B−ớc 1: Chuẩn bị cho trẻ nghe
Dẫn dắt trẻ nghe nhạc bằng cách dùng lời lẽ hấp dẫn, sinh động để giới thiệu qua hình t−ợng âm nhạc, tên tác phẩm, tác giả. Dựa vào lời ca khơi gợi sự t−ởng t−ợng của trẻ.
Ví dụ: Dạy cho trẻ nghe bài hát Bài hát của chuồn chuồn (Nhạc và lời: Hoàng L−ơng), cô giới thiệu: "Trong kinh nghiệm của nhân dân ta, con chuồn chuồn báo hiệu sự thay đổi của thời tiết rất thú vị. Hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe một bài hát kể về điều này nhé!"
Hoặc dùng câu đố:
Con gì bay thấp thì m−a Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
Có thể dạo đàn những nét giai điệu đầu tiên hoặc âm sắc của âm thanh có liên quan đến nội dung bài hát (tiếng chim hót, mèo kêu, tiếng còi, tiếng sóng biển...) để thu hút sự chú ý của trẻ.
Hoặc tuỳ tình huống có thể nói ngắn gọn trong phạm vi một vài câu: "Nào, bây giờ cô sẽ hát tặng cho các con nghe một bài nhé!".
Hay: "Các con hHy lắng nghe xem bài hát cô hát nói về cái gì nào!" Hoặc: "Các con hHy nghe cô hát và thử đặt tên cho bài hát này nhé!"
Phần giới thiệu cần ngắn gọn, lựa chọn sắc thái lời nói để thu hút trẻ, gợi nhu cầu muốn nghe ở trẻ, làm cho trẻ chuyển từ trạng thái của một dạng hoạt động tr−ớc đó sang hoạt động nghe nhạc. Nếu hoạt động tr−ớc đó là trầm lắng thì lời nói để thu hút trẻ phải vang rõ, sôi nổị Nếu hoạt động tr−ớc đó là sôi nổi thì lời nói phải âu yếm, nhẹ nhàng.
Giáo viên không nên giới thiệu quá dài dòng, đọc tr−ớc lời ca, phân tích vào nội dung chủ đề, hoặc đọc cả bài thơ dài mang đề tài t−ơng tự. Bởi vì nghe hát cần cảm thụ hình t−ợng âm nhạc qua sự hoà hợp của âm nhạc với lời ca, từ đó hình thành ở trẻ những ấn t−ợng âm nhạc, biết ứng xử nghệ thuật một cách đúng đắn.
B−ớc 2: Hát cho trẻ nghe
Cô hát - trẻ nghe là hai hoạt động ứng đối trực tiếp qua lại lẫn nhaụ Giáo viên cần hát diễn cảm và những gì liên quan đến trình diễn tr−ớc trẻ nh− diễn đạt cảm xúc, sự trang trọng hay âu yếm. Bằng hoạt động trực tiếp sáng tạo, cô biểu hiện một cách sống động nội dung bài hát, có thể thêm hoá trang, động tác phù hợp với hình t−ợng âm nhạc để tác động mạnh mẽ đến xúc cảm và nhận thức thẩm mĩ của trẻ. Đây là ph−ơng pháp trình diễn nghệ thuật, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của giáo viên.
Cần tập cho trẻ biểu lộ cảm xúc khi nghe: - Hào hứng, chăm chú lắng nghe
- Bộc lộ cảm xúc qua động tác, nét mặt - Vỗ tay cảm ơn sau khi nghe
Nếu sử dụng đ−ợc nhạc cụ thì giáo viên vừa đàn vừa hát. Cần phải hát nhiều lần với các sắc thái diễn tả (mạnh - nhẹ, to - nhỏ, nhanh - chậm, luyến - ngắt...).
Có thể cho trẻ nghe tác phẩm qua băng nhạc hoặc diễn tấu bằng nhạc cụ.
Khi cho trẻ nghe nhạc, giáo viên không nên nhắc nhở, ra lệnh... làm gián đoạn quá trình cảm thụ âm nhạc, làm giảm sự chú ý tri giác của trẻ tới tác phẩm.
B−ớc 3: Củng cố ấn t−ợng, ghi nhớ tác phẩm
Để khắc sâu cảm xúc với tác phẩm âm nhạc, ngoài sự thay đổi hình thức biểu diễn, giáo viên cần trò chuyện với trẻ về tác phẩm: tính chất giai điệu, tiết tấu, lời cạ.. Có thể dùng biện pháp so sánh, đặt câu hỏi giúp trẻ nhớ lại bài hát, nhận ra những nét đặc tr−ng của bài cô đH hát.
Sau khi cho trẻ nghe, giáo viên hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. Cũng có thể cho trẻ tự đặt tên bài hát. Hỏi trẻ về tính chất âm nhạc êm dịu hay sôi nổi, vui vẻ hay êm áị.. Cô có thể hát lại để trẻ nghe, kiểm nhận lại và khắc sâu thêm. Tiết nghe là trọng tâm, cô hát ít nhất 3 lần. Tiết nghe sau căn cứ vào kết quả của tiết nghe tr−ớc để hát tập cho trẻ làm quen với các yếu tố biểu hiện cơ bản của âm nhạc nh− gõ phách, nhịp, làm điệu bộ, cử chỉ phù hợp với sắc thái tình cảm của câu hát.
Nh− vậy, với từng tác phẩm khác nhau, nội dung hình thức nghe nhạc trong từng tiết học khác nhaụ Cần sử dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp cho phù hợp với đối t−ợng trẻ và yêu cầu đặt rạ