IV. Trò chơi âm nhạc
1. Ch−ơng trình cải cách
Từ sau khi thực hiện chuyên đề giáo dục âm nhạc 1993 - 1996, ch−ơng trình cải cách đ−ợc h−ớng dẫn thực hiện nh− sau:
Đối với lứa tuổi nhà trẻ, hoạt động chính là cho trẻ nghe hát để tạo cảm giác an toàn, tình cảm. Trẻ d−ới 1 tuổi tiếp xúc với âm nhạc từ 5 - 7 phút. Giáo viên hát cho trẻ nghe vài lần những bài hát ru, dân cạ.. Ngoài hát lời, giáo viên có thể hát giai điệu (la lạ..) hoặc đọc diễn cảm lời bài hát kèm theo điệu bộ minh hoạ.
Ví dụ:
Hát bài Cò lả (Dân ca đồng bằng Bắc Bộ) - Hát lời:
Con cò cò bay lả a - Hát giai điệu:
La là là la lả (theo giai điệu bài hát)
- Hoặc đọc lời theo âm hình tiết tấu kèm theo động tác vẫy cánh tay nh− cò bay: Con cò (cò) bay lả lả bay la
Giáo viên l−u ý vừa hát vừa âu yếm, gần gũi với trẻ nh− cầm tay, vuốt tóc, vuốt má...
Trẻ 1 - 2 tuổi nghe hát khoảng 8 - 10 phút. Giáo viên cho trẻ làm quen với âm thanh to - nhỏ bằng cách vỗ tay to - nhỏ theo cô. Cần khuyến khích biểu hiện hứng thú của trẻ nh− cầm tay vẫy theo nhịp, khi hát lắc l− đầu, ng−ời theo nhịp điệu bài hát...
Trẻ 2 - 3 tuổi học theo cấu trúc ba phần (nghe, hát, vận động theo nhạc). Các hoạt động này luân phiên thay đổi nhau diễn ra trong vài tiết học. Thời gian tiếp xúc với âm nhạc từ 12 - 15 phút. Trong mỗi tiết học có nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp. Nội dung trọng tâm đ−ợc hiểu là h−ớng dẫn trẻ kĩ năng hát, vận động, cách cảm thụ âm nhạc một cách chi tiết, từ dễ đến khó. Nội dung kết hợp đ−ợc hiểu là giới thiệu cho trẻ làm quen với bài hát, bài vận động sắp học hoặc ôn các bài đH học.
Tiết 1:
Trọng tâm hát: Hát cho trẻ nghe
Kết hợp: Cho trẻ làm quen bài hát sắp học Kết hợp: Cho trẻ làm quen bài vận động sắp học
Tiết 2:
Trọng tâm; Dạy trẻ hát
Kết hợp: Ôn lại bài hát cho trẻ nghe Kết hợp: Tiếp tục làm quen bài vận động
Tiết 3:
Trọng tâm: Dạy trẻ vận động
Kết hợp: Ôn thêm bài hát cho trẻ nghe Kết hợp: Trẻ hát ôn lại bài đH học
Tiết 4:
Ôn lại các bài đH học d−ới hình thức tập biểu diễn.
Ví dụ: Bài học âm nhạc bao gồm:
- Hát cho trẻ nghe bài Chiếc khăn tay
Sáng tác: Văn Tấn
- Trẻ học hát bài Mùa hè đến
Sáng tác: Nguyễn Thị Nhung
- Vận động theo nhạc bài Chim bay
Sáng tác: Vũ Thanh
Nội dung trên diễn ra trong 4 tiết nh− sau:
Tiết 1:
- Nghe hát : Chiếc khăn tay (trọng tâm) - Hát: Mùa hè đến (làm quen)
- Vận động: Chim bay (làm quen)
Tiết 2:
- Vận động: Chim bay (tiếp tục làm quen) - Nghe: Chiếc khăn tay (ôn)
Tiết 3:
- Vận động: Chim bay (trọng tâm) - Dạy hát: Mùa hè đến (ôn tiếp) - Nghe: Chiếc khăn tay (ôn tiếp)
Tiết 4: Ôn d−ới hình thức biểu diễn (lớp, tổ, tốp, cá nhân) các bài nghe, hát, vận động đH học trên. Có thể bổ sung thêm bài hát, bài thơ... cho ch−ơng trình thêm phong phú.
Tiết học âm nhạc ở lứa tuổi mẫu giáo có thêm trò chơi âm nhạc. Thời gian ở mỗi nhóm tuổi nh− sau:
Mẫu giáo nhỏ: 15 - 20 phút Mẫu giáo nhỡ: 20 - 25 phút Mẫu giáo lớn: 25 - 30 phút
Dựa theo văn bản h−ớng dẫn thực hiện ch−ơng trình giáo dục âm nhạc của Vụ Giáo dục Mầm non sau khi chỉnh lí đH ban hành 1987 - 1988, cấu trúc bài học gồm bốn hoạt động nghe, hát, vận động, trò chơi diễn ra trong 4 tiết. Xét về tính chất kết hợp thì mỗi tiết có những trọng tâm khác nhaụ
Tiết 1:
- Tập bài hát mới (trọng tâm) - Vận động bài cũ (kết hợp) - Trò chơi, hoặc nghe (kết hợp)
Tiết 2:
- Tập hát tiếp bài mới (kết hợp) - Nghe bài giáo viên hát (trọng tâm) - Trò chơi hoặc ôn vận động (kết hợp)
Tiết 3:
- Vận động bài đH học hát (trọng tâm) - Nghe lại bài giáo viên hát (kết hợp) - Trò chơi âm nhạc
Tiết 4:
- Vận động tiếp bài đH học (kết hợp) - Biểu diễn các bài đH học (trọng tâm)
- Nghe giáo viên hát giới thiệu bài hát sẽ học (kết hợp)
Ôn ở tiết 4 d−ới hình thức biểu diễn có thể bổ sung thêm các bài đH học từ tr−ớc đó, bài ngoài ch−ơng trình. Giáo viên thực hiện ch−ơng trình phải tập cho trẻ các cách biểu diễn khác nhau: nhóm, tốp, cá nhân, đồng thời sử dụng trang phục, đạo cụ, trang trí để buổi học thêm hấp dẫn, mang tính nghệ thuật.
Nếu ở các tiết 1, 2, 3 kết quả ch−a tốt có thể dạy thêm một lần nữa tr−ớc khi tổ chức tiết 4. Để tăng ý nghĩa giáo dục, giáo viên nên h−ớng nội dung âm nhạc vào đề tài nào đó: ngày 8/3, Ngày thành lập Quân đội, rằm Trung thụ..
Nội dung trọng tâm của tiết học chiếm nhiều thời gian hơn nội dung kết hợp để tập trung và luyện kĩ năng cho trẻ. Với nội dung hát cho trẻ nghe, cho trẻ nghe nhạc không nhất thiết phải dành nhiều thời gian nh− cho trẻ hát hay vận động vì đây là nội dung âm nhạc tác động tới trẻ, trẻ sẽ khó ngồi yên để nghe nhạc lâụ
Mặc dù âm nhạc là loại hình nghệ thuật thính giác, nghệ thuật biểu hiện nh−ng các hoạt động cần xen kẽ hợp lí để đảm bảo yêu cầu tĩnh - động cho trẻ.
Ví dụ: cho trẻ tập hát (động), hát cho trẻ nghe (tĩnh), cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc (động).
Yêu cầu của các hoạt động trong từng loại tiết (cải cách):
a) Dạy trẻ hát
Nếu bài hát đa số trẻ đH biết, giáo viên cho trẻ hát vài lần rồi sửa sai, dạy trẻ các cách thể hiện diễn cảm.
Nếu bài trẻ ch−a đ−ợc làm quen nhiều, giáo viên dạy trẻ từng câu nối tiếp cho tới khi trẻ hát đ−ợc.
Lần 1 (tiết 1):
Trẻ hát theo cô, cảm nhận đ−ợc tính chất, phong cách thể hiện bài hát, hát rõ lời, hát tập thể đều, biết tên tác giả, tên bài hát.
Lần 2 (tiết 2):
Trẻ thuộc trôi chảy lời bài hát, thể hiện đ−ợc tính chất, phong cách bài hát (sôi nổi, vui t−ơi hay nhẹ nhàng...), hát đúng trọng âm, biết thể hiện sắc thái (to - nhỏ, cao trào hát rõ, chậm dần ở kết thúc...), nhớ tên bài hát, tên tác giả.
Lần 3 (tiết 3):
Trẻ tự hát sau khi giáo viên bắt giọng, bắt nhịp, hát diễn cảm.
b) Nghe hát
Lần 1 (tiết 2):
Trẻ cảm thụ tính chất bài hát qua âm điệu, lời ca, biết chăm chú lắng nghe, nhắc lại tên bài hát, tên tác giả, nói vài nét về nội dung bài hát.
Lần 2 (tiết 3):
Trẻ nhận ra bài hát khi nghe giai điệu qua đàn hoặc nghe giáo viên hát theo giai điệu la lạ Khi nghe giáo viên đàn, hát, trẻ h−ởng ứng theo nh− gật gù, giậm chân, hát theo vài câu trẻ nhớ.
Lần 3 (tiết 4):
Trẻ thích thú say s−a nghe, có biểu hiện tình cảm với bài hát. Trẻ nói ngay đ−ợc tên bài hát, tên tác giả, đàm thoại về nội dung bài hát.
c) Vận động theo nhạc
Tr−ớc khi dạy trẻ vận động, múa, nên cho trẻ đi vào lớp hay ổn định đội hình trên nền nhạc. Nội dung vận động gồm luyện tập hình t−ợng, tập múa, các âm hình tiết tấụ..
Trẻ bắt ch−ớc vận động theo giáo viên đúng nhịp điệu, đúng động tác. Lần 2 (tiết 4):
Trẻ vận động, múa sau khi giáo viên làm mẫu một lần, phối hợp tốt các động tác, thay đổi vị trí đội hình theo âm nhạc, thể hiện diễn cảm.
Lần 3 (tiết 1 mới):
Trẻ vận động, múa một cách nhuần nhuyễn trong sự khích lệ của giáo viên, biết tự sáng tạo thêm chi tiết động tác, đội hình.
d) Trò chơi âm nhạc
Lần 1:
Giáo viên nêu tên trò chơi, h−ớng dẫn chi tiết sau khi phổ biến cách chơị Trẻ biết chơi và tham gia hào hứng.
Các lần sau:
Giáo viên nói lại tên trò chơi, nhắc lại ngắn gọn cách chơị Trẻ tham gia chơi và giáo viên nâng cao dần yêu cầu chơị
Trong khi tổ chức chơi, giáo viên luôn chú ý mục đích rèn luyện yếu tố âm nhạc cho trẻ, cho mọi trẻ cùng tham gia chơi, trẻ biết theo dõi, động viên bạn. Có thể cải tiến, bổ sung các trò chơi để trẻ đỡ nhàm chán.