Đổi mới hình thức giáo dục âm nhạc

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ HÒA _ppgd_am_nhac_trong_truong_mn (Trang 69 - 71)

IV. Trò chơi âm nhạc

2. Đổi mới hình thức giáo dục âm nhạc

Quan điểm, mục đích giáo dục của h−ớng đổi mới là giáo viên là ng−ời h−ớng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động vui chơi, tìm tòi, khám phá. Trẻ tham gia các hoạt động, trong đó có âm nhạc một cách hứng thú, chủ động để phát triển khả năng cá nhân.

Giáo viên tích cực làm việc trực tiếp với nhóm, cá nhân để giúp trẻ thể hiện tốt hoạt động âm nhạc. Trẻ hoạt động không bị áp đặt để phát huy năng lực bản thân, đ−ợc trao đổi, nhận xét để trở nên năng động hơn. Chính vì vậy, trong vận động nhịp điệu, trẻ đ−ợc tự do thể hiện nhiều cách khác nhau, không nhất thiết yêu cầu mọi trẻ vận động giống nhau hoặc khi trẻ đH nắm đ−ợc bài hát, giáo viên cho trẻ kết hợp vận động nhịp điệu, bỏ qua các b−ớc dạy hát không cần thiết.

Về thiết bị đồ dùng dạy học, ngoài nhạc cụ của giáo viên, băng, đĩa tiếng, đĩa hình,... cũng cần trang bị cho trẻ đồ chơi, nhạc cụ trẻ em, đạo cụ... để tạo điều kiện cho trẻ phát triển tai nghe chính xác, cảm thụ âm nhạc đ−ợc đồng bộ.

Quan điểm giáo dục tích hợp trong âm nhạc cũng dựa theo các chủ đề xuất phát từ nhu cầu của trẻ gắn với cuộc sống, thiên nhiên, môi tr−ờng gần gũi trẻ. Nhiều bài hát cho trẻ nghe, dạy trẻ hát hay các trò chơi vận động đ−ợc bổ sung thêm h−ớng vào các chủ đề giáo dục.

Trẻ từ 2 - 3 tuổi, cấu trúc giờ học gồm hai hoạt động (một nội dung trọng tâm và một nội dung kết hợp):

- Hát, vận động - Nghe, vận động

Theo định h−ớng đổi mới, giáo dục âm nhạc ở các lớp mẫu giáo không tiến hành theo các loại tiết mà triển khai thông qua giờ hoạt động chung. Giáo viên vận dụng ph−ơng pháp dạy các kĩ năng của các hoạt động theo ch−ơng trình cải cách nh−ng không tiến hành các b−ớc một cách máy móc.

Căn cứ vào tính chất của từng bài hát, từng bài vận động và khả năng nhận thức của trẻ, giáo viên lựa chọn cách dạy phù hợp, đồng thời bổ sung thêm các bài hát theo chủ đề giáo dục để dạy trẻ.

Dựa theo tài liệu h−ớng dẫn của Vụ Giáo dục Mầm non năm 2002, giờ hoạt động chung đ−ợc tiến hành d−ới các hình thức cơ bản sau:

Hình thức 1:

Tập trung rèn luyệnkĩ năng âm nhạc dựa trên cấu trúc của các tiếtnội dung trọng tâmnội dung kết hợp. Giáo viên có thể thực hiện một trong các nội dung trọng tâm (ca hát, vận động, nghe hát) hoặc thực hiện hai nội dung là ca hát và vận động hoặc vận động và nghe hát. Nội dung kết hợp sẽ chọn một hoặc hai trong các dạng hoạt động âm nhạc (ca hát, nghe hát, vận động, trò chơi). Nh− vậy, giáo dục âm nhạc trong hoạt động chung có thể sẽ bao gồm tất cả các dạng hoạt động âm nhạc.

Hình thức 2:

Thực hiện ch−ơng trình hoạt động nghệ thuật tổng hợp các hoạt động âm nhạc, kết hợp thêm các

bài hát bổ sung h−ớng vào chủ điểmnội dung tích hợp theo đề tài giáo dục.

Hình thức 3:

Thực hiện giờ hoạt động chung tổng hợp các hoạt động âm nhạc theo hình thức biểu diễn sau mỗi chủ điểm, trong đó trẻ có thể ôn hát, vận động, nghe hát... và lồng thêm thơ, kể chuyện âm nhạc, trò chơị

Các lớp mẫu giáo bé, nhỡ thực hiện năm chủ đề. Chủ đề dinh d−ỡng sức khoẻ không tách riêng mà lồng vào các chủ đề bản thân, gia đình, môi tr−ờng tự nhiên, môi tr−ờng xH hộị Mỗi chủ đề có các nhánh nhỏ.

Ví dụ:

Bản thân:

Tôi là aỉ Cơ thể của tôị

Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh.

Gia đình:

Gia đình tôị

Gia đình sống chung trong một ngôi nhà. Nhu cầu của gia đình.

Môi tr−ờng xã hội:

Tr−ờng Mầm non của chúng em. Nghề nghiệp.

Giao thông.

Môi tr−ờng tự nhiên:

Thế giới động vật. Thế giới thực vật.

N−ớc và một số hiện t−ợng thiên nhiên.

Giáo dục dinh d−ỡng và sức khoẻ (lồng ghép trong bốn chủ đề trên): Thực phẩm nuôi sống con ng−ờị

Nhu cầu và vai trò của dinh d−ỡng với sức khoẻ.

Giữ gìn vệ sinh, sức khoẻ, nề nếp trong ăn uống.

Các hình thức giáo dục âm nhạc ở lớp mẫu giáo bé, nhỡ đ−ợc vận dụng linh hoạt.

Hình thức 1:

Dạy trẻ hát là trọng tâm, kết hợp vận động, điệu bộ, cho trẻ nghe hát và tích hợp những môn học gần gũị

Hình thức 2:

Dạy trẻ vận động theo nhạc là trọng tâm, kết hợp nghe hát và tích hợp những môn học gần gũi khác.

Hình thức 3:

Tổ chức biểu diễn sau mỗi chủ đề giống nh− các nhóm tuổi trên.

Các bài hát đ−ợc lựa chọn phải phù hợp với chủ đề. Ví dụ: chủ đề Gia đình chọn bài Mẹ đi vắng

(Trịnh Công Sơn) để dạy trẻ hát, vận động; hát cho trẻ nghe bài Bàn tay mẹ (Bùi Đình Thảo); trò chơi hát theo tranh: cho trẻ xem tranh, qua nội dung tranh gợi ý cho trẻ hát bài Cả nhà th−ơng nhau

(Phan Văn Minh), Cháu yêu bà (Xuân Giao), Ông cháu (Phong NhH), Chào hỏi (Hoàng Tiến). Các nội dung và hình thức hoạt động giáo dục âm nhạc kết hợp hài hoà thành một ch−ơng trình thống nhất trong giờ hoạt động chung và tích hợp một số bộ môn khác. Nếu trẻ ch−a thực hiện đ−ợc các kĩ năng thì giáo viên dành thời gian (trọng tâm) để tập luyện cho trẻ, sau đó tiếp tục ch−ơng trình hoạt động nghệ thuật.

Hoạt động góc là hoạt động gắn bó với các hoạt động khác trong tr−ờng Mầm non. Hoạt động góc giúp trẻ ôn luyện, củng cố, vận dụng kĩ năng vào các trò chơi, hoạt động sáng tạọ Giáo viên giúp trẻ thực hiện các hoạt động nghệ thuật: nghe nhạc, xem đĩa hình, sử dụng nhạc cụ, diễn kịch.

IỊ Hoạt động âm nhạc trong đời sống hàng ngày ở tr−ờng Mầm non

Trẻ tiếp nhận văn hoá, trong đó có âm nhạc trong điều kiện môi tr−ờng sống xung quanh. Việc giáo dục âm nhạc đ−ợc thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở tr−ờng của trẻ có ý nghĩa lớn, nhờ đó cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên. ở tr−ờng, trẻ đ−ợc chơi, ăn, học, nghỉ... và âm nhạc gắn liền với mọi thời điểm sinh hoạt của trẻ.

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ HÒA _ppgd_am_nhac_trong_truong_mn (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)