dụ như: gắn vấn đề thương mại với “ ệm x ộ 8000” (Social Accountability 8000 - SA800); hoặc gắn các hiệp định thương mại song phương, đa phương với vấn đề lao động, công đoàn…

B , thực tiễn sự phát triển quan hệ lao động - việc làm trong các doanh nghiệp đặt ra đòi hỏi phải mở rộng phạm vi đối tượng quản lý. Tiêu biểu là sự đa dạng và đan xen trong quan hệ lao động - việc làm, tính linh hoạt của quan hệ lao động - việc làm, sự dịch chuyển lao động giữa các doanh nghiệp, giữa các địa phương, trong phạm vi cả nước và với cả nước ngoài. Ví dụ: vấn đề lao động nước ngoài tại Việt Nam; vấn đề tổ chức và hoạt động của tổ chức đại diện NLĐNN tại Việt Nam; vấn đề tổ chức và hoạt động của tổ chức đại diện giới đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; lao động trong các tập đoàn siêu quốc gia...

Năm , những bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước đối lao động nước ngoài ở Việt Nam hiện nay đang trở thành trở ngại lớn cho việc áp dụng và thực thi hiệu quả các văn bản pháp luật cũng như là kẻ hở cho các nhà đầu tư, các nhà thầu lợi dụng để đưa lao động nước ngoài bất hợp pháp vào Việt Nam, đồng thời cũng gây ra những khó khăn nhất định cho lao động nước ngoài khi thực hiện bảo vệ các quyền làm việc cơ bản ở Việt Namnhư: khó khăn trong thủ tục cấp phép, gia hạn visa…

Những yếu tố nêu trên vừa có tác động, song cũng là đòi hỏi có tính khách quan đối với quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở Việt Nam nói chung và ở các KCN Bắc Trung Bộ nói riêng. Trong khi đó, hoạt động quan lý nhà nước về lao động nước ngoài ở các KCN Bắc Trung Bộ trong những năm qua còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, yếu kém. Do vậy, đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài trong các

KCN Bắc Trung Bộ hiện nay là một yêu cầu cấp bách trên cả phương diện ban hành và thực thi pháp luật cũng như xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài ở khu vực này.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ (Trang 134 - 137)