Ph−ơng pháp dạy trẻ nghe

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ HÒA _ppgd_am_nhac_trong_truong_mn (Trang 26 - 27)

- Trực quan thính giác. - Đàm thoại diễn giảị

- Trực quan thị giác (kết hợp).

Ph−ơng pháp chủ yếu là biểu diễn truyền cảm các tác phẩm, đàm thoại diễn giải và trực quan đ−a trẻ h−ớng tới sự phát triển hình t−ợng - âm nhạc. Trực quan nói chung không nhất thiết đòi hỏi tri giác bằng mắt sự vật thực mà phụ thuộc vào những thông tin bổ sung.

Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe về nội dung tác phẩm, giáo viên chỉ ra mối liên quan giữa âm thanh với các hiện t−ợng cuộc sống phản ánh trong đó. Nội dung âm nhạc sẽ đ−ợc trẻ tiếp thu tốt nếu nh− giáo viên tuyển chọn kể cho trẻ nghe các câu chuyện có hình ảnh, truyện cổ tích, đọc thơ... có liên quan đến nội dung âm nhạc. Ngoài ra, có thể kết hợp trực quan thị giác minh hoạ bằng đạo cụ, trang trí, động tác.

Trong lần làm quen đầu tiên, cần cho trẻ tri giác toàn vẹn, nhận biết tính chất chung của tác phẩm, sau đó phân biệt một cách đơn giản ph−ơng tiện diễn tả âm nhạc (tốc độ, c−ờng độ, âm sắc...). Khi đH nhận biết vai trò truyền cảm của các ph−ơng tiện diễn tả riêng trong mối liên quan với sự phát triển hình t−ợng âm nhạc thì cho trẻ tri giác toàn vẹn trở lại (cuối tiết học).

Nghe trực tiếp:

Trẻ đ−ợc nghe cô đàn hát trực tiếp sẽ gây ấn t−ợng mạnh mẽ nhất, lôi cuốn nhất. Khi nghe trực tiếp, trẻ đ−ợc quan sát cách thể hiện sinh động của cô, trẻ rất thích đ−ợc "xem" cô hát. Vì vậy, khi hát cho các cháu nghe, cô giáo chú ý sắp xếp để cho tất cả các cháu đ−ợc trông rõ cô, "xem cô hát" với các ph−ơng tiện trực quan. Nghe trực tiếp là ph−ơng pháp trực quan truyền cảm đòi hỏi giáo viên cần phải hát thật chính xác, tự nhiên, diễn cảm, thể hiện đúng phong cách tác phẩm.

Nghe qua ph−ơng tiện:

Trẻ đ−ợc nghe giáo viên đàn giai điệu bài hát, hoặc nghe đài, băng cát xét, tivi, đĩa hình... Nghe qua ph−ơng tiện sẽ mở rộng phạm vi trực quan cho trẻ: trẻ làm quen với lối trình diễn dàn dựng công phu, hài hoà giữa hát và nhạc, âm sắc các nhạc cụ và các cách hoà tấụ Khi nghe qua ph−ơng tiện, giáo viên nên kết hợp cho trẻ xem tranh, các con rối, động tác múa minh hoạ nội dung âm nhạc. Biện pháp này giúp trẻ tích luỹ các ấn t−ợng âm nhạc, dễ dàng ghi nhớ tác phẩm.

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ HÒA _ppgd_am_nhac_trong_truong_mn (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)