một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam
2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài lao động nước ngoài
2.4.1.1 Kinh nghiệm c a Sigapore
Singapore được biết đến là quốc gia có chính sách thu hút lực lượng lao động người nước ngoài chất lượng cao bậc nhất thế giới. Bởi quốc gia này xác định rõ: nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong những năm thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài người nước ngoài trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore.
Theo số liệu của Bộ Lao động Singapore công bốtính đến hết tháng 10 năm 2019, số lao động nước ngoài tại Singapore chiếm hơn 40% lực lượng lao động của quốc gia này [141].Với lượng lao động này, trong hơn 50 năm qua lao động nước ngoài đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế với mức đóng góp trung bình 30% GDP. Lao động nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp đã biến Singapore từ một nước nghèo tài nguyên trở thành một đất nước phát triển hàng đầu thế giới. Đồng thời, giúp Singapore tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, tạo điều kiện để cho quốc gia này mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, thúc đẩy hội nhập kinh tế thế giới và trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa thế giới [141].
chế chính sách quản lý nhà nước về lao động nước ngoài một cách hợp lý và khoa học.
Thứ nhất, về quá trình xây dựng và ban hành chính sách quản lý lao động nước ngoài ở Singapore.
Chính sách lao động của Singapore là hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn thấp, trong khi tạo mọi điều kiện thuận lợi và ưu đãi nhằm thu hút lao động có chuyên môn cao.
Singapore thi hành một chính sách quản lý lao động nước ngoài linh hoạt, hiệu quả bằng việc quy định một hệ thống Giấy phép lao động phù hợp với từng đối tượng lao động, ứng với ngành nghề, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và quốc tịch. Việc quản lý lao động nhập cư tại Singapore hiện nay dựa trên những quy định về Luật nhập cảnh dưới dạng giấy phép lao động. Ở Singapore hiện nay có 3 loại giấy phép để quản lý cả về sốlượng và chất lượng của lao động nhập cư đó là Giấy phép lao động dành cho lao động phổ thông hoặc lao động có chuyên môn thấp (Work Permit); Thẻ S dành cho lao động có trình độ chuyên môn trung bình (S Pas holder); Thẻ làm việc dành cho chuyên gia và các nhà quản lý bậc trung (Employment Pass) [141].
Đối với các loại giấy phép lao động và Thẻ việc làm, Cục cấp phép lao động, Bộ lao động Singapore áp thuế và hạn ngạch với mục đích có được chính xác dữ liệu, thông tin của lao động nước ngoài. Ngoài ra, để giới hạn số lượng lao động nước ngoài, Bộ lao động Singapore cũng quy định cụ thể những quốc gia được phép xuất khẩu lao động đến Singapore như các nước Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, v.v.. [141].
Thứ hai, đối với quá trình tổ chức thực hiện chính sách quản lý lao động nước ngoài
Bộ lao động Singapore thực hiện chính sách quản lý lao động nước ngoài thông qua việc ban hành Luật tuyển dụng lao động nước ngoài (Employment of Foreign Manpower Act). Trong đó đặc điểm, điều kiện của từng đối tượng lao động cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ lao động
được quy định một cách chi tiết, cụ thể như quy định đối với người lao động: Việc tuyển dụng lao động được pháp luật quy định chặt chẽ: Lao động nước ngoài chỉ được phép làm việc cho chủ lao động cũng như ngành, nghề được quy định trong Giấy phép lao động; Lao động nước ngoài không được tham gia kinh doanh hoặc tự kinh doanh tại Singapore; Nếu lao động nước ngoài có nghề nghiệp được ghi trong giấy phép lao động là dành cho “lao động bản địa” thì lao động nước ngoài đó chỉ được làm những công việc gia đình và sống tại nhà của chủlao động; Ngoại trừlao động nước ngoài có nghề nghiệp được ghi trong Giấy phép lao động là dành cho “lao động bản địa”, những lao động nước ngoài khác phải sống tại nơi ở do chủ sử dụng lao động quy định trước khi thực hiện hợp đồng lao động. Lao động nước ngoài phải thông báo cho chủ lao động khi tự thay đổi đại chỉ, nơi ở; Lao động nước ngoài sẽ được bác sỹ Singapore khám sức khỏe khi được Phòng quản lý Giấy phép lao động (thuộc Cục cấp Giấy phép lao động) chỉ định. Nếu lao động nước ngoài được chứng nhận là không đảm bảo đủ sức khỏe Giấy phép lao động của người đó sẽ bị thu hồi. [141].
Về tư cách đạo đức, Pháp luật về quản lý lao động của Singapore cũng quy định rõ: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì lao động nước ngoài cũng không được kết hôn với Công dân Singapore hay công dân có quốc tịch tại Singapore trong thời gian lao động tại Singapore, cũng như sau khi Giấy phép lao động hết hạn hoặc bị hủy, bị thu hồi; Nữ lao động nước ngoài không được có thai hoặc sinh con tại Singapore dù cho Giấy phép lao động còn hạn hay đã hết hạn trừ trường hợp lao động nữ đó đã kết hôn với một công dân Singapore; Lao động nước ngoài không được dính líu đến những hoạt động trái pháp luật, trái đạo đức, luân thường đạo lý;… [141].
Đ i v i NSDLĐ: Chủ sử dụng lao động phải đăng ký xin cấp giấy phép cho mỗi lao động nước ngoài cũng như loại hình công việc mà họ được tuyển dụng. Bộ lao động nước ngoài của Singapore quy định mỗi chủ sử dụng lao động còn phải chi trả tiền thuế cho mỗi lao động nước ngoài được thuê, mức
thuế này phụ thuộc vào chuyên môn, tay nghề của lao động nước ngoài cũng như ngành nghề mà lao động đó được tuyển dụng; căn cứ theo điều kiện của Giấy phép lao động chủ sử dụng lao động có trách nhiệm đối với những quyền lợi vật chất và tinh thần của lao động nước ngoài. Chủlao động phải tổ chức cho lao động được kiểm tra sức khỏe và chi trả các khoản thanh toán viện phí, khám chữa bệnh. Theo quy định của Luật bồi thường lao động, lao động nước ngoài cũng được bồi thường nếu bị chấn thương trong thời gian làm việc… và một sốquy định ưu đãi khác [141]:
Thứ ba, Quá trình giám sát kiểm tra thực hiện chính sách quản lý lao động nước ngoài ở Singapore.
Hiện nay, ở Singapore Bộlao động là cơ quan quản lý cao nhất có chức năng hoạch định, quản lý và phát triển nguồn nhân lực Singaporengoài các đơn vị trực thuộc Bộ Lao động thì Cục cấp giấy phép lao động (WPD), Cục quản lý lao động nước ngoài (FMND) và Cục nhân lực quốc tế (IMD) đảm nhận việc quản lý, giám sát lao động nước ngoài tại Singapore. Singapore tiến hành, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách quản lý lao động nước ngoài tại Singapore thông qua đối tượng quản lý trực tiếp của lao động nước ngoài là chủ lao động, đối chiếu với trách nhiệm của họ được quy định tại BLLĐ người nước ngoài (Employment of Foreign Workers Act - EFWA) và Luật tuyển dụng lao động nước ngoài (Employment of Foreign Manpower Act-EFMA).
2.4.1.2. Kinh nghiệm c a Hàn Qu c
Hàn Quốc là quốc gia nằm ở khu vực Bắc Á trên bán đảo Triều Tiên, là một nước phát triển với mức sống rất cao. Kinh tế Hàn Quốc chủ yếu dựa vào các ngành công nghệ cao như điện tử, đóng tàu, sản xuất ô tô. Sự bùng nổ của nền kinh tế Hàn Quốc từ những năm 80 đã khiến nước này thiếu hụt về nhân công trầm trọng. Để cung cấp đủ nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp vừa và nhỏ, Hàn Quốc bắt đầu có chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài từ những năm 80. Tính đến thời điểm hiện tại Hàn Quốc có khoảng 1,7 triệu
NLĐNNđang làm việc [141].
Có thể nói Hàn Quốc là quốc gia có bề dày lịch sử về quản lý nguồn lao động nước ngoài vào tốp đầu trên thế giới. Ngày 15 tháng 08 năm 2003, Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn Luật cấp giấy phép cho NLĐNN, có hiệu lực từ ngày 1/08/2004. Ngày 16 tháng 08 năm 2003, Hàn Quốc tiếp tục ban hành Đạo luật số 6967 quy định lại về việc sử dụng lao động nước ngoài với mục đích đảm bảo quan hệ cung cầu về lao động thông qua việc giới thiệu và quản lý lao động ngoài nước một cách có hệ thống.
Pháp luật Hàn Quốc quy định NLĐNN là người không quốc tịch Hàn Quốc làm việc cho các doanh nghiệp, công xưởng tại Hàn Quốc; không áp dụng đối với thuyền viên không có quốc tịch Hàn Quốc, làm việc trên các tàu hàng hải và chủ sử dụng thuyền viên đó.
Ở Hàn Quốc, Ủy ban quản lý chính sách lao động nước ngoài được thành lập nhằm xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hệ thống sử dụng lao động nước ngoài theo quy định của Bộlao động. Ủy ban này chịu sự giám sát của Chính phủ.
Hàn Quốc xây dựng kế hoạch tuyển dụng hàng năm, Bộ trưởng Bộ lao động dự thảo kế hoạch tuyển dụng lao động ngoài nước và công bố vào ngày 01/10 hàng năm. Theo đó, pháp luật ở Hàn Quốc cũng quy định chủ sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng lao động nước ngoài sau thời hạn trên 1 tháng kể từ khi đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động tại Trung tâm giới thiệu việc làm và được Trung tâm thông báo không tuyển được đủ lao động là người Hàn Quốc. Chủ sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động với lao động nước ngoài. Thời hạn của hợp đồng lao động không quá 1 năm. Lao động nước ngoài chỉ được phép làm việc tối đa là 3 năm kể từ ngày nhập cảnh và chỉđược tuyển dụng lại sau khi đã rời nước này hơn 1 năm.
Hàn Quốc cũng quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của NLĐNN cụ thể như: NLĐNN được hưởng bình đẳng các quy định về tiền lương tối thiểu, BHXH như lao động trong nước. Những người mà quốc gia của họ không áp
dụng công dân Hàn Quốc bắt buộc tham gia chếđộ bảo hiểm hưu trí của nước đó. Người nước ngoài không đăng ký theo đạo luật nhập cư hoặc những người bị buộc trục xuất hoặc những người ở nước này nhưng chưa được phép gia hạn. Người nước ngoài đã đăng ký theo đạo luật nhập cư nhưng hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, học tập, đào tạo công nghiệp, đào tạo nói chung, tôn giáo, thăm viếng và sống chung với người khác. Những người không thuộc diện áp dụng bắt buộc của chế độ hưu trí của quốc gia theo thỏa thuận BHXH giữa các nước.
Người nước ngoài tham gia chế độ hưu trí quốc gia được đối xử công bằng với công dân nước này về mức hưởng bảo hiểm, chuyển trợ cấp ra nước ngoài…Người nước ngoài rời khỏi Hàn Quốc sau khi tham gia chế độ hưu trí quốc gia không được nhận khoản hoàn trả một lần, trừ trường hợp quốc gia mà NLĐNN mang quốc tịch có ký với Hàn Quốc Hiệp định về BHXH hoặc những quốc gia cho phép công dân Hàn Quốc được hưởng chế độ trợ cấp tương ứng nhu chếđộ hoàn trả một lần.
Về việc quy định mức lương cho NLĐ tại Hàn Quốc phải đảm bảo 760.000 Won (tương đương 760 USD), áp dụng cho 226 giờ làm. Thời gian hợp đồng lao động 2 năm, nếu làm tốt sẽđược gia hạn thêm 1 năm. Hiện nay, việc tuyển chọn lao động không thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động mà do cơ quan nhà nước hai bên thực hiện [160].
Hàn Quốc áp dụng chương trình “Lao động thẻ vàng”: chương trình này được Chính phủ Hàn Quốc áp dụng từ năm 2001. Lao động đi theo chương trình này không hạn chế về số lượng, được hưởng ưu đãi về visa, được đổi nơi làm phù hợp. Mức lương cho lao động này đạt từ 1.500 USD/tháng trở lên tùy thuộc vào thỏa thuận giữa NLĐvà chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, lao động theo chương trình này phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, chuyên môn cũng như ngoại ngữ nhất định theo quy định của Hàn Quốc [160].
2.4.1.3. Kinh nghiệm c a Malaysia
Malaysia là một nước trong khu vực Đông Nam Á thu hút khá nhiều lao động vào làm việc, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực chế tạo, nông nghiệp, giúp việc gia đình. Có thể nói, Malaysia là quốc gia có sự phụ thuộc khá lớn vào lao động ngoài nước.
Theo số liệu của Cục quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐTB&XH của Việt Nam, chỉ riêng lượng lao động Việt Nam đưa sang thị trường Malaysia cho đến thời điểm hiện nay xấp xỉ 30.000 người và có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây [181].
Để thực hiện quản lý lao động nước ngoài, từ tháng 02 năm 2002, Chính phủ Malaysia thực hiện chính sách mới về tiếp nhận lao động nước ngoài. Theo đó, việc tuyển dụng lao động nước ngoài dựa trên các Hiệp định cấp Chính phủ giữa hai nước về cung ứng và tiếp nhận lao động.
Về thời hạn lao động của người nước ngoài, căn cứ vào thời hạn hợp đồng lao động. Thông thường hợp đồng lao động có thời hạn là 3 năm, và được gia hạn tối đa không quá 2 năm đối với lao động phổ thông và 3 năm đối với lao động có chuyên môn. Chính phủ Malaysia cũng quy định cho phép tất cả những người hết hạn thị thực có thể tham gia chương trình hồi hương tự nguyện. Họ chỉ cần nộp một khoản tiền nhỏ để trở về nước, nếu không sẽ bị bắt giam. Pháp luật của quốc gia này cũng quy định những người đã ở tới 13 năm sẽ không được xem xét cấp thị thực mới. Việc cưỡng bức hồi hương những lao động đã làm việc lâu năm của Malaysia cũng là một tổn thất lớn đối với ngành sản xuất nước này bởi họđều là những lao động lành nghề.
Về quy định quyền và nghĩa vụ của lao động ngoài nước, cơ bản lao động nước ngoài được hưởng các chế độ và phải có nghĩa vụ đối với chủ sử dụng lao động và với nhà nước cũng như lao động bản địa.
Malaysia không quy định mức lương tối thiểu mà để chủ sử dụng lao động và NLĐ tự thỏa thuận theo sự điều tiết của thị trường. Vì vậy, mức lương của NLĐ phụ thuộc vào từng ngành nghề và từng nơi làm việc. Chủ sử dụng lao động đóng góp các khoản BHXH, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của pháp luật Malaysia.
2.4.2. Bài học gợi mở cho Việt Nam về kinh nghiệm quản lý nhà nước về lao động nước ngoài