Để chuẩn bị dạy hát, giáo viên tự phân tích bài hát và trên cơ sở đó luyện hát trôi chảy, chính xác, diễn cảm theo tính chất, đặc điểm của bài hát. Những công việc này bao gồm:
- Nắm đ−ợc ý nghĩa và tính chất chung của bài hát trong sự thống nhất giữa âm nhạc với lời ca, từ đó chuẩn bị các câu hỏi để kiểm tra việc cảm thụ của trẻ.
- Xác định đặc điểm âm nhạc nh− sắc thái tình cảm, âm vực, cấu trúc câu, đoạn của bài hát. - Tìm hiểu âm vực giọng hát, xác định "âm bắt giọng" của bài hát phù hợp với giọng của trẻ.
- Dự kiến chỗ khó về âm điệu, nhịp điệu, lời dễ nhầm lẫn, khó phát âm, những chỗ giai điệu tiến hành trái với dấu giọng của lời ca, chỗ ngân-nghỉ giữa hai câu hát.
- Luyện tập đàn, hát chuẩn xác và diễn cảm. L−u ý thể hiện sắc thái hát nhanh - chậm; to - nhỏ. - Xác định cụ thể yêu cầu từng bài, từng tiết học. Mỗi bài hát có những yêu cầu riêng đ−ợc nâng cao qua từng tiết học về các mặt nh− tạo âm, phát âm, sự chính xác... Cần xác định trọng tâm và mức độ cần đạt của tiết học. Ví dụ: trong một tiết bài này là trọng tâm, còn các bài khác là ôn luyện hoặc làm quen.
- Nêu cụ thể biện pháp, thủ thuật tiến hành theo tuần tự trong soạn giáo án (trực quan, chỉ dẫn, đàm thoại, thực hành nghệ thuật, các dụng cụ âm nhạc...) theo các độ tuổi, đội hình ca hát.
Muốn chuẩn bị tốt, phù hợp yêu cầu giáo dục, giáo viên cần nắm vững ch−ơng trình, khả năng ca hát của trẻ trong lớp mình phụ trách để khuyến khích các cháu khá làm mẫu, đồng thời giúp các cháu còn yếu hoà nhập với tập thể.
Câu hỏi
1. Nêu ý nghĩa giáo dục của ca hát. 2. Đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ. 3. Các yêu cầu khi dạy trẻ hát.
4. Các tiêu chuẩn lựa chọn bài dạy trẻ hát.
5. Ph−ơng pháp dạy hát và các b−ớc tiến hành dạy trẻ hát.
Bài tập thực hành
1. S−u tầm, chép một bài hát, phân tích nội dung, ph−ơng pháp dạỵ 2. Giới thiệu và hát mẫu các bài hát sau (kết hợp với bắt nhịp):
Cá vàng bơi Nhạc và lời: Hà Hải
Cho tôi đi làm m−a với Nhạc và lời: Hoàng Hà
Tập rửa mặt Nhạc và lời: Hồng Đăng
Bé em tập nói Nhạc và lời: Hoàng Long
Tạm biệt búp bê Nhạc và lời: Hoành Thông
Em đi mẫu giáo Nhạc và lời:D−ơng Minh Viên
Cô và mẹ Nhạc và lời: Phạm Tuyên
Cả nhà th−ơng nhau Nhạc và lời: Phan Văn Minh
Một con vịt Nhạc và lời: Kim Duyên
Đội kèn tí hon Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu
Chú bộ đội đi xa Nhạc và lời: Hoàng Vân
Cô giáo miền xuôi Nhạc và lời: Mộng Lân
Mùa hè đến Nhạc và lời: Nguyễn Thị Nhung
Gà trống, mèo con và cún con Nhạc và lời: Thế Vinh
Đàn vịt con Nhạc và lời: Mộng Lân
Quả bóng Nhạc và lời: Huy Trân
Trời nắng, trời m−a Nhạc và lời: Đặng Nhất Mai
Biết vâng lời mẹ Nhạc và lời: Minh Khang
H−ớng dẫn tự học
Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Văn Yến (biên soạn). Trẻ mầm non ca hát. Vụ Giáo dục Mầm non. NXB Âm nhạc, 2002.
2. Nguyễn Hoành Thông. Âm nhạc và ph−ơng pháp giáo dục âm nhạc. NXB Giáo dục, 1998. 3. Hoàng Long – Hoàng Lân. Ph−ơng pháp dạy học âm nhạc. NXB ĐHSP, 2005.
4. Viện Chiến l−ợc và Ch−ơng trình giáo dục- Trung tâm Nghiên cứu Chiến l−ợc và Phát triển Ch−ơng trình Giáo dục Mầm non. Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề (trẻ 3-4 tuổi) và (trẻ 4-5 tuổi).
5. Viện Chiến l−ợc và Ch−ơng trình giáo dục- Trung tâm Nghiên cứu chiến l−ợc và Phát triển Ch−ơng trình Giáo dục Mầm non. H−ớng dẫn giáo dục đổi mới cho trẻ mầm non.
6. Hoàng Văn Yến. H−ớng dẫn thực hiện nội dung giáo dục âm nhạc lớp mẫu giáo 5 tuổi (theo đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục mầm non). NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, 2000.
Kiến thức cơ bản
1. Vai trò, ý nghĩa giáo dục của ca hát đối với trẻ mẫu giáo (phát triển tai nghe, mở rộng nhận thức, phát triển cơ quan phát âm, lời nóị..).
2. Đặc điểm giọng hát của trẻ liên quan đến âm vực, câu hát ngắn phù hợp hơi thở.
3. Những yêu cầu khi dạy trẻ học hát (t− thế đúng giúp cho việc phát âm, lấy hơi theo câu hát, hiểu nghĩa từ để hát rõ lời, hát chuẩn xác, diễn cảm, hát tập thể đều, biết phối hợp nhạc đệm).
4. Đặc điểm bài hát và nguyên tắc lựa chọn (thể loại đa dạng, âm vực vừa giọng hát tự nhiên của trẻ, cấu trúc câu đoạn ngắn gọn, lời ca phù hợp chủ đề - chủ điểm giáo dục).
5. Ph−ơng pháp tiến hành dạy trẻ học hát (nêu các b−ớc tiến hành: giới thiệu, hát mẫu, giảng giải nội dung, cách dạy bài trẻ đH biết và bài trẻ ch−a đ−ợc làm quen. Trình bày các lỗi sai và nêu biện pháp khắc phục, liên hệ giáo dục...).
6. Công việc chuẩn bị của giáo viên tr−ớc khi dạy hát: nghiên cứu tác phẩm, chuẩn bị đồ dùng học tập, soạn giáo án..
Câu hỏi
1. Hãy phân tích vai trò, ý nghĩa giáo dục của ca hát đối với trẻ mẫu giáọ Gợi ý:
- Trình bày khái niệm về ca hát. Có thể so sánh với nhạc không lời, từ đó khẳng định vai trò của ca hát trong đời sống con ng−ờị
- Với trẻ, ca hát phát triển giọng, phát triển tai nghe, t− duy, sự nhạy cảm... lấy ví dụ từ tác phẩm và hoạt động ca hát chứng minh.
2. Đặc điểm giọng hát của trẻ có gì khác biệt so với ng−ời lớn? Từ đó rút ra kết luận về âm nhạc của các bài hát dành cho trẻ em.
Gợi ý:
- So với ng−ời lớn vòm họng của trẻ cứng, ch−a linh hoạt do đó ch−a chủ động điều chỉnh đ−ợc tai nghe với giọng nói, nên có thể nói còn ngọng. Ví dụ "anh" đọc thành "ăn".
- Âm thanh phát ra yếu do dây thanh đới mảnh, ngắn. Giọng trẻ nói cao hơn ng−ời lớn, âm thanh trong, giọng các cháu trai và gái gần giống nhaụ
- Hơi thở ngắn, nông. Vì vậy th−ờng hát 2 hoặc 4 nhịp phải lấy hơị
Tác phẩm dành cho trẻ hát th−ờng có cấu trúc ngắn gọn để trẻ dễ nhớ, câu hát ngắn để dễ dàng lấy hơị Âm vực từ Đô - La đến Đô - Đô (quHng tám thứ nhất). Nhịp 24 phù hợp nhịp sinh lí trẻ.
3. Hãy trình bày những yêu cầu khi dạy trẻ học hát. Gợi ý:
- Cần giúp trẻ hát tự nhiên, củng cố và mở rộng âm vực giọng hát. - Trẻ thuộc bài, hát đúng, thể hiện hồn nhiên, truyền cảm, sáng tạọ
- Với trẻ, không có bài luyện thanh riêng, không đọc gam... mà chỉ tập hát kĩ năng đơn giản mang tính phổ thông đ−ợc vận dụng từ các bài cụ thể khác nhaụ
Các kĩ năng cần rèn luyện cho trẻ:
- T− thế hát - Hơi thở - Tạo âm thanh - Hát rõ lời - Hát chính xác
- Hát đồng đều, hòa hợp
Cần phân tích cụ thể yêu cầu của từng kĩ năng, cho ví dụ từ tác phẩm và hoạt động hát của trẻ.
Ví dụ:
Dạy trẻ bài hát Bé và trăng. Nhạc và lời: Bùi Anh Tôn
Khi trẻ đH thuộc giai điệu, lời ca của bài hát, giáo viên yêu cầu trẻ cùng nhau thể hiện sắc thái c−ờng độ: cần mở rộng âm l−ợng để thể hiện cao trào ở câu "cho chị Hằng chơi cùng bé" và "soi nụ c−ời t−ơi của bé" (bắt nhịp mở rộng tay - hát to). Cuối bài hát cần thu câu để tạo sự kết thúc mềm mại bằng cách hát nhỏ dần và chậm lại từ chỗ "ông trăng sáng ngời" (bắt nhịp hẹp tay - hát nhỏ).
Nếu sử dụng nhạc cụ đệm cho trẻ hát, giáo viên cần yêu cầu trẻ lắng nghe nhạc đệm để hát cho đúng nhịp. Mặt khác, giáo viên cũng phải lắng nghe nhạc đệm để bắt nhịp cho khớp vì khi hát tập thể trẻ th−ờng có khuynh h−ớng hát cuốn nhịp, nhanh dần.
4. Hãy trình bày đặc điểm các bài dạy trẻ hát và nguyên tắc lựa chọn. Gợi ý:
- Bài dạy trẻ hát phải phù hợp lứa tuổi, có giá trị nghệ thuật chứa đựng tính nhân đạo, đi sâu vào thế giới tình cảm của trẻ, phản ánh đ−ợc những hứng thú của trẻ:
+ Những bài hát thể hiện tình cảm yêu th−ơng gần gũi với ng−ời thân.
+ Những bài hát thể hiện tình cảm vui vẻ, thân thiết với bạn bè, tình đoàn kết hữu nghị. + Những bài hát giúp trẻ nhận biết môi tr−ờng xung quanh thông qua nội dung lời cạ + Những bài hát phản ánh sinh hoạt, tính chất hồn nhiên, ngộ nghĩnh của trẻ.
- Lời ca các bài hát phù hợp với chủ đề, chủ điểm giáo dục (Bản thân, Gia đình, Môi tr−ờng tự nhiên, Môi tr−ờng xH hộị..).
- Âm điệu, nhịp điệu dễ nhớ, dễ hát, âm vực phù hợp, cấu trúc một đoạn nhạc gồm các câu hát ngắn, tính chất cân ph−ơng.
Cho ví dụ qua một số bài hát điển hình và phân tích nội dung.
5. Hãy nêu cách tiến hành dạy trẻ học hát và những vấn đề cần quan tâm trong quá trình dạy hát.
Gợi ý:
Trẻ học hát nhanh hay chậm do môi tr−ờng tiếp xúc và năng khiếụ Việc dạy hát theo trình tự là yêu cầu cơ bản để phối hợp giữa tai nghe và giọng hát: cách phát âm, thể hiện truyền cảm.
Quá trình dạy hát bao gồm:
- Làm quen với bài hát (tiếp xúc tác phẩm).
+ Ngoài giờ học: nghe qua ph−ơng tiện nghe, nhìn hoặc cô hát cho trẻ nghe vào thời điểm thích hợp. Ví dụ: nghe băng, đĩa bài sắp học vào lúc đón hoặc trả trẻ; cô hát giới thiệu từ cuối bài học tr−ớc.
+ Vào giờ học: Giáo viên giới thiệu bài hát và hát mẫu cho trẻ nghe (tên tác giả, tên bài hát, dẫn dắt vào nội dung sắp nghe). Có thể dùng trò chơi để ổn định tổ chức, câu thơ, câu đố... có liên quan đến nội dung bài để giới thiệu, mục đích cho trẻ tập trung chú ý, nâng cao nhận thúc của trẻ.
Hát mẫu tự nhiên, chuẩn xác, thể hiện tốt phong cách tác phẩm (tính chất âm nhạc qua giai điệu, lời ca, sắc thái tình cảm) kết hợp trực quan nh− xem tranh ảnh, con rối, động tác minh họạ.. Cần chú trọng việc sử dụng nhạc cụ đệm theo để trẻ cảm thụ bài hát trọn vẹn. Cũng có thể cho trẻ nghe trình bày phần âm nhạc của bài hát bằng nhạc cụ (đàn ghi-ta, đàn phím điện tử, sáo, măng-đô-lin...). Nghe riêng phần âm nhạc, trẻ sẽ cảm nhận đ−ợc tính chất âm nhạc êm dịu nhẹ nhàng hay nhộn nhịp sôi nổi
Nếu có điều kiện cho trẻ xem đĩa hình bài sắp học. Hình ảnh biểu diễn sinh động của các bạn cùng lứa kết hợp âm thanh phối khí, dàn dựng tốt góp phần lôi cuốn trẻ yêu thích bài hát, mong muốn đ−ợc thể hiện bài hát đó.
Sau khi hát mẫu, giáo viên đàm thoại, đặt câu hỏi kiểm tra khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ. - Dạy trẻ hát:
Căn cứ vào khả năng tiếp thu của từng nhóm tuổi và mức độ làm quen bài hát tr−ớc đó. Giáo viên (GV) lựa chọn cách h−ớng dẫn:
+ Bài hát trẻ đH biết: cho trẻ hát từ đầu đến hết để phát hiện chỗ ch−a chính xác, GV có thể phân theo tổ, nhóm, cá nhân và hát nhẩm theo để dễ dàng phát hiện lỗị
+ Với bài hát ch−a đ−ợc làm quen: GV dạy từng câu nối tiếp, sau đó GV hát từng câu – trẻ nhắc lạị Ví dụ:
Bài Sau m−ạ Nhạc: L−ơng Ngọc Hoàn. Lời thơ: Nguyễn Ngọc Ký
GV quy định: "Các con hHy hát theo cô, cô hát tr−ớc chỉ khi nào cô đ−a tay bắt nhịp về phía các con thì các con hát". Chú ý chữ "m−a" - tay đ−a từ trên xuống (phách mạnh).
GV phân chia bài hát thành từng câu ngắn:
"Sau m−a núi bỗng trẻ ra" – trẻ nhắc lạị
"Lá xanh thêm mắt bông hoa thêm hồn" – trẻ nhắc lạị
"Em th−ơng bố giữa bờ trơn" – trẻ nhắc lạị
"Cong đòn gánh lúa gánh luôn n−ớc trời" - trẻ nhắc lạị
Trong quá trình hát từng câu, nếu trẻ hát sai GV cần sửa ngaỵ Ví dụ: "lá xanh thêm mắt" (t−ơng ứng âm điệu La Son Son Đố) trẻ dễ hát sai (t−ơng ứng âm điệu la son la đố); hoặc "gánh luôn n−ớc trời" (t−ơng ứng âm điệu Son Rê Đồ Rê Mi Đồ) trẻ dễ sai (t−ơng ứng âm điệu Son Rê Đô Mi Son Đô). Nếu có đàn, GV đàn giai điệu vài lần chỗ còn sai để trẻ nghe và bắt ch−ớc lạị
Để tạo âm thanh mềm mại thể hiện tình cảm trữ tình của bài hát này, GV giúp trẻ phân biệt hát phải có độ ngân, mỗi âm vang lên nhẹ nhàng, rõ ràng, vang, sáng.
Xen kẽ giữa các lần học thuộc, GV cần động viên, khuyến khích trẻ thi đua nhau hào hứng tham gia hát đồng thời GV liên hệ giáo dục trẻ từ nội dung bài hát (tình cảm quê h−ơng, yêu th−ơng cha mẹ).
Có thể dựa vào đàn để bắt giọng cho thống nhất âm vực, tránh bị cao hoặc thấp quá. Nên hạ thấp xuống một cung cho đỡ bị căng giọng (B- dur).
Khi trẻ đH thuộc bài, cho các cháu hát theo đàn đệm (bộ nhớ đH thu sẵn của đàn phím điện tử).
- Hát ôn.
+ Hát cùng nhạc cụ đệm, hát đúng nhịp. + Gợi ý tính chất diễn cảm của bài hát. + Hát đối đáp (nối tiếp).
+ Vỗ tay, gõ dụng cụ âm nhạc theo nhịp, phách, âm hình tiết tấụ + Tập cho trẻ biểu diễn (hát tốp, đơn cạ..).
6. Tr−ớc khi dạy trẻ hát cần chuẩn bị nh− thế nàỏ Cho ví dụ phân tích. Gợi ý:
- Tìm hiểu nội dung bài hát để xác định cách thể hiện tính chất âm nhạc, sắc thái tình cảm. - Âm vực giọng hát, âm bắt giọng, cách lấy hơị
- Dự kiến chỗ khó, cách sửa saị - Đồ dùng học tập của cô và trẻ.
- Nêu trình tự tiến hành cách dạy bài hát. - Tập luyện hát trôi chảỵ
Bài tập thực hành
1. Hát và bắt nhịp các bài sau: (các bài hát trang 62 - 63, và các bài hát bổ sung bài trẻ hát trang 125 trong giáo trình và các bài hát dạy trẻ trong tuyển tập Trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề)
Gợi ý:
- Căn cứ vào từng âm vực bài hát để bắt giọng cho phù hợp, hát giọng tự nhiên (l−u ý giọng trẻ th−ờng cao hơn giọng cô giáo). Có thể dựa vào nhạc cụ để bắt giọng vào câu hát đầu tiên).
- Chú ý phân biệt cách bắt nhịp bài 24 (28 ) với 34 (38). Cách vào bài có nhịp lấy đà hay không lấy đà. Tập nhiều lần những bài nhịp 44 và 6.8
- Xác định sắc thái tình cảm và tốc độ của từng bài để thể hiện cho phù hợp. 2.Tập dạy theo nhóm các bài hát
- B−ớc chân hành quân. Nhạc và lời: Bùi Anh Tôn
- Lời tạm biệt Nhạc và lời: Bùi Anh Tôn
- Nhà của tôi Nhạc và lời: Minh Quân
- Mây và gió Nhạc và lời: Minh Quân
- Lí con khỉ Dân ca Nam Bộ
- Sau m−a Nhạc: L−ơng Ngọc Hoàn
Lời thơ: Nguyễn Ngọc Ký
- Mùa hè chia tay Nhạc và lời: Bùi Anh Tôn
- Cái mũi Nhạc: Woody Guthrie
Lời Việt: Lê Đức- Thu Hiền
- Em vẽ Nhạc và lời: Phạm Thị Sửu
- Đố bạn Nhạc và lời: Hồng Ngọc
- Đèn xanh, đèn đỏ Nhạc: L−ơng Vĩnh
ý thơ: Thế Hội
- Mừng sinh nhật Nhạc: N−ớc ngoài - Lời dịch: Đào Ngọc Dung
- Có con chim chích Nhạc và lời: Trần Hoàn
- Con cò Nhạc và lời: Xuân Giao
- Chim sáo Dân ca Khơ me- Nam Bộ
Gợi ý:
- Xác định cách dạy ở từng bài (bài đH quen hay bài mới) - Tiến trình dạy học
+ Giới thiệu bài hát