Giáo viên cần hiểu biết về h−ớng lựa chọn bài để dạy các cháu một cách có kiến thức các bài trong ch−ơng trình cũng nh− các bài dạy thêm. Cần tuyển chọn các bài hát có chất l−ợng nghệ thuật, phù hợp với lứa tuổi, chứa đựng tính nhân đạo, đi sâu vào thế giới tình cảm của trẻ, phản ánh đ−ợc những hứng thú của trẻ.
- Về lời ca: các bài có nội dung theo các chủ điểm giáo dục: chủ điểm (CĐ) gia đình, CĐ giao thông, CĐ thế giới động, thực vật, CĐ bản thân, CĐ quê h−ơng đất n−ớc, hiện t−ợng thiên nhiên xH hội gần gũi với trẻ, cuộc sống ở tr−ờng Mầm non, ở nhà... Ngôn ngữ bài hát phải đơn giản, dễ hiểụ Nhà trẻ và mẫu giáo bé chỉ nên dùng bài hát có một lời, mẫu giáo nhỡ, đặc biệt lớp lớn dùng những bài có hai lờị
- Về âm nhạc: cần có hình t−ợng rõ ràng đ−ợc thể hiện qua lời cạ Âm điệu và nhịp điệu dễ nhớ, dễ hát; điệu thức cũng nh− cấu trúc mang tính dân tộc (điệu thức 5 âm dân tộc không dùng nửa cung để trẻ dễ hát); tiết tấu nốt trắng, nốt đen, móc đơn, lặng đen, lặng đơn. Trẻ mẫu giáo lớn có thể hát tiết tấu chấm dôi, móc kép; âm vực từ quHng 6 - quHng 8 thứ nhất.
Âm nhạc cho trẻ em phải thực hiện đ−ợc nhiệm vụ học tập. Nhờ có âm nhạc, trẻ em đ−ợc học hát, học múa, học nghe và sử dụng nhạc cụ. Vì vậy các sáng tác cần gắn liền với các dạng hoạt động âm nhạc đa dạng để hình thành các kĩ năng thực hành.
- Về cấu trúc: Đối với nhà trẻ và mẫu giáo bé, bài hát nên cấu trúc dài 8 - 12 nhịp; lớp nhỡ và lớn 12 - 20 nhịp (không kể câu nhắc lại).
Có thể phân chia các bài dạy trẻ hát theo nội dung thể hiện nh− sau:
a) Những bài hát thể hiện tình cảm yêu th−ơng, gần gũi:
Gồm những bài hát về ông bà, cha mẹ, ng−ời thân trong gia đình - là những quan hệ xuất hiện đầu tiên ở đứa trẻ. Khối l−ợng bài hát có nội dung đề cập tình cảm yêu th−ơng, gần gũi với ng−ời thân ở lứa tuổi mẫu giáo chiếm nhiều hơn so với các lứa tuổi khác.
b) Những bài hát thể hiện tình cảm vui vẻ, thân thiết với bạn bè, tình đoàn kết hữu nghị:
Gồm những bài hát thể hiện cuộc sống, tâm t− tình cảm của trẻ, giao tiếp và hoạt động của trẻ với bạn bè. Qua nhiều bài hát, trẻ đ−ợc cởi mở, bộc lộ chân thành, đồng thời tự khẳng định đ−ợc bản thân. Những bài hát này th−ờng thể hiện tính chất vui t−ơi, trong sáng.
c) Những bài hát giúp trẻ nhận biết môi tr−ờng xung quanh thông qua nội dung lời ca
Gồm các bài hát có lời ca đề cập đến nhiều hiện t−ợng cuộc sống xung quanh trẻ, cho trẻ tiếp nhận dần những hiểu biết trong đời sống phong phú, đa dạng, những ấn t−ợng đẹp mà trẻ đH và đang sống. Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ, mở mang nhận thức của trẻ, đó chính là một trong những mục đích s− phạm của giáo dục âm nhạc.
d) Những bài hát phản ánh sinh hoạt, tính chất hồn nhiên, ngộ nghĩnh của trẻ
ĐH là trẻ con không thể không nói đến tính chất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, biểu lộ trong lời nói và mọi hoạt động của trẻ. Vì thế những bài hát phản ánh sinh hoạt vui chơi ngộ nghĩnh, hóm hỉnh (đặc biệt các bài đồng dao) th−ờng hấp dẫn trẻ, lôi cuốn trẻ vào hoạt động âm nhạc.
Tóm lại, cần lựa chọn những bài hát phản ánh hiện thực gần gũi đối với trẻ, khai thác một số thể loại dân ca, đồng dao, ca cảnh để dạy trẻ. Thông qua tiết mục âm nhạc, trẻ em thực hiện chức năng sinh hoạt xH hội của mình, do đó âm nhạc chủ yếu phải thể hiện tính chất vui t−ơi, trong sáng.
Giáo viên cần cộng tác với các nhạc sĩ và chủ biên các tuyển tập bài hát thảo ra nội dung các trò chơi âm nhạc, cấu trúc động tác múa, lập kịch bản... để âm nhạc thực sự sinh động trong tâm hồn trẻ thơ.