Ph−ơng pháp và biện pháp h−ớng dẫn trẻ học hát và vận động ở chừng mực nào đó có điểm giống nhau, có liên quan mật thiết với nhaụ
Một số ph−ơng pháp h−ớng dẫn trẻ vận động theo nhạc: Ph−ơng pháp trực quan truyền cảm (chỉ ra những âm hình tiết tấu, những trò chơi, các động tác riêng lẻ, bài múa); ph−ơng pháp dùng lời (giảng giải theo tiến trình thực hiện động tác, ghi nhớ các biện pháp); ph−ơng pháp thực hành nghệ thuật là ph−ơng pháp ôn luyện nhiều lần để trẻ nắm vững kĩ năng nhịp điệu âm nhạc, tự hoạt động độc lập và thực hiện diễn cảm, sáng tạọ
4.1. Làm mẫu (Ph−ơng pháp trực quan truyền cảm)
Làm mẫu là biện pháp quan trọng, nhằm mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn (tri giác âm nhạc và vận động trong một khối thống nhất). Nếu là hát kết hợp vận động vỗ tay, gõ... theo âm hình tiết tấu, giáo viên thể hiện đồng thời một cách dễ dàng. Trong tổ chức có nhiều trẻ tham gia vận động, di chuyển đội hình múa, động tác cháu trai khác cháu gái,... muốn thể hiện toàn vẹn trong sự kết hợp với âm thanh âm nhạc cùng một lúc là không thể đ−ợc. Vì vậy, để giữ đ−ợc tính toàn vẹn của tri giác, giáo viên cần phải sử dụng biện pháp trình bày kết hợp dùng lời giải thích động tác của cháu trai tr−ớc, cháu gái saụ Có thể giải thích d−ới hình thức dựng hình ảnh, hoặc chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểụ Với các vận động, trò chơi không có nội dung nh−ng rõ ràng về động tác, phải trình bày tác phẩm toàn vẹn, nêu ngắn gọn về trò chơi, âm nhạc vang lên một lần nữa, sau đó trẻ mới bắt đầu vận động, lời của bài hát nhắc tr−ớc động tác t−ơng ứng.
Do trẻ học thông qua bắt ch−ớc nên giáo viên phải làm mẫu nhiều lần. Những động tác múa cần rõ ràng, đúng tính chất âm nhạc, có đ−ờng nét đẹp, có diễn cảm. Trẻ bắt ch−ớc có thể không hoàn toàn nh− giáo viên, nh−ng những gì nghe - nhìn thấy qua làm mẫu giúp trẻ khắc sâu ấn t−ợng, nhận biết một cách xúc cảm các động tác, bài múa, góp phần phát triển thẩm mĩ cho trẻ.
4.2. Dùng lời
Dùng lời là biện pháp cần thiết để giải thích chi tiết, đặc điểm động tác, đồng thời kích thích trẻ hoạt động độc lập. Tr−ớc khi làm mẫu, giáo viên dẫn dắt, giới thiệu, h−ớng trẻ theo dõi tác phẩm. Sau khi nghe tác phẩm lần đầu tiên, giáo viên gợi cho trẻ kể lại nội dung hình ảnh của tác phẩm, nói lên giả định về những động tác nào đó có thể thực hiện theo âm nhạc vừa nghẹ
Đàm thoại về âm nhạc là một trong những biện pháp quan trọng cho trẻ làm quen với tác phẩm âm nhạc. Khi nói với trẻ về dân ca, về nhạc sĩ nào đó, về nội dung âm nhạc,... phải chuẩn bị tr−ớc nên nói thế nào, tránh nói tuỳ tiện hay những lời thừa không cần thiết hoặc diễn tả những từ không phù hợp với trẻ. Tiếng nói của giáo viên phải chuẩn xác, có tính văn học, truyền cảm, đúng ngữ điệu và không vội vàng với mục đích để h−ớng trẻ tập trung chú ý.
Xu- khôm- lin- xki viết: "Tôi đạt đ−ợc điều là để cho lời nói đối với trẻ không chỉ đơn thuần là biểu thị của sự vật, đối t−ợng và hiện t−ợng, mà còn mang sắc thái cảm xúc, sự t−ơi mát và những sắc thái tinh tế".
Biện pháp dùng lời còn để động viên, khuyến khích trẻ, giúp trẻ t−ởng t−ợng khi làm động tác. Ví dụ: giáo viên muốn trẻ vẫy hai cánh tay mềm mại có thể nói: "Nào, chúng ta hHy cùng nhau làm cánh chim baỵ.."; hoặc muốn cho trẻ đi nhanh - chậm theo tốc độ âm nhạc, cô giáo nói:
- Đoàn tàu bon nhanh (trẻ đi nhanh dần). - Tàu vào ga (trẻ đi chậm dần).
- Tàu đến ga - nhạc dừng (trẻ đứng lại).
Sự so sánh nh− vậy giúp trẻ biểu hiện tốt hơn yêu cầu đặt ra, gợi lên thái độ cảm xúc đối với bài tập, ảnh h−ởng tốt đến việc thực hiện bài tập một cách có hiệu quả.
4.3. Ph−ơng pháp học thuộc (Thực hành nghệ thuật, rèn luyện nhiều lần)
Cũng giống nh− học hát, trẻ phải bắt ch−ớc và tập luyện nhiều lần các động tác mới một cách chính xác và chi tiết. Giáo viên cần sử dụng các biện pháp sau:
- Làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với mục đích khôi phục lại trong trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự các động tác.
- Chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác cùng với âm nhạc.
- Giảng giải, chỉ dẫn trong quá trình học thuộc, biểu diễn bài hát, động tác cùng trẻ. - Sửa chữa dần những chi tiết không chính xác (tách ra để tập riêng).
- Tổ chức đa dạng cách học thuộc động tác, nhịp điệu âm nhạc (phân nhóm, cá nhân) để tạo khả năng theo dõi, phân tích, làm lại chính xác.
- Củng cố và hoàn thiện kĩ năng là b−ớc tiếp theo giúp trẻ thể hiện độc lập, sáng tạo, truyền cảm, đồng cảm với hình t−ợng nghệ thuật. Giáo viên có thể yêu cầu trẻ nhớ lại trình tự động tác, biết phối hợp với các bạn và sẵn sàng thực hiện bài tập.
Nh− vậy, sự hình thành các kĩ năng vận động nhịp điệu trong quá trình dạy học diễn ra theo giai đoạn tuỳ thuộc vào điều kiện sử dụng các ph−ơng pháp và biện pháp đa dạng. Vì vậy, giáo viên phải vận dụng một cách sáng tạọ