Chuẩn bị dạy trẻ nghe nhạc

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ HÒA _ppgd_am_nhac_trong_truong_mn (Trang 29 - 33)

Hiệu quả của tiết dạy trẻ nghe nhạc phụ thuộc vào sự chuẩn bị của giáo viên nh− lựa chọn ph−ơng pháp giới thiệu, trình diễn phù hợp. Giáo viên cần phải:

- Nắm đ−ợc tính chất, phong cách chung của bài hát, từ đó xác định sắc thái, tình cảm, đặc điểm lời ca, giai điệụ

- Học thuộc bài hát, hát nhuần nhuyễn kết hợp nét mặt, điệu bộ phù hợp.

- Nếu sử dụng nhạc cụ phải phối hợp tốt với phần nhạc, thu vào bộ nhớ, tìm âm sắc (voice) thích hợp.

- Xác định yêu cầu đối với tiết học và đặc điểm của từng đối t−ợng trẻ. - Chuẩn bị hoá trang, đạo cụ của cô và trẻ.

Câu hỏi:

1. Vai trò, ý nghĩa của việc dạy trẻ nghe nhạc. 2. Khả năng nghe nhạc của trẻ.

3. Nội dung và ph−ơng pháp dạy trẻ nghe nhạc. 4. Các hình thức tổ chức nghe nhạc.

5. Các b−ớc tiến hành dạy trẻ nghe nhạc. 6. H−ớng lựa chọn tác phẩm cho trẻ.

Bài tập thực hành

Tập giới thiệu, hát cùng nhạc cụ đệm, diễn giải cho trẻ nghe một số bài sau: - Tr−ờng làng tôi Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu

- Mùa hoa ph−ợng nở Nhạc và lời: Hoàng Vân

- Đi học Nhạc: Bùi Đình Thảo

Lời: Minh Chính- Bùi Đình Thảo

- Ngày mùa Nhạc và lời:Văn Cao

- Em là chim câu trắng Nhạc và lời: Trần Ngọc - Anh phi công ơi Nhạc: Xuân Giao

Lời thơ: Xuân Quỳnh

- Màu áo chú bộ đội Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý

- Lời ru trên n−ơng Nhạc: Trần Hoàn

Thơ: Nguyễn Khoa Điềm

- Địu con đi nhà trẻ Nhạc và lời: Đào Ngọc Dung - Quê em Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn

- Lòng mẹ Nhạc và lời: Y Vân

- Làng tôi Nhạc và lời: Văn Cao

- Bàn tay mẹ Nhạc: Bùi Đình Thảo

Thơ: Tạ Hữu Yên

- Cánh én tuổi thơ Nhạc và lời: Phạm Tuyên - Đ−a cơm cho mẹ đi cày Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích - Em đi giữa biển vàng Nhạc: Bùi Đình Thảo

Thơ: Minh Chính

- Em là bông hồng nhỏ Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn

H−ớng dẫn tự học

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Văn Yến (biên soạn). Trẻ mầm non ca hát. Vụ Giáo dục Mầm non. NXB Âm nhạc, 2002.

2. Nguyễn Hoành Thông. Âm nhạc và ph−ơng pháp giáo dục âm nhạc. NXB Giáo dục, 1998. 3. Phụ lục bách khoa tri thức học sinh. 50 bài hát hay nhất. NXB Văn hóa thông tin, 2001. 4. Viện Chiến l−ợc và Ch−ơng trình giáo dục- Trung tâm Nghiên cứu Chiến l−ợc và phát triển Ch−ơng trình Giáo dục Mầm non. Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề (trẻ 3-4 tuổi) và (trẻ 4-5 tuổi).

5. Viện Chiến l−ợc và Ch−ơng trình giáo dục - Trung tâm Nghiên cứu chiến l−ợc và Phát triển ch−ơng trình giáo dục Mầm non. H−ớng dẫn giáo dục đổi mới cho trẻ mầm non.

6. Vụ Giáo dục Mầm non. Tài liệu bồi d−ỡng th−ờng xuyên cho giáo viên mầm non chu kì II

(2004 - 2007).

7. Hoàng Long - Hoàng Lân. Tuyển tập âm nhạc tuổi thơ. NXB Giáo dục, 2003.

Kiến thức cơ bản

- Nắm đ−ợc tác dụng của việc cho trẻ nghe nhạc, nghe hát trong giáo dục tình cảm, nhận thức. - Khả năng tiếp nhận âm thanh, âm nhạc và các biểu hiện của trẻ từ 0 - 6 tuổị

- Nội dung nghe: + Nhạc không lời + Các thể loại bài hát

+ Nghe âm thanh tự nhiên, âm thanh trong cuộc sống - Ph−ơng pháp dạy trẻ nghe nhạc:

+ Trực quan thính giác- trực quan truyền cảm. + Đàm thoại diễn giảị

+ Trực quan thị giác (đồ dùng học tập, động tác điệu bộ...). - Các hình thức tổ chức nghe:

+ Nghe gắn liền thời điểm sinh hoạt học tập khác. + Nghe trong giờ học (trọng tâm và kết hợp). - Các b−ớc tiến hành:

+ Chuẩn bị tr−ớc lúc nghẹ

+ Tổ chức các hình thức cho trẻ tiếp xúc tác phẩm.

+ Đặt câu hỏi kiểm tra khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng nhận biết tác phẩm. + Liên hệ giáo dục, lồng ghép môn học gần gũị

- Lựa chọn và sử dụng tác phẩm.

Câu hỏi:

1. Phân tích vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức cho trẻ nghe nhạc. Cho ví dụ.

Gợi ý:

- Phát triển tai nghe, phối hợp ca hát, vận động, trò chơị - Góp phần phát triển cảm xúc, tình cảm của trẻ.

- Góp phần mở rộng nhận thức cho trẻ, biết liên hệ trong cuộc sống. - Phát triển sự t−ởng t−ợng, sáng tạọ

Lấy tác phẩm âm nhạc và việc tổ chức hoạt động nghe nhạc để chứng minh. 2. Phân tích đặc điểm khả năng nghe nhạc của trẻ theo từng độ tuổị

Gợi ý:

So sánh, phân tích quá trình phát triển tai nghẹ

- Tuổi nhà trẻ:

+ Biết lắng nghe âm thanh, h−ởng ứng bằng động tác, nét mặt... + Thích nghe hát ru, bài hát về ng−ời thân, cảnh vật ngộ nghĩnh... + Thời gian tập trung chú ý ngắn.

- Tuổi mẫu giáo:

+ Thời gian chú ý tăng dần, từ chỗ trẻ cảm xúc với âm nhạc nảy sinh mạnh mẽ, trực tiếp nh−ng nhanh chóng quên, ít giữ lại ấn t−ợng đến sự biểu hiện ghi nhớ bài hát, tập trung chú ý lâu hơn, theo dõi sự phát triển của bài hát.

+ Nghe bài hát và nhạc không lời, phân biệt đ−ợc tính chất thể loại âm nhạc: tính chất hành khúc, tính chất nhảy múa, tính chất trữ tình, tính chất ngợi cạ..

+ Biết nhận xét, phân biệt các thuộc tính âm nhạc: âm sắc nhạc cụ, giọng hát, tốc độ nhanh - chậm, âm thanh cao – thấp...

3. Trình bày nội dung và ph−ơng pháp tổ chức cho trẻ nghe nhạc. Cho ví dụ phân tích.

Gợi ý:

- Nội dung nghe:

Nhạc không lời: tiểu phẩm có tiêu đề, trích đoạn các tác phẩm điển hình, nhạc truyền thống, bài hát biên soạn cho nhạc cụ...

Bài hát: dân ca, hát ru, bài hát thiếu niên, các thể loại sáng tác... phù hợp với sự tiếp nhận của trẻ.

Nghe âm thanh tự nhiên, âm thanh trong cuộc sống: tiếng kêu các con vật, tiếng m−a, tiếng sỏi đá...

- Ph−ơng pháp dạy trẻ nghe nhạc:

+ Trực quan thính giác- trực quan truyền cảm. + Đàm thoại diễn giảị

+ Trực quan thị giác (đồ dùng học tập, động tác điệu bộ...).

Lấy một số tác phẩm minh họa về cách thể hiện, cách đặt câu hỏi, câu đàm thoại cụ thể, sử dụng đồ dùng trực quan theo nội dung bài hát.

- Các hình thức tổ chức nghe:

+ Nghe gắn liền thời điểm sinh hoạt học tập khác. + Nghe trong giờ học (trọng tâm và kết hợp).

Trình bày rõ yêu cầu của nghe là nội dung trọng tâm và nghe là nội dung kết hợp.

Các hình thức cho trẻ tiếp xúc tác phẩm: hát cùng nhạc đệm, nghe giai điệu trên đàn, băng đĩa, minh họa động tác, trang trí , đạo cụ...

- Các b−ớc tiến hành:

+ Chuẩn bị tr−ớc lúc nghe: dùng lời giới thiệu dẫn dắt vào tác phẩm + Hát cho trẻ nghe hoặc cho trẻ nghe nhạc không lời; nghe, xem đĩa

+ Đặt câu hỏi kiểm tra khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng nhận biết tác phẩm + Liên hệ giáo dục, lồng ghép liên môn học

+ Ôn luyện, củng cố những ấn t−ợng về tác phẩm Có thể lấy ví dụ từ một tác phẩm để phân tích

4. Cần lựa chọn và sử dụng tác phẩm nh− thế nào cho trẻ nghẻ

Gợi ý:

+ Tác phẩm đa dạng về thể loạị Có giá trị nghệ thuật, chứa đựng tinh thần nhân đạo + Dễ hiểu, phù hợp sự tiếp nhận của trẻ

+ Phù hợp với khả năng ca hát của giáo viên

Dẫn chứng một số tác phẩm tiêu biểu và phân tích tính chất nội dung âm nhạc

IỊ Ca hát

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ HÒA _ppgd_am_nhac_trong_truong_mn (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)