2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Sáng ch ế945 980 1203 1332 1325 1347 1636 2014
4.2.2. Phát triển nguồn cung sản phẩm, dịch vụ hàng hóa công nghệ cao trên th ịtrường công nghệ cao
Phát triển nguồn cung sản phẩm, dịch vụ CNC là giải pháp hết sức quan trọng trong phát triển TTCNC ở nước ta hiện nay. Nguồn cung sản phẩm, dịch vụ CNC hiện nay bao gồm các chủ thể cung trong nước và cung
ngoài nước. Cung sản phẩm, dịch vụ CNC là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành TTCNC. Qua quá trình đánh giá thực trạng phát triển TTCNC ở
Việt Nam thời gian qua cho thấy chất lượng và sốlượng sản phẩm và dịch vụ
CNC còn nhiều hạn chế, tuy có sự gia tăng nhưng không ổn định … Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có hình thành và phát triển các doanh nghiệp KHCN chưa cao, các hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm tạo vốn cho các dự án KHCN chưa nhiều và chưa hiệu quả; số tổ chức KHCN đạt chuẩn quốc tế còn ít … Do vậy, cần phải có những giải pháp để khắc phục hạn chế trên, góp phần phát triển TTCNC ở Việt Nam thời gian tới. Các biện pháp cần thực hiện bao gồm:
4.2.2.1. Thúc đẩy việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ
Ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp KHCN được hình thành từ hai nguồn chính là chuyển đổi các tổ chức KHCN công lập thành doanh nghiệp
và hình thành các doanh nghiệp KHCN mới trên cơ sở các kết quả nghiên cứu mới. Trong thời gian tới, giải pháp để thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp
141
Thứ nhất, khắc phục những bất cập trong việc chuyển đổi các tổ chức
KHCN công lập sang mô hình doanh nghiệp.
Trong thời gian vừa qua việc chuyển đổi các tổ chức KHCN công lập sang mô hình doanh nghiệp còn chậm và có nhiều bất cập nảy sinh, do vậy để thúc đẩy quá trình chuyển đổi này, cần phải khắc phục các vấn đề như sau:
Xác định rõ quyền sở hữu các văn bằng bảo hộ, sáng chế trong đơn vị sự nghiệp KHCN công lập khi chuyển sang mô hình doanh nghiệp. Các văn bằng bảo hộ, sáng chế của đơn vị sự nghiệp KHCN công lập có nhiều chủ sở hữu khác nhau như nhà nước, tổ chức KHCN hay của cá nhân nhà khoa học. Khi chuyển sang mô hình doanh nghiệp, giá trị các văn bằng thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu chung của tổ chức KHCN rất khó xác định là thuộc về ai, do vậy cản trở cho việc chuyển đổi các tổ chức KHCN sang mô hình doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, nên quy định các văn bằng, sáng chế thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu chung của các tổ chức KHCN khi chuyển sang mô hình doanh nghiệp là sở hữu của nhà khoa học tạo ra các sáng chế đó nhưng nhà khoa học phải có trách nhiệm nộp vào ngân sách nhà nước một khoản tiền theo một tỷ lệ nhấtđịnh khi thương mại hoá các văn bằng bảo hộ và sáng chếđó.
Xác định rõ quyền lợi của các nhà khoa học khi tổ chức KHCN mà họ đang làm việc chuyển sang mô hình doanh nghiệp KHCN và sử dụng kết quả nghiên cứu của họ. Khi chuyển sang mô hình doanh nghiệp, các nhà khoa học có thể là cổ đông hoặc là thành viên trong doanh nghiệp KHCN. Nếu các nhà
khoa học không có nhu cầu tham gia vào doanh nghiệp, doanh nghiệp KHCN có thể trả tiền mua toàn bộ hoặc trả dần hàng năm giá trị kết quả nghiên cứu sản phẩm KHCN. Đảm bảo những lợi ích cơ bản cho đội ngũ cán bộ của tổ chức KHCN khi chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp. Khi chuyển đổi, chế độ lương của dội ngũ cán bộ cũng sẽ được chuyển đổi sang thang bảng lương của doanh nghiệp. Đây là vướng mắc lớn nếu như mức lương của đội ngũ cán bộ thấp hơn mức lương cũ. Do vậy, cần phải tăng lương và có chính sách ưu tiên về chế độ lương cho đội ngũ cán bộ của các tổ chức KHCN khi chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp.
142
Thứ hai, thực hiện việc bồi dưỡng tinh thần doanh nhân nhằm khuyến khích hoạt động kinh doanh của các nhà khoa học.
Để thúc đẩy việc hình thành các doanh nghiệp KHCN từ các nhà khoa học, cần phải bồi dưỡng tinh thần kinh doanh nhằm giúp các nhà khoa học khai thác và thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu KHCN của họ. Việc bồi dưỡng tinh thần doanh nhân được thực hiện thông qua các khoá đào tạo, các hội nghị, hội thảo trao đổi về tinh thần doanh nhân với các nội dung về quản lý công nghệ, quản trị doanh nghiệp... để giúp họ có tinh thần và bước khởi đầu tốt cho việc hình thành các doanh nghiệp KHCN.
Thứ ba,phát triển hình thức vườn ươm doanh nghiệp
Trong điều kiện nước ta hiện nay, để phát triển các doanh nghiệp KHCN
thì mô hình vườn ươm doanh nghiệp được xác định là phù hợp nhất. Vườn ươm doanh nghiệp được xây dựng để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các dịch vụ và các nguồn lực hỗ trợ như cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, thủ tục pháp lý, hành chính... Mục tiêu chính của vườn ươm doanh nghiệp là nhằm tạo ra các doanh nghiệp hoạt động thành công trên thị trường sau khi rời khỏi vườn ươm. Đối với mô hình vườm ươm doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian tới, mô hình hợp lý nhất là mô hình có sự liên kết công - tư theo hình thức doanh nghiệp. Mô hình này sẽ vừa nhận được sự hỗ trợ,ưu đãi của nhà nước vừa phát huy tính năng động,sáng tạo của khu vực tư nhân.
Để vườn ươm doanh nghiệp phát triển và có tính khả thi, trước hết các vườn ươm này phải đảm bảo có được cơ sở vật chất hợp lý, đội ngũ nhân lực thích hợp và có sự hỗ trợ ưu đãi của nhà nước như miễn giảm thuế cho doanh nghiệp được ươm tạo, tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn tài chính, đơn giản hoá các thủ tục hành chính,...
4.2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm tạo vốn cho các dự án khoa học công nghệ
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể trên TTCNC, giải pháp cơ bản nhất là phát triển các hình thức quỹ đầu tư mạo hiểm. Để phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm cần có các biện pháp như sau:
143
Một là, hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm. Chính phủ cần có các quy định cụ thể hướng dẫn hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm như: phạm vi đầu tư mạo hiểm, các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, quy chế thành lập và hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm. Khi hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm đã phát triển, nhà nước cần tiến tới ban hành riêng một đạo luật về quỹ đầu tư mạo hiểm.
Hai là, hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc sở hữu nhà nước và quỹ đầu tư mạo hiểm liên doanh.
Trong quá trình hoạt động ban đầu, quỹ đầu tư mạo hiểm cần có sự trợ giúp từ nhà nước, sau đó nguồn thu từ các khoản đầu tư của quỹ mạo hiểm sẽ tự bổ sung để quỹ phát triển.Quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc sở hữu nhà nước có thể hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau như: các quỹ thuộc Trung ương quản lý, các quỹ địa phương, các quỹ trực thuộc các trường đại học. Mục đích của quỹ là hỗ trợ cho các dự án ươm tạo và đổi mới công nghệ trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề và ở nhiều địa phương khác nhau. Đểquỹ này hoạt động có hiệu quả, Chính phủ thuê các chuyên gia quản lý quỹ có kinh nghiệm và ràng buộc trách nhiệm như: cơ chế tiền lương, thưởng từ lợi nhuận của quỹ,...
Hình thành các quỹ liên doanh trên cơ sở nhà nước góp vốn với các tổ chức tài chính quốc tế có uy tín. Quỹ liên doanh này vừa có kinh nghiệm quản lý quỹ của các tổ chức tài chính quốc tế vừa có uy tín do sự bảo lãnh của Nhà nước. Vai trò của nhà nước đối với quỹ này là việc tạo dựng niềm tin và khuyến khích đầu tư mạo hiểm vào quá trình đổi mới, nhà nước không nên can thiệp sâu vào hoạt động cụ thể của quỹ liên doanh.
Khuyến khích phát triển các kênh tín dụng hỗ trợ cho hoạt động quỹ đầu tư mạo hiểm. Việc khuyến khích phát triển các kênh tín dụng hỗ trợ cho hoạt động quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm gia tăng lượng vốn đầu tư mạo hiểm cho quỹ. Các ngân hàng sẽ cho quỹ đầu tư vốn mạo hiểm vay với các mức lãi suất ưu đãi và với cơ chế bảo đảm tiền vay.
Ba là, thực hiện chính sách ưu đãi về thuế cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm.
Hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy, Chính phủ cần khuyến khích phát triển các hình thức đầu tư vốn mạo hiểm
144
thông qua các chính sách ưu đãi về thuế. Chính sách thuế cũng cần ưu đãi đối với phần thu nhập phát sinh của nhà đầu tư góp vốn vào quỹ, nhằm thu hút các nguồn vốn từ các cá nhân và nhà đầu tư.
4.2.2.3 Chủ động nâng cao năng lực của các tổ chức khoa học công nghệ, xây dựng một số tổ chức khoa học công nghệ đạt chuẩn quốc tế
Các tổ chức KHCN muốn phát triển thì nhiệm vụ trọng tâm là phải tự đổi mới, nâng cao năng lực của mình để chủ động tham gia và thích ứng với hoàn cảnh mớithông qua các giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực KHCN theo chuẩn quốc tế.
Theo thống kê, nguồn nhân lực KH&CN thời gian qua phát triển cả về số lượng và chất lượng với khoảng 67.000 cán bộ nghiên cứu (đạt 7 người/vạn dân); trong đó, nhiều nhà khoa học có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Đội ngũ nhân lực tăng nhanh là nhân tố quan trọng giúp hoạt động KH&CN đóng góp đáng kể trong việc cải thiện chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nềnkinh tế. Việc đầu tư cho KH&CN những năm qua cũng có bước tiến vượt bậc. Để cạnh tranh được trong bối cảnh các công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, nguồn nhân lực phải đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn rất cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nhưng nguồn nhân lực của nước ta theo các chuyên gia đánh giá vẫn còn một khoảng cách không nhỏ với đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, việc đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực bậc cao ở những lĩnh vực then chốt và lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh cần được quan tâm nhiều hơn.
Do đặc thù lao động của nhân lực KHCN là lao động sáng tạo, cần tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, nên việc đổi mới cơ chế quản lý nguồn nhân lực CNC trong các tổ chức KHCN công lập phải hướng vào việc phát huy tính sáng tạo của đội ngũ này. Để thực hiện được việc này cần đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KHCN như sau:
Hàng năm tiến hành rà soát, đánh giá khách quan đội ngũ cán bộ hiện có và quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo đủ có năng lực chuyên môn, tâm huyết, trách nhiệm, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Chuyển đổi mô hình
145
quản lý nhân lực KHCN từ mô hình quản lý hành chính sang mô hình quản lý theo sản phẩm đầu ra. Phương thức quản lý theo sản phẩm đầu ra dựa trên các tiêu chí định lượng rõ ràng về sản phẩm đầu ra và trên sự tự giác, tự chịu trách nhiệm. Lương và lợi ích của nhà khoa học được xác định trên cơ sở kết quả của sản phẩm đầu ra, tránh được tình trạng cào bằng trong nghiên cứu khoa học.
Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho nghiên cứu của các nhà khoa học. Môi trường này phải đảm bảo nguyên tắc tự do tư tưởng, tự do sáng tạo và phát triển.
Xây dựng văn hoá nghiên cứu, sáng tạo trong các tổ chức KHCN. Để xây dựng được văn hoá này, bản thân các nhà lãnh đạo tổ chức KHCN là tấm gương sáng về tinh thần nghiên cứu, sáng tạo, luôn tôn trọng và khích lệ kết quả nghiên cứu, sáng tạo của các nhà khoa học, đồng thời lãnh đạo các tổ chức KHCN đưa ra được tầm nhìn và tư duy chiến lược phát triển đơn vị mình là phải dựa trên nghiên cứu, sáng tạo và làm cho mọi cán bộ trong tổ chức hiểu và cam kết thực hiện tốt mục tiêu chiến lược của tổ chức KHCN.
Bên cạnh việc đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KHCN cũng cần phải bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ này để tiếp cận tới trình độ quốc tế theo các nội
dung cụ thể sau đây:
Có chính sách đào tạo mới, đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực tiễn đối với đội ngũ cán bộ là chuyên gia, kỹ thuật viên; từ đó hình thành được đội ngũ cán bộ nòng cốt có trình độ cao; các
chuyên gia, nhà khoa học giỏi và chính đội ngũ này sẽ là đầu tàu dẫn dắt, định hướng phát triển lĩnh vực thị trường công nghệ theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thị trường công nghệ cần có tác phong làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo và trách nhiệm cao với nghê. Nêu các nhà khoa học được quan tâm, đầu tư đào tạo bôi dưỡng và được trả lương tương xứng với sự đóng góp sẽ là cơ sở quan trọng trong việc tạo nguồn cung công
nghệ cho thị trường công nghệ. Mặt khác, khi trình độ chuyên môn cao, họ sẽ đóng góp đáng kể vào việc thâm định, đánh giá chât lượng và giá cả các sản
146
phẩm công nghệ trong quá trình CGCN vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài.
Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch đào tạo lại cán bộ
KHCN ở nước ngoài, trong đó chú trọng việc đi đào tạo ở các nước có tiềm lực CNC mạnh. Hình thức đào tạo là cử đi nghiên cứu, học tập hoặc là hợp tác nghiên cứu với các viện, các trung tâm nghiên cứu quốc tế. Việc này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ CNC của Việt Nam tiếp thu được những tri thức, công nghệ của nước ngoài, làm quen với môi trường quốc tế và cải thiện trình độ ngoại ngữ. Đối tượng đào tạo tập trung vào đội ngũ cán bộ KHCN
đầu ngành, nhất là đội ngũ cán bộ KHCN thuộc các lĩnh vực CNC và đội ngũ cán bộ trẻ có tiềm năng.
Thứ hai,nâng cao năng lực ứng dụng thực tiễn thông qua việc giao cho các tổ chức KHCN quyền khai thác thương mại các sản phẩm CNC được nhà nước tài trợ kinh phí.
Đối với những đề tài, dự án KHCN do nhà nước tài trợ kinh phí, thu nhập được tạo ra từ việc chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu sẽ giao cho đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đê tài, dự án đó quản lý và tự phân phối theo một tỷ lệ nhất định nhằm khuyến khích chuyển hoá kết quả nghiên cứu CNC vào thực tiễn. Đối với những công nghệ do các nhà khoa học tự thực hiện nhưng có sử dụng thiết bị, phòng thí nghiệm của tổ chức
KHCN thì toàn bộ thu nhập thu dược từ việc CGCN sẽ thuộc về nhà khoa học và nhà khoa học sẽ trả phí sử dụng thiết bị, phòng thí nghiệm của tổ chức KHCN.
Hiện nay, các tổ chức CNC ở Việt Nam chủ yếu là các tổ chức KHCN
công lập với bất cập lớn nhất là năng lực nghiên cứu KHCN còn có điểm hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu HNKTQT, do vậy, để phát triển các tổ chức
KHCN nhà nước không nên đầu tư dàn trải mà tập trung đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp một số tổ chức KHCN hiện có thành những tổ chức nghiên cứu