Nội dung phát triển thị công nghệ cao ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 49 - 55)

Một là, gia tăng về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn cung sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao trên thị trường công nghệ cao

Gia tăng về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn cung sản phẩm, dịch vụ CNC là quá trình đánh giá sự gia tăng về số lượng sản phẩm, dịch vụ

CNC hàng năm; gia tăng về số lượng các giá trị giao dịch sản phẩm, dịch vụ

CNC và sự gia tăng về dịch vụ sản phẩm, dịch vụ CNC trên thị trường.

Gia tăng về số lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao trên thị trường công nghệ cao

Sản phẩm, dịch vụ CNC bao gồm các sản phẩm CNC và dịch vụ CNC,

sản phẩm, dịch vụ CNC là sản phẩm tạo ra bởi các nhà khoa học, các nhà

nghiên cứu và cơ bản tồn tại ở dạng hữu hình hoặc vô hình được thể hiện dưới dạng các đối tượng sở hữu trí tuệ như quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, sáng chế và giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý.

Mặt khác với đặc điểm là một loại hàng hóa đặc biệt, được trao đổi lưu thông trên thị trường như các loại hàng hóa khác, do vậy các hoạt động dịch vụ sản phẩm, dịch vụ CNC cũng bao gồm các nội dung cơ bản như dịch vụ môi giới và cung cấp thông tin trên thị trường, dịch vụ kiểm định và đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ về kỹ thuật và tư vấn kỹ thuật.

Gia tăng số lượng sản phẩm, dịch vụ CNC trên thị trường là sự phát triển về chiều rộng có tốc độ tăng đều ổn định trong các năm các loại sản phẩm và dịch vụ CNC biểu hiện là gia tăng về các sản phẩm khoa học công nghệ là đối tượng SHCN, các văn bằng bảo hộ, sáng chế, giải pháp hữu ích,

nhãn hiệu quốc gia,nhãn hiệu quốc tếvà sự gia tăngcác loại dịch vụ CNC.

Gia tăng số lượng sản phẩm, dịch vụ CNC trên thị trường còn được đánh giá là sự phát triển số lượng các giá trị giao dịch sản phẩm, dịch vụ CNC

trên TTCNC qua thời gian hàng năm

Tiêu chí đánh giá gia tăng số lượng sản phẩm, dịch vụ CNC trên TTCNC thông qua các chỉ số: 1) Số lượng văn bằng bảo hộ được cấp; 2) Cơ

50

Tiêu chí đánh giá gia tăng giá trị giao dịchsản phẩm, dịch vụ CNC trên TTCNC thông qua các chỉ số: 1) Sốlượng, giá trị và cơ cấu sản phẩm KHCN

là đối tượng sở hữu công nghiệp; 2) gia tăng giá trị giao dịch công nghệ theo nhóm ngành; theo loại hình sở hữu; theo quy mô doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng nguồn cung sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao trên thị trường công nghệ cao

Nguồn cung sản phẩm, dịch vụ CNC có ý nghĩa quyết định thúc đẩy

TTCN phát triển bền vững. Hiện nay, nguồn cung ứng hàng hóa CNC cho TTCNC, chủ yếu từ nguồn cung trong nước và nước ngoài.

Cung sản phẩm, dịch vụ CNC có thể hiểu là những người tạo ra (hoặc không tạo ra) sản phẩm CNC, cung sản phẩm, dịch vụ CNC là khả năng cung

cấp các loại hàng hóa công nghệ có chất lượng cao của các các tổ chức

KHCN (trong đó có các tổ chức của Nhà nước, các doanh nghiệp KHCN) và

đội ngũ các nhà khoa học, nhà sáng chế. Căn cứ vào đặc điểm, loại hình tổ chức, căn cứ vào mục tiêu và định hướng mỗi tổ chức đều có những năng lực đặc trưng riêng phù hợp với yêu cầu phát triển của mình, có thể đó là năng lực về vốn, năng lực cạnh tranh, năng lực tổ chức, năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực nghiên cứu và triển khai, năng lực gắn kết nghiên cứu với sản xuất

của các tổ chức KHCN. Do vậy, nâng cao chất lượng nguồn cung sản phẩm, dịch vụ CNC hiện nay được hiểu là nâng cao chất lượng nguồn cung trong nước và nguồn cungngoài nước.

Thứnhất, nguồn cung sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao trong nước

Các chủ thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ CNC cho TTCNC gồm: Các tổ

chức KHCN, các doanh nghiệp KHCN và các nhà sáng chế độc lập

Các tổ chức khoa học công nghệ

Các tổ chức KHCN (các tổ chức NCKH, các tổ chức nghiên cứu và triển khai công nghệ); Các trường đại học, học viện và trường cao đẳng; Các tổ chức dịch vụ KHCN là nơi cung cấp và tạo ra các sản phẩm CNC có chất

51

lượng các sản phẩm, dịch vụ CNC được tạo ra trong các tổ chức KHCN phải dựa trên đánh giá vềnăng lực của các tổ chức KHCN cụ thể là năng lực sáng tạo và năng lực R&D của các tổ chức KHCN trong điều kiện mới.

Tiêu chí đánh giá năng lực R&D của các tổ chức KHCN: 1) Gia tăng số lượng tổ chức KHCN hàng năm; 2) Sự phát triển tổ chức R&D theo quy mô nguồn nhân lực; 3) Sự phát triển các tổ chức R&D theo lĩnh vực ngành.

Tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của các tổ chức KHCN được đánh giá bằng các chỉ số: (1) Số lượng các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế uy tín; (2) Số lượng và chất lượng đội ngũ các nhà

khoa học với trình độ chuyên môn cao.

Các doanh nghiệp khoa học công nghệ

Doanh nghiệp khoa học công nghệ là những doanh nghiệp mà hoạt

động sản xuất kinh doanh khởi nguồn từ các kết quả ứng dụng hoặc sử dụng công nghệ, bí quyết công nghệ từ các kết quả nghiên cứu của các Viện nghiên cứu, trường đại học, nhà khoa học hoặc nhập khẩu công nghệ. Là một chủ thể

với vai trò cung cấp sản phẩm, dịch vụ CNC trên thịtrường các doanh nghiệp KHCN có nhiệm vụ: 1) Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, tạo giá trị gia tăng lớn cho xã hội; 2) tập trung đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng; 3) kích thích nghiên cứu phát triển và thu hút các nguồn lực có trình độ cao; 4) Là một trong những chủ thể để hình thành và phát triển TTCNC.

Các doanh nghiệp KHCN bao gồm các trung tâm công nghệ, các vườn

ươm tạo công nghệ, các trạm, trại sản xuất và dịch vụ công nghệ… Với chức

năng là nguồn cung hàng hóa công nghệ, trong đó có sản phẩm, dịch vụ CNC

trên cơ sở sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNC theo đơn đặt hàng hoặc cũng có

thể sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNC qua quá trình phân tích nắm bắt xu

hướng và nhu cầu của thị trường, do đó các loại hình doanh nghiệp KHCN ngày càng phát triển đa dạng phong phú hơn với sự phát triển của TTCNC. Nâng cao chất lượng nguồn cung CNC của các doanh nghiệp KHCN là nâng

52

gắn kết nghiên cứu với sản xuất y trên cơ sở các tiêu chí đánh giá: 1) Sự gia

tăng của các doanh nghiệp KHCN; 2) Doanh thu, số lao động, vốn, giá trị công nghệ mà doanh nghiệp đang nắm giữ; 3) Số lượng và giá trị văn bằng bảo hộ đang nắm giữ; Số lượng và giá trị công nghệ của doanh nghiệp; 4) Số lượng các dự án liên kết, hợp tác với doanh nghiệp; 5) Số đề tài, dự án đã

R&D đã đưa vào ứng dụng trong thực tiễn.

Các nhà sáng chếđộc lập

Các nhà sáng chế độc lập là nhà cung ứng công nghệ nội sinh, họ là các giáo sư, các nhà khoa học được đào tạo cơ bản hoặc là những người đam mê khoa học. Thực tiễn, số lượng sản phẩm KHCN được tạo ra từ nguồn này không lớn do cơ chế khuyến kích thành quả tạo ra đối với họ còn nhiều bất cập. Nếu được sự quan tâm và khích lệ cũng như tạo cơ chế thì sẽ có nhiều sản phẩm xuất hiện cung ứng cho thị trường từ nguồn cung này.

Thứ hai, nguồn cung ngoài nước

Trong quá trình phát triển TTCNC hiện nay, ngoài nguồn cung sản phẩm, dịch vụ CNCtrong nước thì nguồn cung sản phẩm, dịch vụ CNC từ các thị trường ngoài nước có vai trò rất quan trọng, tạo ra sự phong phú, đa dạng nguồn cung sản phẩm, dịch vụ CNC trên TTCNC hiện nay.

Sản phẩm, dịch vụ CNC nước ngoài, nhất là nguồn sản phẩm, dịch vụ

CNC hiện đại, có hàm lượng khoa học cao của các quốc gia có trình độ phát triển trên thế giới sẽ có giá trị rất lớn đối với các nước đang phát triển có trình độ KHCN còn hạn chế. Với lý do đó, để từng bước rút ngắn chênh lệch về trình độ công nghệ đòi hỏi các quốc gia đang phát triển cần thực hiện việc tiếp thu ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ CNCtiên tiến của nước ngoài để đổi mới công nghệ trong nước. Tuy nhiên, quan trọng nhất trong thu hút sản phẩm, dịch vụ CNC nước ngoài là phải có sự hiểu biết về thông tin, chủng loại để phù hợp với điều kiện thực tiễn của quốc gia mình, tránh tình trạng trở thành bãi thải công nghệ của các quốc gia phát triển. Trong thực tế hiện nay, thu hút sản phẩm, dịch vụ CNC nước ngoài bằng nhiều con đường khác nhau như

53

giao dịch mua, bán trực tiếp thông qua hội thảo khoa học, hội chợ, triển lãm trình diễn công nghệquốc tế hoặc cũng có thể thu hút gián tiếp bằng cách tiếp cận thông qua CGCN từ các doanh nghiệp FDI, thông qua các chương trình

hợp tác nghiên cứu khoa học… dựa trên các tiêu chí như: 1) số lượng các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN; 2) số lượng các hợp đồng chuyển giao quyềnsở hữu đối tượng SHCN.

Hai là, gia tăng cầu về sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao

Nguồn cầu sản phẩm, dịch vụ CNC là nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ CNC của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, hay hiệu quả sản xuất, kinh doanh… Trong thực tế TTCNC, nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ CNC rất

phong phú gồmnhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác, trong đó:

* Cầu sản phẩm, dịch vụcông nghệ cao của nhà nước.

Để thực hiện chức năng của mình, nhà nước sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để trực tiếp triển khai hoặc là tài trợ cho các chủ thể khác triển khai thực hiện các hoạt động KHCN. Việc sử dụng nguồn kinh phí này trên cơ sở các mục tiêu, định hướng và quy hoạch chiến lược của Nhà nước. Do vậy, việc đánh giá năng lực cầu sản phẩm, dịch vụ CNCcủa nhà nước được đánh giá thông qua tính

hiệu quả trong đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước cho hoạt động KHCN.

Tiêu chí đánh giá năng lực cầu sản phẩm, dịch vụ CNCcủa nhà nước được thể hiện thông qua các chỉ số: 1) Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho hoạt động

KHCN; 2) Mức độ giải ngân kinh phí cho nghiên cứu khoa học của nhà nước.

* Cầu sản phẩm, dịch vụcông nghệ cao của doanh nghiệp

Khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp được thể hiện ở lượng vốn đầu tư và năng lực tiếp thu, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu phát triển và sức ép cạnh tranh của thị trường, trình độ quản lý cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, trình độ và năng lực công nghệ của đội ngũ nhân lực, nguồn tài chính bảo đảm cho đổi mới công nghệ…

54

Tiêu chí đánh giá khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các chỉ số: (1) trình độ nguồn nhân lực trong R&D

công nghệ trong doanh nghiệp; (2) Nguồn kinh phí cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Ba là, gia tăng số lượng và chất lượng các tổ chức trung gian môi giới trên thị trường công nghệ cao

Sản phẩm, dịch vụ CNC với đặc điểm là một loại hàng hóa đặc biệt và có những đặc điểm rất riêng so với các loại hàng hóa thông thường khác như bất thông tin đối xứng, giá trị định lượng của hàng hóa khó xác định, tính pháp lý của hàng hóa khó nhận biết (Quyền SHTT). Do đó, để sản phẩm, dịch vụ CNC có thể lưu thông và đạt được mục đích yêu cầu của cả bên cung và bên cầu cần phải có các tổ chức dịch vụ trung gian, môi giới với nhiệm vụ cung cấp thông tin, tư vấn hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý, giám định kiểm định… nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường.

Theo Khoản 2 Điều 1, Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN của Bộ KHCN, các loại hình tổ chức trung gian bao gồm: (i) Sàn giao dịch công nghệ; (ii) Trung tâm giao dịch công nghệ; (ii) Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ hoạt động CGCN; (iv) Trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ; (v) Trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo; (vi) Cơ sởươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KHCN.

Các tổ chức trung gian, môi giới được thành lập và hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau. Các tổ chức này bao gồm các cơ quan chức năng của Nhà nước, các hiệp hội, các công ty tư vấn độc lập, các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức này tiến hành các hoạt động tư vấn kỹ thuật, tư vấn pháp lý, tư vấn quản lý, thông tin và môi giới công nghệ dưới các tên gọi: trung tâm, viện nghiên cứu, công ty của địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.

Sự gia tăng về số lượng và chất lượng của các tổ chức trung gian được đánh giá là sự phát triểncả về số lượng và chất lượng của các thành phần, các bộ phận của các tổ chức trung giantheo thời gian hàng năm.

55

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)