Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

Từ khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án cho thấy, còn có không ít khoảng trống khoa học mà luận án cần tập trung giải quyết khi nghiên cứu vấn đề: Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam. Cụ thể là:

Thứ nhất, dưới góc độ kinh tế chính trị cần tiếp tục luận giải làm rõ cơ sở lý luận về phát triển TTCNC ở Việt Nam, trong đó tập trung làm rõ:

Quan niệm thế nào về: công nghệ, CNC, TTCN, TTCNC và phát triển TTCNC?

Quan niệm về phát triển TTCNC ở Việt Nam; phát triển TTCNC ở Việt

Nam bao gồm những nội dung gì và yếu tố tác động đến phát triển TTCNC ở Việt Nam như thế nào? Việt Nam có thể học được gì từ kinh nghiệm phát triển TTCNC của một số quốc giatrên thế giới?

Thứ hai, đánh giá thực trạng phát triển TTCNC ở Việt Nam trong đó

cần làm rõ thành tựu, hạn chế; đồng thời chỉ ra nguyên nhân thành tựu, hạn chế và rút ra những vấn đề cần giải quyết từ thực trạng này.

Thứ ba, để phát triển TTCNC ở Việt Nam thời gian tới, cần phải có

quan điểm và các giải pháp như thế nào cho phù hợp, khả thi?

Từ các câu hỏi trên, luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề cơ bản sau đây:

Một là,luận giải cơ sở lý luận vềphát triển TTCNC ở Việt Nam;

Hai là, làm rõ những thành tựu, hạn chế về phát triển TTCNC ở Việt Nam giai đoạn 2011-2019; đồng thời chỉ ra nguyên nhân thành tựu, hạn chế, trên cơ sở đó rút ra những vấn đề cần giải quyết từ thực trạng này.

Ba là, đề xuất quan điểm và giải pháp phù hợp, khả thi để phát triển TTCNC ở Việt Nam trong thời gian tới.

32

Kết luận chương 1

Xuất phát từ vị trí vai trò quan trọng của KHCN và vấn đề phát triển thị trường KHCN nói chung, TTCNC nói riêng trong xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ và phát triển KT-XH của đất nước đối với các quốc gia trên thế giới và đặc biệt đối với Việt Nam nói riêng. Trong thời gian qua, đã có rất nhiều các công trình khoa học cả trong và ngoài nước đã nghiên cứu đánh giá và từng bước làm rõ các nội dung này. Đây là những cơ sở quan trọng giúp cho tác giả có thể tìm hiểu, kế thừa và phát triển trong luận án của mình.

Thông qua việc hệ thống hóa, phân tích khảo cứu tư liệu từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đã tổng quan 41 công trình tiêu

biểu gồm 12 công trình nước ngoài và 29 công trình trong nước. Trong đó: 15

công trình nghiên cứu về TTCN, thị trường KHCN; 26 công trình nghiên cứu về phát triển thị trường KHCN và một số công trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến TTCN và CNC. Từ nội dung tổng quan, nghiên cứu sinh đã khái quát 4 nội dung phản ánh khoảng trống khoa học mà các công trình khoa học đã công bố chưa đề cập, hoặc đề cập nhưng chưa đầy đủ, toàn diện. Với 4 nội dung này đặt ra 3 vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết, theo đó là 3 nhiệm vụ mà luận án cần nghiên cứu, làm rõ một cách cơ bản, toàn diện, hệ thống.

33

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)