Giờ học khác

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ HÒA _ppgd_am_nhac_trong_truong_mn (Trang 74 - 78)

IV. Trò chơi âm nhạc

2. Giờ học khác

a) Giờ làm quen với văn học

Trong giờ làm quen với văn học, cô giáo dạy trẻ cảm thụ thơ, truyện thông qua cách đọc diễn cảm, giải thích nội dung, cảm nhận nhịp điệu thơ... để truyền đạt tới trẻ vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ ng−ời Việt Nam nối tiếp nhaụ Qua thơ ca, các em thêm yêu thiên nhiên, đất n−ớc, hình thành tình cảm trong sáng, cao đẹp. Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa sau đây là một ví dụ:

Hạt gạo làng ta Có h−ơng sen thơm Có vị phù sa Trong hồ n−ớc đầy Của sông Kinh Thầy Có lời mẹ hát...

Sau khi trẻ đọc thơ, ngắt giọng theo vần điệu thơ bốn chữ, kết hợp cho nghe bài hát Hạt gạo làng ta do Trần Viết Bính phổ nhạc. Giai điệu trữ tình của bài hát nâng ý thơ lên tầm cao của sự cảm thụ nghệ thuật.

Nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, lời thơ tuy không hoàn toàn trùng với bài hát nh−ng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ. Ví dụ: giờ đọc thơ, cho trẻ đọc bài Bó hoa tặng cô của Ngô Quân Miện:

Ngày mồng tám tháng ba Chúng cháu đi hái hoa

Mang về tặng cô giáo Bó hoa của em đây Vàng t−ơi hoa cúc áo Hồng hồng hoa cối xaỵ..

Kết hợp bài hát Mừng ngày 8 3 (Nhạc và lời của Tân Huyền), mỗi tiết nhạc ứng với câu thơ năm chữ nh−ng khác với tình cảm xốn xang của bài thơ trên. Bài hát có không khí vui t−ơi, rộn ràng của thầy trò ngày 8 − 3:

Cũng chủ đề trên, bài Bông hoa mừng cô của Trần Thị Duyên khá quen thuộc đ−ợc viết ở nhịp 3/8 thể hiện tình cảm thầy trò sôi nổi, thắm thiết.

Với ph−ơng pháp vận dụng âm nhạc trong giờ học t−ơng tự, khi các cháu đọc bài thơ Bác Hồ của em, sáng tác của Phan Thị Thanh Nhàn, có thể kết hợp cho nghe Nhớ ơn Bác của Phan Huỳnh Điểụ Đọc thơ Chú bộ đội hành quân trong m−a của Vũ Thuỳ H−ơng, cho trẻ nghe bài

Màu áo chú bộ đội của Nguyễn Văn Tý hoặc đọc bài thơ Dán hoa tặng mẹ của Khải Minh, cho nghe hát bài Quà 8/3 của Hoàng Long... Sau khi kể chuyện Con gà trống kiêu căng (theo tài liệu của ban cải cách mẫu giáo 1986), cho trẻ nghe bài hát Con gà trống của Tân Huyền hoặc bài Đàn gà trong sân (nhạc n−ớc ngoài).

Nhiều nhạc sĩ tìm ý thơ phổ nhạc để có lời ca giàu hình ảnh đH có tác dụng nhiều mặt, vì khi các bài thơ đó trở thành các bài hát trẻ sẽ rất dễ nhớ, tăng c−ờng sự cảm thụ nghệ thuật nh− các bài:

Ông Mặt Trời của Ngô Thị Bích Hiền

Chim chích bông của Nguyễn Viết Bình

Mẹ và cô của Trần Quốc Toản.

Các bài hát trên đH đ−ợc các cháu mẫu giáo Thành phố Hồ Chí Minh hát trong băng phát hành rộng rHi, rất thuận tiện cho sử dụng phổ cập. Đặc biệt, nhạc sĩ Phạm Tuyên dựa vào các bài đồng dao trong ch−ơng trình thơ - truyện của các cháu để phổ nhạc, một số bài đạt chất l−ợng nghệ thuật cao nh− Con gà, Gánh gánh gồng gồng, Rềnh rềnh ràng ràng... dùng để kết hợp trong khi dạy thơ truyện rất tốt.

b) Giờ tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình

Sự tham gia của âm nhạc trong giờ dạy trẻ hoạt động tạo hình đH kích thích sự sáng tạo, gợi mở, phát triển trí t−ởng t−ợng khi trẻ vẽ, nặn, cắt, dán... Nhiều ch−ơng trình giáo dục của các n−ớc trên thế giới, giờ trẻ hoạt động tạo hình luôn luôn có sự tác động của âm nhạc, trong đó có nhạc không lờị

ở n−ớc ta, trình độ biên tập âm nhạc của cô giáo còn hạn chế nên chủ yếu chọn cho trẻ nghe các bài hát có nội dung phù hợp với hoạt động của trẻ.

Hoạt động

tạo hình Chủ đề Nghe nhạc kết hợp

Vẽ M−a Hoa Ông mặt trời

M−a mùa hạ (Đông Hải) Màu hoa (Hồng Đăng)

Cháu vẽ ông Mặt Trời (Tân Huyền) Vẽ Trăng

Máy bay Hoa mùa xuân Con gà trống Cô giáo của em

ánh trăng hoà bình (Nhạc: Hồ Bắc − lời: Mộng Lân) Anh phi công ơi (Nhạc: Xuân Giao − thơ: Xuân Quỳnh) Mùa xuân đến rồi (Phạm Thị Sửu)

Con gà trống (Tân Huyền) Cô giáo (Đỗ Mạnh Th−ờng)

Nặn Xé Dán Chú gà con Con cá Vịt con

Đàn gà con (Nhạc: Nga − Lời: Việt Anh) Cá vàng bơi (Hà Hải)

Đàn vịt con (Mộng Lân)

c) Giờ làm quen với môi tr−ờng xung quanh

Ch−ơng trình học ở tr−ờng mẫu giáo có giờ cho trẻ làm quen với môi tr−ờng xung quanh nhằm trau dồi năng lực hoạt động trí tuệ, nhận biết cuộc sống xH hộị Với môi tr−ờng xH hội, cô giáo tổ chức cho trẻ quan sát, gặp gỡ, trò chuyện, giúp đỡ những ng−ời gần gũi xung quanh. Cô h−ớng dẫn trẻ quan sát, nhận xét, trao đổi về những công trình văn hoá để trẻ hiểu những di tích lịch sử, hiểu giá trị lao động của cha ông để biết giữ gìn sản phẩm lao động, biết quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ ng−ời lớn những việc vừa sức. Cô giáo còn cho trẻ làm quen với đồ vật, hiểu ý nghĩa của đồ dùng và những đặc điểm của nó và làm quen với các ph−ơng tiện giao thông phổ biến.

Trong giờ làm quen với môi tr−ờng xung quanh, trẻ còn làm quen với thế giới thực vật: hoa, lá, cây,... nhận biết thế giới động vật cùng một số hiện t−ợng thiên nhiên nh− nắng, m−a, gió, mâỵ.. và các mùa trong năm.

Để hiểu đúng đắn các đối t−ợng, trẻ phải quan sát, tiếp xúc nhiều lần bằng các giác quan. Việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có xúc cảm với các đối t−ợng. Ví dụ: trong bài Giới thiệu một số loài hoa yêu cầu trẻ phân biệt đ−ợc một số loại hoa và so sánh, nhận xét sự giống nhau về cấu tạo, hình dáng, màu sắc, h−ơng thơm...; biết th−ởng thức vẻ đẹp, mùi thơm của hoa và biết yêu quý, bảo vệ hoạ Cho trẻ nghe bài Đi cấy (dân ca Thanh Hoá) đ−ợc đặt lời mới d−ới tên Hoa trong v−ờn vừa nhằm mục đích cho trẻ tiếp xúc với làn điệu dân ca, vừa mang ý nghĩa giáo dục đạo đức.

Hoặc có thể cho các cháu nghe bài Ra v−ờn hoa của Văn Tấn theo nội dung dạy trên: "Ra v−ờn hoa em chơi, d−ới ánh nắng v−ờn hoa t−ơi đẹp"...

Để trẻ nhận biết môi tr−ờng xH hội, hiểu công việc lao động của ng−ời lớn, với chủ đề "Chú công nhân", yêu cầu trẻ nhận biết đ−ợc một số công việc của ng−ời công nhân (xây dựng, dệt vải, luyện gang thép...) và ý nghĩa của công việc đó trong xH hội để từ đó trẻ biết kính trọng, yêu quý ng−ời lao động và biết giữ gìn đồ chơị Kết hợp cho trẻ nghe bài Cháu yêu cô chú công nhân của Hoàng Văn Yến. Bài Ng−ời đ−a th− dạy cho trẻ hiểu công việc của nhân viên b−u điện, có thể kết hợp cho nghe bài Bác đ−a th− vui tính của Hoàng Lân.

Chủ đề "Chú bộ đội", cô giáo giải thích cho trẻ biết chú bộ đội dũng cảm, gan dạ, có mặt ở khắp mọi nơi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đồng thời là đề tài của rất nhiều bài hát có thể chọn cho trẻ nghe:

Anh vẫn hành quân. Nhạc: Huy Du − Thơ: Trần Hữu Th−ơng

Làmchú bộ đội của Hoàng Long

Cháu th−ơng chú bộ đội của Hoàng Văn Yến

Chú bộ đội của Hoàng Hà

Nếu nh− hình ảnh chú bộ đội trong bài hát Làm chú bộ đội của Hoàng Long là:

Hay ở bài hát Chú bộ đội của Hoàng Hà thể hiện tính chất khoẻ, nhịp hành khúc, là hình ảnh t−ợng tr−ng của chú bộ đội:

Thì ở bài hát Gác trăng của Nguyễn Trí Tâm do Hoàng Văn Yến phổ nhạc thể hiện tính chất trữ tình, tình cảm của các cháu trong đêm Trung thu biết ơn chú bộ đội đứng "gác cho trăng tròn", giữ cho Tổ quốc thanh bình để thiếu nhi đ−ợc "r−ớc đèn trong đêm trăng":

Về chủ đề các mùa trong năm, ngoài sự miêu tả, dùng tranh ảnh, giảng giảị.. có thể kết hợp cho trẻ nghe các bài sau đây để tăng thêm ấn t−ợng về thiên nhiên phong phú:

V−ờn tr−ờng mùa thu (Cao Minh Khanh), Cánh én tuổi thơ (Phạm Tuyên)

Khúc nhạc ngày xuân (Nguyễn Quý Thuận), Mùa hoa ph−ợng nở (Hoàng Vân)

Khát vọng mùa xuân (Mô-da), Mùa hè đến (Nguyễn Thị Nhung)

Trẻ em rất yêu thích các con vật, th−ờng các em đ−ợc làm quen qua các câu chuyện kể, phim ảnh, và các vật nuôi gần gũi trong gia đình. Giờ làm quen với môi tr−ờng xung quanh, cô giáo có nhiệm vụ giới thiệu, phân loại các con vật điển hình sống ở các môi tr−ờng khác nhau nh− d−ới n−ớc, trên cạn, trên không. Tuỳ vào từng nội dung cụ thể để chọn cho các cháu nghe kết hợp với các bài hát.

Bài Vì sao chim hay hót của Hà Hải mang tính chất ngộ nghĩnh với lời ca "Con lợn éc, biết ăn không biết hát, con vịt nâu, cạc cạc không nên câu"...

Bài hát Gà trống, mèo con và cún con của Thế Vinh mang tính chất kể, liệt kê đặc tr−ng của từng con vật: "Gà trống gáy ò ó o, Mèo con luôn rình bắt chuột, Cún con chăm canh gác nhà". Bài

Cá vàng bơi của Hà Hải tả chi tiết hơn: "Hai vây xinh xinh, cá vàng bơi trong bể n−ớc, ngoi lên lặn xuống cá vàng múa tung tăng", với các tiết nhạc ngắn thể hiện tính chất vui nhộn.

Tóm lại: Giờ làm quen với môi tr−ờng xung quanh nhằm mục đích phát triển trí tuệ cho trẻ, bằng mọi biện pháp cho các cháu nhận biết cuộc sống xH hội phong phú, đa dạng. Sự tham gia của âm nhạc trong thế giới âm thanh muôn màu góp phần tạo cho giờ học thêm sinh động, phát huy tích cực các giác quan của trẻ, đem tới cho các cháu nhiều ấn t−ợng mạnh mẽ, sâu sắc.

d) Giờ làm quen với chữ cái

Lớp cuối ở tr−ờng mẫu giáo (trẻ 5 - 6 tuổi) có giờ cho trẻ làm quen với chữ cái, yêu cầu các cháu tập nhận mặt chữ bằng các biện pháp khác nhaụ Ví dụ cho trẻ tự xem bức tranh chùm nho để cho trẻ làm quen với chữ "O" trong từ "Chùm nho". Thêm một b−ớc, dạy trẻ so sánh chữ (không bắt trẻ phân tích cấu tạo con chữ hoặc phân tích âm). Bằng trực giác và hình ảnh, giúp trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau về hình dáng, dấu hiệụ.. Song song với nhận biết mặt chữ cái, trẻ đ−ợc thực hành các thao tác ban đầu của kĩ năng viết d−ới sự h−ớng dẫn của cô.

Âm nhạc nghe trong giờ học này có thể chọn khúc nhạc 4 trích trong ca cảnh Sói và Gà cánh tiên của Trần Ngọc:

Tuổi mẫu giáo là lứa tuổi "học mà chơi - chơi mà học", do đó phải sử dụng nhiều biện pháp, thủ thuật trong giờ học để gây hứng thú và sự tập trung vốn rất ngắn của trẻ. Cũng vì thế, giờ học mang tính tổng hợp, không có giờ chuyên toán, chuyên văn nh− phổ thông. Giờ tạo hình có thể kết hợp nghe nhạc, giờ âm nhạc kết hợp kể chuyện, xem tranh, đọc thơ...

Phần này không đi sâu vào cấu trúc giờ học cũng nh− các ph−ơng pháp dạy học mà chỉ nói đến việc kết hợp âm nhạc (chủ yếu là ca khúc) vào một số tiết học, tạo chất "kích thích" để tăng thêm hiệu quả giáo dục của tiết học.ở đây âm nhạc đH tác động vào tâm hồn mẫn cảm của trẻ thơ.

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ HÒA _ppgd_am_nhac_trong_truong_mn (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)