Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam phải phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 127 - 129)

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Sáng ch ế945 980 1203 1332 1325 1347 1636 2014

4.1.2. Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam phải phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững

với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững

Việc phát triển TTCNC phải căn cứ vào đặc điểm của nền kinh tế nước ta là nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở một nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi, nền kinh tế của nước ta đang trong quá trình chuyển đổi mô hình quản lý để từ đó xác định một phương pháp, bước đi và mô hình phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của nước ta, tránh tình trạng dập khuôn, bắt chước mô hình bên ngoài, đi quá xa với hiện trạng của nền kinh tế nước ta.

128

Trong thời gian tới, lộ trình và mô hình phát triển TTCNC nước ta cần phải đảm bảo một số yêu cầu như sau:

Thứ nhất, tăng cường vai trò điều hành định hướng của nhà nước trong việc phát triển TTCNC.

Nội dung quản lý Nhà nước về thị trường KHCN nói chung và TTCNC nói riêng đan xen trong các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý

KHCN. Vì vậy trong thời gian tới, cần hoàn thiện chức năng, nhiệm quản lý Nhà nước về TTCNC của các bộ, ngành và địa phương (hiện nay mới có Bộ

KHCN có cơ quan chuyên trách quản lý thị trường KHCN là Cục Thị trường và Doanh nghiệp KHCN). Nội dung quản lý Nhà nước về TTCNC cần được điều chỉnh và bổ sung trong các văn bản pháp luật có liên quan, trong đó phải cụ thể hoá trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý Nhà nước về phát triển

TTCNC. Thực hiện việc báo cáo và thống kê định kỳ về thị trường KHCN nói chung và TTCNC nói riêng.

Thứ hai, thúc đẩy cầu trên TTCNC, trong đó chủ yếu là thúc đẩy cầu hàng hoá CNC của doanh nghiệp.

Trên cơ sở hệ thống thể chế, chính sách phát triển TTCNC, chúng ta

cần phải thúc đẩy nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và phải xác định doanh nghiệp là hạt nhân, là chủ thể chính trong cầu về hàng hoá

CNC. Điều này có cơ sở khách quan từ sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng của quá trình HNKTQT buộc các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới sản xuất, từ đó thúc đẩy nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Trên cơ sở thực hiện tốt một số nội dung như: (i) nhận dạng được nhóm các doanh nghiệp có triển vọng để phát triển cầu công nghệ; (ii) trên cơ sở đó làm cho các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới mô hình kinh doanh của họ theo hướng dựa vào công nghệ; (iii) nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp hoặc giúp các doanh nghiệp hạn chế được các điểm yếu về năng lực hấp thụ công

129

nghệ; (iv) tạo ra được thế hệ doanh nghiệp mới được hình thành từ các sáng chế của các trường đại học/viện nghiên cứu; (v) xây dựng cơ sở dữ liệu về cầu công nghệ (cầu về sáng chế, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ nhân lực).

Thứ ba, nâng cao năng lực cung hàng hoá CNC và phát triển các tổ chức trung gian, môi giới trên TTCNC.

Trước sức ép của cạnh tranh trong bối cảnh HNKTQT, nhu cầu của doanh nghiệp đối với hàng hoá CNC không chỉ là các kết quả nghiên cứu, các công nghệ chung chung, mà là các công nghệ có ứng dụng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh. Điều này đặt ra nhu cầu phải nâng cao năng lực cung hàng

hoá CNC và phát triển các tổ chức trung gian, môi giới. Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay, để thực hiện được việc này chúng ta phải: (1) Hoàn thiện và cải tổ các tổ chức CNC công lập hiện có; (2) Khuyến khích phát triển các tổ chức CNC ngoài khu vực công lập, đặc biệt là các tổ chức CNC nước ngoài; (3) Thực hiện chính sách "sao chép có sáng tạo" như kinh nghiệm của các nước Đông Á; (4) Phát triển các tổ chức trung gian, môi giới nhằm gắn kết giữa cung và cầu trên TTCNC.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)