Để việc cho trẻ nghe nhạc đạt hiệu quả cao, cần giáo dục cho trẻ nghe có hệ thống, liên tục, có mục đích.
a) Nghe trong thời điểm
Tổ chức nghe trong các thời điểm đón trẻ, giờ chơi, giờ học, giờ nghỉ, giờ trả trẻ... với nội dung nghe phù hợp các thời điểm (sẽ nêu rõ chi tiết ở ch−ơng III - Hoạt động âm nhạc trong đời sống hàng ngày của trẻ).
b) Nghe trong giờ âm nhạc
- Nghe kết hợp đ−ợc hiểu là loại tiết học âm nhạc có hát hoặc vận động là trọng tâm. Nghe ở đây mang tính chất củng cố bài đH đ−ợc nghe, hoặc giới thiệu bài sắp nghẹ Với bài đH nghe, tập cho trẻ nhận biết qua sự diễn tấu của nhạc cụ, trao đổi kĩ hơn nội dung âm nhạc. Cũng có thể cho trẻ nghe tiết tấu để đoán nhận bài đH nghẹ
- Nghe là tiết trọng tâm: nghe tác phẩm âm nhạc đòi hỏi tính tích cực của trẻ về sự chú ý thính giác và tri giác, suy nghĩ và t−ởng t−ợng, gợi lên ở trẻ sự đồng cảm với hình t−ợng nghệ thuật, sự phản ánh các ấn t−ợng thu đ−ợc vào trong lời nóị
Tuy nhiên, khả năng nghe của trẻ theo nhóm tuổi khác nhaụ Đối với trẻ đ−ợc 1 tuổi, cần tạo cho trẻ có phản ứng cảm xúc với lời ca của bài hát trong mối quan hệ tình cảm của giáo viên với trẻ.
Với trẻ từ 24 - 36 tháng (2 - 3 tuổi): Cần tạo cho trẻ hứng thú nghe nhạc, có thể h−ởng ứng bằng động tác, hát bập bẹ theo khi nghe giáo viên hát.
Đối với các lớp mẫu giáo, cần tổ chức hình thức nghe - "xem" hát phong phú, giúp trẻ khắc sâu ấn t−ợng, nội dung phong cách âm nhạc bằng diễn xuất trực tiếp, các đạo cụ, hoá trang, ph−ơng tiện. - Cô hát cùng đàn đệm (ghi-ta hoặc đàn phím điện tử ), hoặc phần đệm đ−ợc làm sẵn trong đĩa mềm.
- Đàn giai điệu bằng nhạc cụ (ghi-ta, sáo, đàn phím điện tử...). Nếu dùng organ nên chuyển voice, style, thay đổi cách diễn tấu để tạo màu sắc âm thanh phong phú.
- Giáo viên vừa hát vừa tự đệm đàn.
- Làm động tác, múa minh hoạ theo băng cát-xét, đĩa tiếng hoặc theo bộ nhớ của đàn phím điện tử. Có thể mời trẻ cùng tham gia phụ hoạ.