Đẩy mạnh quá trình mở rộng, liên kết hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 157 - 162)

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Sáng ch ế945 980 1203 1332 1325 1347 1636 2014

4.2.5. Đẩy mạnh quá trình mở rộng, liên kết hợp tác quốc tế

Tăng cường hợp tác quốc tế toàn diện về lĩnh vực KHCN nói chung và TTCNC nói riêng với những đối tác có tiềm lực KHCN lớn, từ đó hướng tới thành lập và mở rộng các Viện/Trung tâm nghiên cứu trọng điểm về phát triển công nghệ quốc gia mang tầm quốc tế là nội dung rất quan trọng. Thời gian qua, Việt Nam tích cực hợp tác quốc tế sâu rộng với nhiều quốc gia về phát triển KHCN cũng như TTCNC, một số tổ chức NCKH và phát triển công nghệ tiên tiến quốc tế đã được Chính phủ cho phép thành lập như: Viện Toán cao cấp, viện nghiên cứu ứng dụng đa ngành, định hướng công nghệ công nghiệp hoạt động theo cơ chế đặt hàng). Các tổ chức này hoạt động theo cơ chế đặc thù với tính tự chủ cao và phát triển xứng tầm quốc tế. Tuy nhiên, số lượng các tổ chức này rất ít nên cần phải tăng cường mở rộng hợp tác quôc tế với nhiều quốc gia phat triển khác để tạo nên tảng cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở trình độ cao đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và gia tăng xuất khẩu sản phẩm CNC ra nước ngoài trên cơ sở thực hiện một số nội dung như sau:

158

4.2.5.1. Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học công nghệ

Thông qua việc tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế về KHCN với các tổ chức nước ngoài, các tổ chức KHCN Việt Nam sẽ học hỏi, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, từ đó nâng cao năng lực và trình độ của mình. Để thực hiện được việc này, các tổ chức KHCN phải chủ động thực hiện các nội dung sau:

Tổchức KHCN tích cực tham gia mạng lưới nghiên cứu quốc tế, tham

gia một số chương trình, đề án nghiên cứu với các tổ chức nước ngoài. Chủ động mời các tổ chức nước ngoài và các nhà khoa học quốc tế tham gia vào các đề tài, chương trình nghiên cứu KHCN của mình. Để từ đó học hỏi và đào tạo cán bộ nghiên cứu trình độ caođáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Khuyến khích cán bộ khoa học tham gia các hoạt động KHCN với các đơn vị nước ngoài như tham dự hội thảo, hội nghị quốc tế, trao đổi hợp tác

ngắn ngày hoặc dài ngày ở nước ngoài. Cử cán bộ đến làm việc tại cơ quan nghiên cứu của nước ngoài với tư cách là thành viên của nhóm nghiên cứu trong các dự án liên kết, hợp tác quốc tế do nước ngoài chủ trì và tài trợ.

4.2.5.2. Thiết lập hệ thống cơ quan đại diện xúc tiến đầu tư và đổi mới công nghệ ở các nước phát triển do nhà nước trực tiếp quản lý.

Để phát huy những mặt tích cực, hạn chế tiêu cực do bối cảnh HNKTQT mang lại, chúng ta phải nắm bắt các thông tin về thực trạng, xu hướng phát triển công nghệ của các quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới. Để thực hiện được việc này, Nhà nước cần phải thành lập một hệ thống các cơ quan đại diện xúc tiến đầu tư và đổi mới công nghệ ở các nước do nhà nước trực tiếp quản lý. Các cơ quan này sẽ trực tiếp tìm hiểu, chọn lọc các nhà đầu tư và làm dịch vụ cho các dự án CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam, thu thập

các thông tin về các đối tác, các bí quyết công nghệ, chính sách, chiến lược phát triển KHCN của các quốc gia,... Thông qua các cơ quan này, chúng ta thực hiện việc kiểm soát ngay từ đầu chất lượng công nghệ nhập khẩu vào

159

nước ta, giúp cho các chủ thể tham gia TTCNC tìm kiếm được những CNC,

có chất lượng và hạn chế những công nghệ lạc hậu.

4.2.5.3. Thực hiện việc đa dạng hoá và linh hoạt từ trong hoạt động chuyển giao công nghệ từ các chủ thế nước ngoài vào Việt Nam và đồng bộ hoá các tiêu chuẩn Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế.

Trong bối cảnh HNKTQT hiện nay, mỗi quốc gia, chủ thể nước ngoài có những thế mạnh nhất định về một loại hình hoạt động KHCN nào đó. Để tận dụng được những ưu thế về KHCN của từng quốc gia, từng chủ thể nước ngoài trên thị trường, các chủ thể Việt Nam cần phải đa dạng hoá kênh CGCN vào Việt Nam. Việc này sẽ giúp cho các chủ thể Việt Nam tiếp nhận được nhiều loại hình công nghệ từ các nước, tránh được các rủi ro gặp phải về CGCN từ nước ngoài.

CGCN từ nước ngoài cũng cần phải được linh hoạt, đa dạng trên các nội dung như: xác định đối tượng CGCN; đối tác CGCN; kênh CGCN; nội dung và phương thức CGCN. Mỗi một hình thức CGCN khác nhau sẽ có những ưu điểm và hạn chế khác nhau, các chủ thể Việt Nam phải căn cứ vào mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn và năng lực cụ thể của mình để chủ động lựa chọn hình thức CGCN từ nước ngoài cho phù hợp.

Đồng bộ các tiêu chuẩn Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế để tạo ra một chuẩn mực chung trong CGCN giữa các chủ thể tham gia thị trường trong nước và ngoài nước. Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường. Để đáp ứng và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, các doanh nghiệpcần chú trọng nâng cao các yếu tố nội tại của doanh nghiệp như nâng cao chất lượng lao động, chất lượng quản lý, trình độ kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật....

4.2.5.3. Nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu của các chủ thể trên thị trường công nghệ cao trong điều kiện hội hhập kinh tế quốc tế.

Để chủ động HNKTQT, các chủ thể tham gia TTCNC phải xác định được lợi thế so sánh của mình để xây dựng một chiến lược hội nhập phù hợp,

160

trong đó chú trọng việc khẳng định uy tín và xây dựng thương hiệu cho tổ chức mình. Trong bối cảnh HNKTQT, việc khẳng định uy tín và thương hiệu có vai trò quan trọng, trở thành một loại tài sản quý của các chủ thể

tham gia TTCNC. Nhằm nâng cao uy tín và khẳng định thương hiệu, các chủ thể trên TTCNC cần phải tăng cường các hoạt động quảng bá hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, triển lãm, giới thiệu các thành tựu khoa học tại các hội chợ công nghệ để mở rộng các cơ hội giao lưu, hợp tác, tích cực giới thiệu sản phẩm CNC của tổ chức mình trên thị trường quốc tế.

4.2.5.4. Tăng cường sự hợp tác giữa các chủ thể trên thị trường công nghệ cao, đặc biệt là đối với các chủ thể nước ngoài.

Thực tế hiện nay cho thấy, các chủ thể tham gia TTCNC đều cùng một mục tiêu phát triển là nâng cao tiềm lực KHCN quốc gia, gắn kết nghiên cứu

KHCN với sản xuất kinh doanh, do vậy để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ quá trình HNKTQT,các chủ thể trên TTCNC cần phải tăng cường hợp tác với nhau, đặc biệt là các chủ thể nước ngoài. Sự hợp tác sẽ giúp cho các chủ thể trên TTCNC phát huy được các lợi thế của mình, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển, cùng lớn mạnh. Sự hợp tác giữa các chủ thể trên TTCNC

được thực hiện theo các liên kết ngang với các mô hình như: hợp tác giữa tổ chức KHCN - tổ chức trung gian, môi giới - doanh nghiệp; giữa các tổ chức

KHCN với nhau; giữa các tổ chức trung gian, môi giới với nhau.

Để sự hợp tác giữa các chủ thể trên TTCNC có hiệu quả đòi hỏi các chủ thể phải tăng tính liên kết, hợp tác trong các hoạt động của mình, có sự phân công, phối hợp trong việc thực hiện các hoạt động KHCN. Sự hợp tác của các chủ thể trên TTCNC được thực hiện thông qua các hình thức như: cùng nhau thực hiện, tài trợ cho các dự án, chương trình KHCN, hỗ trợ chuyển giao tri thức và công nghệ; trao đổi, bố trí các cán bộ KHCN đến công tác, làm việc tại đơn vị đối tác, cùng nhau đưa sản phẩm ra thị trường.

161

4.2.5.5. Phát triển và hoàn thiện các quỹ hỗ trợ hội nhập kinh tế quốc tế cho các chủ thế trên thị trường công nghệ cao

Một là, đối với quỹ phát triển khoa học công nghệ trong doanh nghiệp Hiện nay, nhà nước đã cho phép doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển

KHCN trong doanh nghiệp, tuy nhiên, trong quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành khác chưa có nhiều các quy định liên quan đến nội dung HNKTQT của doanh nghiệp. Do vậy, trong thời gian tới quy chế này cần được bổ sung, sửa đổi một số nội dung như sau:

Tăng nguồn vốn hình thành quỹ cho các hoạt động HNKTQT của doanh nghiệp. Bên canh việc trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ và từ các nguồn khác như: vốn đóng góp tự nguyện không vì mục đích lợi nhuận của các tồ chức hợp pháp, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn vốn hợp pháp khác.

Bổ sung các quy định về sử dụng quỹ, bên cạnh các nội dung liên

quan đến mục tiêu phát triển doanh nghiệp như: Chi hoạt động quản lý chung của quỹ; thực hiện các đề tài/dự án KHCN; hỗ trợ phát triển hoạt động nghiên cứu KHCN của doanh nghiệp… cần bổ sung nội dung liên quan đến việc khảo sát tìm hiểu công nghệ ở nước ngoài, thuê chuyên gia, tư vấn quốc tế về công nghệ, chi phí liên kết, hợp tác với các tổ chức KHCN.

Định hướng việc sử dụng quỹ phát triển KHCN trong doanh nghiệp căn cứ theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh HNKTQT, trong đó chú trọng việc sử dụng quỹ cho các hoạt động mở rộng thị phần, mở rộng sản phẩm ra nước ngoài.

Hai là, hình thành các quỹ hỗ trợ hội nhập quốc tế cho các chủ thể trên thị trường công nghệ cao

Để đáp ứng tốt hơn việc HNKTQT cho các chủ thể tham gia TTCNC,

nhà nước nên thành lập quỹ hỗ trợ hội nhập quốc tế cho các chủ thể này. Mục tiêu của quỹ là trợ giúp cho các chủ thể tham gia TTCNC có được thông tin về thị trường KHCN thế giới; trợ giúp các khoá đào tạo, bồi dưỡng các kiến

162

thức về công nghệ, HNKTQT, đàm phán quốc tế, hỗ trợ phát triển nhân lực cho các chủ thể trên thị trường KHCN...

Nguồn của quỹ sẽ do ngân sách nhà nước tài trợ và từ đóng góp của các chủ thể tham gia TTCNC. Ngoài ra, quỹ còn huy động từ nguồn vốn vay ưu đãi của nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 157 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)