a) Làm quen với bài hát
Trẻ nghe qua các ph−ơng tiện truyền thông ở mọi nơi, mọi lúc để làm quen với bài hát mớị Cô có thể định h−ớng từ cuối tiết học tr−ớc bằng cách hát cho trẻ nghe bài sắp dạỵ
- Cô giới thiệu cho trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, dẫn dắt trẻ nghe bằng các thủ thuật với mục đích tập trung sự chú ý của trẻ đến nội dung, hình t−ợng nghệ thuật, khơi gợi trí t−ởng t−ợng và sự hình dung ở trẻ.
- Đối với các cháu nhà trẻ, mẫu giáo bé, dùng lời ngắn gọn kết hợp với ph−ơng tiện trực quan, đồ chơi, tranh ảnh gắn với nội dung bài hát để giới thiệụ
- Đối với mẫu giáo nhỡ, lớn, giáo viên kể một cách có hình ảnh, đặt câu hỏi trò chuyện về nội dung bài, có thể dùng thơ sát với nội dung bài hát để giới thiệụ Tuỳ theo tính chất nội dung, giáo viên lựa chọn sử dụng linh hoạt cho phù hợp với sự nhận thức của nhóm trẻ.
Phần hát mẫu: Sử dụng biện pháp trực quan truyền cảm, cô biểu diễn bài hát trọn vẹn, hát đúng, hát hay, rõ lời sẽ thu hút sự chú ý của trẻ tới hình t−ợng nghệ thuật của bài hát, tạo cho trẻ khả năng tri giác bài hát trọn vẹn, gợi lên sự h−ởng ứng, cảm xúc, đồng cảm với hình t−ợng, lôi cuốn trẻ vào tâm trạng cảm xúc chung của bài hát bởi vì tính truyền cảm của diễn xuất ở trẻ phụ thuộc vào diễn xuất mẫu của giáo viên. Nên cho trẻ nghe bài hát hai đến ba lần. Đặt câu hỏi khai thác nội dung lời ca để trẻ lắng nghe và trả lời, hoặc cô giải thích chi tiết bài hát giúp trẻ định h−ớng tr−ớc khi hát mẫu lạị
Nếu sử dụng đ−ợc nhạc cụ, giáo viên nên đệm theo hát (tự đệm hoặc hát cùng bộ nhớ đàn phím điện tử đH ghi bài hát sẵn, hát cùng với phần đệm làm trên đĩa mềm).
Có thể biểu diễn giai điệu bài hát bằng nhạc cụ: Trẻ nghe và phân biệt đ−ợc tính chất chung của bài (vui vẻ, sôi nổi hay êm dịu tha thiết...), sau đó giáo viên hát cho trẻ nghẹ
Ví dụ: cho trẻ nghe giai điệu bài R−ớc đèn d−ới ánh trăng của Phạm Tuyên ở nhịp độ vừa phải; cần nhấn rõ vai trò tiết tấu bằng cách kết hợp tiếng trống s− tử. Hoặc nghe bài Con chim hót trên cành cây của Trọng Bằng nên kết hợp tiếng chim hót của đàn phím điện tử với sự nhịp nhàng, âm sắc trong sáng.
b) Dạy trẻ hát (hát cùng trẻ)
Giáo viên sử dụng biện pháp luyện tập kết hợp biện pháp dùng lời chỉ dẫn kĩ năng hát, tính chất cảm xúc của bài hát cho trẻ.
Đặc điểm của trẻ mầm non là ch−a biết chữ, do đó ph−ơng pháp dạy hát chung cho các lứa tuổi là dạy "truyền khẩu", tức là trẻ hát theo cô cho tới khi tự hát đ−ợc. Đối với bài hát ngắn, trẻ đH đ−ợc làm quen từ tr−ớc, trẻ sẽ hát theo cô liên tục cả bài, không dạy thuộc câu này mới sang câu khác làm gián đoạn tri giác. Bắt đầu dạy trẻ hát, không nên cho trẻ hát cùng bộ nhớ của đàn phím điện tử.
Cách bắt giọng:
Dạy trẻ hát bằng âm thanh vang tự nhiên là cách tốt nhất để trẻ hát thoải mái, không bị ức chế hay căng thẳng, giúp các cháu hát đúng, hát haỵ Tránh âm vực giọng hát cao quá hay thấp quá, nh− vậy cần phải dịch giọng (transpose) bài hát cho phù hợp khi kết hợp nhạc cụ để bảo vệ và phát triển giọng hát của trẻ.
Cách bắt nhịp:
Trẻ học hát thông qua bắt ch−ớc giáo viên, do đó giáo viên vừa hát vừa bắt nhịp bằng tay để giữ tốc độ đều cho các cháu hát. Giáo viên phải thận trọng đối với những bài hát có nhịp lấy đà, phân biệt h−ớng đi của nhịp hai phách, nhịp ba phách để bắt nhịp cho đúng, không ng−ợc phách.
Khi phối hợp hát cùng nhạc cụ đệm, giáo viên vừa bắt nhịp vừa lắng nghe nhạc đệm để điều khiển trẻ hát khớp nhạc. Dùng đàn kết hợp trong khi dạy hát nh−ng chỉ nên đàn giai điệu theo câu hát. Khi thuộc bài, cho trẻ hát cùng bộ nhớ ghi sẵn. Cần chú ý rằng, đàn không thể thay thế giọng hát của giáo viên giúp trẻ xử lí âm thanh nh− ngân du d−ơng hay phát âm.
Nếu trẻ ch−a nghe rõ lời của bài hát, cô giáo có thể đọc lời bài hát theo âm hình tiết tấu một cách chậm rHi, diễn cảm hoặc đọc lời trên nền nhạc của bài hát. Với bài hát dài, bài có hai lời ca, có thể chia đoạn để dạy trẻ theo từng câu nối tiếp.
Ví dụ: Cô hát: "Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem" – Trẻ nhắc lại câu đó. Cô tiếp: "Hai bàn tay của em nh− hai con b−ớm xinh xinh"- Trẻ nhắc lại,... cứ nh− thế học hết câu này mới sang câu khác. Nếu bài hát có hai lời không bắt buộc trẻ thuộc cả hai lời trong lần đầu học hát.
Trong quá trình dạy hát, với kĩ năng hát du d−ơng, tạo âm ngân dài, cô có thể hát mẫu ngân dài kết hợp dùng tay đ−a sang ngang làm động tác so sánh trực quan.
Ví dụ: Bài Màu hoa (Nhạc và lời: Hồng Đăng)
"Màu hoa tím, màu hoa đỏ, màu hoa vàng, nhiều hoa xinh thế" (chữ "thế" trong khi ngân 3 phách cô đ−a tay sang ngang). Trẻ vừa nghe cô hát vừa nhìn động tác tay đ−a sang ngang của cô sẽ hiểu rằng chữ "thế" phải hát ngân mà không đ−ợc ngắt. Hoặc muốn tạo âm gọn gàng, sinh động khi dạy bài Đêm trung thu (Nhạc và lời: Phùng Nh− Thạch), có thể so sánh các âm với tiếng trống kết hợp điệu bộ đánh trống, tạo không khí linh hoạt theo tiết tấụ
Cô nói: "Chúng ta hHy hát gọn nh− tiếng trống s− tử":