Tổ chức văn nghệ trong ngày hội, ngày lễ

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ HÒA _ppgd_am_nhac_trong_truong_mn (Trang 80 - 81)

IV. Trò chơi âm nhạc

2. Tổ chức văn nghệ trong ngày hội, ngày lễ

Ch−ơng trình biểu diễn văn nghệ trong ngày hội, lễ chủ yếu do các cháu trong toàn tr−ờng biểu diễn. Các cháu là hạt nhân văn nghệ của các lớp, từ nhà trẻ 2 - 3 tuổi đến các lớp mẫu giáọ Ch−ơng trình bao gồm múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, múa rối, trò chơi biểu diễn xen kẽ trong thời gian khoảng 30 phút. Giáo viên các lớp sẽ chuẩn bị tiết mục của lớp mình phụ trách h−ớng vào nội dung của từng ngày hội, lễ. Giáo viên s−u tầm, tập cho trẻ thêm những bài hát, điệu múa ngoài ch−ơng trình từ vài tuần tr−ớc. Ch−ơng trình biểu diễn có thể kết hợp với các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp (rối, xiếc, hài) để tăng thêm hấp dẫn. Ngoài ra, phụ huynh, giáo viên có thể tham gia biểu diễn cùng trẻ vài tiết mục. Sự tham gia, chuẩn bị biểu diễn của giáo viên sẽ đem lại cho trẻ sự hào hứng, tạo những ấn t−ợng tốt đẹp về ngày lễ.

Trong buổi biểu diễn, cần chọn một giáo viên dẫn ch−ơng trình là ng−ời trẻ, đẹp, diễn đạt l−u loát, hóm hỉnh, vui vẻ, biết ứng xử tình huống thật linh hoạt vì ở trẻ rất dễ xảy ra "sự cố". Cũng có thể phối hợp dẫn ch−ơng trình với một cháu lớp mẫu giáo lớn. Cháu ch−a đọc đ−ợc chữ, do đó giáo viên dạy cháu giới thiệu bằng văn vần để tạo sự trôi chảy, dễ nhớ.

Mỗi ngày lễ, hội đ−ợc tổ chức với các ý nghĩa khác nhau sẽ tạo những ấn t−ợng khó quên đối với trẻ.

Ngày Tết Trung thu: là ngày tết dân gian cổ truyền của trẻ em. Theo truyền thống dân tộc, ông cha ta đH chọn ngày "Rằm tháng Tám" là ngày trăng tròn sáng đẹp nhất làm ngày hội cho các cháu r−ớc đèn, múa s− tử, chơi các trò chơi dân gian, phá cỗ d−ới trăng. Có thể chọn một số bài hát sau:

R−ớc đèn d−ới trăng (Phạm Tuyên), Đêm trung thu (Phùng Nh− Thạch), ánh trăng hoà bình (Nhạc Hồ Bắc-lời Mộng Lân), Vui Trăng (Phạm Tuyên), Gọi trăng sao (Đồng dao Thái - Tô Ngọc Thanh đặt lời).

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3:

Đối với trẻ thơ, ng−ời phụ nữ tôn kính nhất ngự trị trong tình cảm của chúng là ng−ời mẹ. Vì vậy kỉ niệm ngày 8 - 3 có ý nghĩa sâu sắc về tình cảm trong tâm hồn trẻ nhỏ. Để chuẩn bị cho ngày hội, cô giáo h−ớng dẫn cháu tự làm những bông hoa để tặng bà, tặng mẹ và tặng cô giáọ Ch−ơng trình liên hoan văn nghệ có cả đọc thơ, múa hát theo chủ đề cô và mẹ. Có thể sử dụng các bài hát sau: Mẹ là ánh nắng sớm mai (Hoàng Long), Múa cho mẹ xem (Xuân Giao), Khúc hát ru ng−òi mẹ trẻ (Phạm Tuyên), Cô giáo (Nguyễn Mạnh Th−ờng), Bông hoa mừng cô (Trần Thị Duyên), Chỉ có một trên đời (ý thơ Nga, nhạc Tr−ơng Quang Lục)...

Ngày Tết Nguyên đán:

Tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc. Sự háo hức đón chờ ngày tết luôn luôn là hạnh phúc của con trẻ. Cô giáo cùng các cháu trang trí tr−ờng lớp bằng cành đào, cành mai, hoa cúc, cây nêụ.. tuỳ theo địa ph−ơng để có đ−ợc khung cảnh xuân. Trong chủ đề ngày xuân, cô giáo kể chuyện dân gian nhân dịp ngày tết cổ truyền của dân tộc, kết hợp trò chuyện với các cháu về chủ đề yêu quê h−ơng, yêu thiên nhiên. Phần biểu diễn văn nghệ: múa hát, đọc thơ, cô giáo tổ chức cho các

cháu chơi một vài trò chơi có tính chất vui xuân. Các bài tiêu biểu đ−ợc các cháu biểu diễn là: Cùng múa hát mừng xuân (Hoàng Hà), Mùa xuân đến rồi (Phạm Thị Sửu), Chúc mừng năm mới (Thanh Hải), Cánh én và mùa xuân (Nhạc Thanh Ly-Thơ Định Hải).

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ HÒA _ppgd_am_nhac_trong_truong_mn (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)