Một số bài học rút ra về phát triển thị trường công nghệ cao cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 72 - 79)

cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm phát triển TTCN, nhất là kinh nghiệm phát triển TTCNC của Trung Quốc, Đức và Israel có thể rút ra một số bài học về phát triển TTCNC cho Việt Nam như sau:

2.3.2.1. Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam

Nhận thức được TTCNC là một thị trường đặc biệt, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì thị trường này rất khó phát triển. Chính vì vậy, các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề này như Nhà nước Đức tạo ra các điều kiện

73

khung, các biện pháp khuyến khích, cụ thể là Nhà nước hỗ trợ tăng cường năng lực làm R&D, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu, giúp đỡ các dự án CGCN cho doanh nghiệp hoặc như Trung Quốc xác định giai đoạn đầu của sự phát triển cần phải được có sự quản lý theo hệ thống và thống nhất. Chính phủ sẽ can thiệp trực tiếp vào một số nhân tố cơ bản của thị trường như xác lập và bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, thúc đẩy hệ thống trung gian môi giới,… Về vai trò của Nhà nước Trung Quốc và CHLB Đức trong việc hỗ trợ, đầu tư phát triển (hạ tầng cơ sở), các tổ chức trung gian kết nối cung cầu cần được nghiên cứu, vận dụng cho việc phát triển hệ thống các tổ chức trung gian kết nối cung cầu của địa phương, đặc biệt là tại các thành phố lớn,… là những bài học kinh nghiệm rất quan trọng để Việt Nam tiếp thu và vận dụng.

2.3.2.2. Đẩy mạnh phát triển các yếu tố cấu thành thị trường công nghệ cao Một là, nhằm gia tăng số lượng các chủ thể tham gia vào TTCNC, cần có cơ chế chính sách khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích việc hình thành các tổ chức KHCN thuộc khu vực tư nhân, khu vực doanh nghiệp như thành lập các viện nghiên cứu, trường đại học, phòng thí nghiệm, các trung tâm ứng dụng nghiên cứu triển khai…trong các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp. Ngoài ra tạo các cơ chế mở, các điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học có thể tham gia các hoạt động đồng thời cả ở khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân.

Hai là, để tạo điều kiện thuận lợi cho TTCNC phát triển, cần xác định phát triển doanh nghiệp KHCN là một giải pháp cần thiết và rất quan trọng. Việc phát triển các doanh nghiệp KHCN góp phần ứng dụng nhanh và thương mại hóa các công nghệ đã được nghiên cứu tạo ra lực thúc đẩy cho TTCNC phát triển. Các doanh nghiệp KHCN được hình thành trên cơ sở các vườn ươm công nghệ, đây là mô hình nhằm đáp ứng các điều kiện về vốn, cơ sở hạ tầng, nhân lực.

Ba là, phát triển các hoạt đông tư vấn, môi giới là nội dung rất quan trọng để phát triển TTCNC ở Việt Nam hiện nay. Từ việc học tập thành lập các sàn giao dịch công nghệ Thượng Hải, Trung tâm sức sản xuất Quảng Đông của Trung Quốc và 4 loại hình Trung tâm dịch vụ CGCN của Cộng hòa

74

liên bang Đức với các chức năng, nhiệm vụ phong phú, thích hợp với từng tình hình của các vùng, miền, trình độ phát triển là các mô hình khác nhau về hỗ trợ phát triển TTCNC. Chúng ta học tập vận dụng cho việc hình thành các sàn giao dịch công nghệ quốc gia và vùng, địa phương giai đoạn từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trên thực tế hiện nay, Việt Nam đã hình thành được 20 sàn giao dịch công nghệ (tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình, Nghệ An,…). Ngoài ra hệ thống các tổ chức trung gian bước đầu đã được hình thành, đang phát triển nhanh và đa dạng, cả về hình thức và nội dung hoạt động. Mạng lưới các tổ chức trung gian tư vấn, đánh giá, môi giới CGCN được tăng cường. Hoạt động của thị trường KHCN ngày càng sôi động với các Chợ công nghệ và thiết bị quốc gia và quốc tế (Techmart), sàn giao dịch công nghệ (SGDCN), các sàn giao dịch điện tử về công nghệ (Techmart online), hoạt động kết nối

cung - cầu công nghệ ở các địa phương và vai trò gia tăng của các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày càng phát triển mạnh. Đây là những tiền đề hết sức thuận lợi để chúng ta có thể phát triển TTCNC trong thời gian tới.

2.3.2.3. Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia thị trường công nghệ cao ở Việt Nam

Một là, từ kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thực hiện đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm, dịch vụ CNC của các tổ chức KHCN công lập thông qua các biện pháp như giảm trợ cấp đối với các tổ chức KHCN nhằm gây áp lực và buộc các tổ chức này phải hoạt động theo nhu cầu của thị trường; Nâng cao quyền tự chủ của các tổ chức KHCN trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ; sát nhập các tổ chức KHCN vào các doanh nghiệp nhằm gắn kết các hoạt động KHCN với thực tiễn sản xuất kinh doanh. Đối với nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế và thực hiện chính sách “Đi tắt đón đầu” thì cần phải cải cách các tổ chức KHCN công lập theo hướng gắn kết với nhu cầu của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, nâng cao quyền tự chủ và tự chịu

75

trách nhiệm trong hoạt động nghiên cứu, đặc biệt là đẩy mạnh việc chuyển đổi các tổ chức này sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Đó là bài học chúng ta cần phải vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, hình thành các quỹ và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi

mới công nghệ nhằm định hướng cho các doanh nghiệp vào việc tiếp nhận các CNC, công nghệ hiện đại. Việc thành lập Quỹ phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Quỹ phát triển sáng chế;

doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần kinh phí mua công nghệ; doanh nghiệp được trích 5% doanh thu (không tính thuế) để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là các cơ chế, chính sách cần học tập cho việc kích cầu công nghệ của các doanh nghiệp… là những nội dung cần thiết nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong quá trình tham gia phát triển TTCNC hiện nay. Về cơ bản các cơ chế chính sách này cũng đang được bắt đầu triển khai và thực hiện có hiệu quả tạo ra những hiệu ứng tốt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể, Thủ tướng chính phủ đã

ban hành quyết định số 04/2021/QĐ-TTg, ngày 29/01/2021 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia và quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/3/2021 với các mục đích cụ thể như sau: 1) Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ được khuyến khích chuyển giao quy định tại Luật CGCN; 2) Thúc đẩy việc CGCN phục vụ phát triển nông nghiệp ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế -

xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; 3) Hỗ trợ ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KHCN, giải mã công nghệ; 4) Hỗ trợ đào tạo nhân lực KHCN

phục vụ việc chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ. Có thể nói đây là những thuận lợi rất quan trọng giúp cho hoạt động KHCN của nước ta có điều kiện phát triển vững chắc hơn trong thời gian tới.

Có thể khẳng định những kinh nghiệm thành công trong phát triển thị trường CNC thời gian qua của một số quốc gia mà luận án đã tiến hành khảo sát

76

là những bài học có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam trong quá trình phát triển thị trường CNC trong thời gian tới. Tuy nhiên, với đặc điểm thị trường CNC của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển thì việc nghiên cứu những kinh nghiệm không thành công của các quốc gia trên thế giới về phát triển thị trường này cũng là nội dung vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp cho chúng

ta có điều kiện nhìn nhận, đánh giá khách quan, toàn diện trong quá trình phát triển thị trường CNC ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những thời gian

tiếp theo. Trong phạm vi của luận án tập trung nghiên cứu và đánh giá một số kinh nghiệm không thành công của Trung Quốc trong quá trình phát triển thị trường khoa học công nghệ nói chung và thị trường công nghệ cao nói riêng. Trước hết là việc vi phạmquyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc với các quốc gia trên thế giới là rất nghiêm trọng đặc biệt là các quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển như Hoa Kỳ, Nga và các nước Châu Âu cụ thể là vi phạm tại Điều 3, Điều 28 của Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ về các hoạt động vi phạm sở hữu trí tuệ, buộc chuyển giao công nghệ của Trung Quốc, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đã chính thức gửi yêu cầu tham vấn với Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới. Trong yêu cầu tham vấn ghi rõ: Trung Quốc đã từ chối để các đối tác nước ngoài được có khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình khi liên doanh với đối tác Trung Quốc sau khi hợp đồng chuyển giao công nghệ kết thúc. Trung Quốc cũng áp đặt

các điều khoản hợp đồng có tính bắt buộc, gây bất lợi, nhằm tạo ra sự phân biệt

đối xử, chống lại và không tạo thuận lợi cho công nghệnước ngoài nhập khẩu. Thông qua một loạt công cụ cụ thể để thực hiện chính sách buộc chuyển giao công nghệ không công bằng, phân biệt và hạn chế đầu tư của Trung Quốc như Luật Ngoại thương của Trung Quốc; Quy định của Trung Quốc về nhập khẩu và xuất khẩu công nghệ; Luật về Doanh nghiệp liên doanh cổ phần Trung Quốc - Nước ngoài; các quy định triển khai Luật này... với các

quy định như: Các hợp đồng chuyển giao công nghệ phải có thời gian thực hiện ít nhất 10 năm và cho phép bên liên doanh của Trung Quốc được sử dụng

77

công nghệ này vĩnh viễn sau khi hợp đồng đã hết hạn, hay quy định chủ sở

hữu nước ngoài không được phép ngăn cản các nhà cấp giấy phép của Trung Quốc cải tiến công nghệ và sở hữu những cải tiến đó...

Trước đó, Nhật Bản (năm 2009) và Liên minh châu Âu (năm 2011) từng gửi yêu cầu tham vấn về việc Trung Quốc buộc chuyển giao công nghệ vi phạm Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ lên Tổ chức thương mại thế giới.

Thứ hai là việc không nhất quán của Trung Quốc trong quá trình chuyển giao công nghệ với Nga nhất là trong lĩnh vực công nghệ quân sự.

Năm 1995, Nga-Trung đã ký thỏa thuận đồng ý lắp ráp 200 chiếc Su-27SK (J-11 phiên bản Trung Quốc), nhưng sau khi lắp ráp 100 chiếc ở Thẩm Dương, phía Trung Quốc từ chối sản xuất dư thừa máy bay, bởi vì Trung

Quốc đã nghiên cứu chế tạo các linh kiện cho máy bay của mình, trong 10 năm đã học được cách lắp ráp J-11 trên nền tảng Su-27. Hơn nữa, các kỹ sư Trung Quốc không chỉ phỏng chế thiết bị radar và điện tử hàng không của

Su-27, mà còn giải quyết được một số vấn đề khó về kỹ thuật, trên máy bay đã lắp ráp động cơ phản lực nội địa. Ngoài ra, máy bay trang bị cho tàu sân

78

Kết luận chương 2

Phát triển TTCNC hiện nay là một tất yếu khách quan phù hợp với xu thế của thực tiễn. Đây là xu hướng phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và các nước có nền kinh tế đang phát triển nói riêng, là cơ hội thuận lợi để các quốc gia đi sau có cơ hội tiếp cận với trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới góp phần vào quá trình phát triển KT-XH của quốc gia mình.

Đối với nước ta phát triển TTCNC là một đòi hỏi khách quan nhằm nâng cao tiềm lực KHCN quốc gia, gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Trong thực tế phát triển TTCNC ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cả lý luận và thực tiễn cần phải giải quyết. Tiếp cận nghiên cứu vấn đề dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị cho thấy phát triển TTCNC ở Việt Nam hiện nay được được thể hiện qua ba nội dung cơ bản: Gia tăng về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn cung sản phẩm, dịch vụ CNC trên TTCNC; Gia tăng cầu về sản phẩm, dịch vụ CNC; Gia tăng số lượng và chất lượng các tổ chức trung gian môi giới trên TTCNC. Đây là những nội dung cơ bản và cần thiết cần tập trung phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ CNC có chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao và thân thiện với môi trường.

Để thúc đẩy TTCNC phát triển cần nắm chắc các yếu tố tác động và đặc biệt cần phải vận dụng linh hoạt sáng tạo bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới có TTCNC phát triển, là cơ sở để xác định quan điểm và giải pháp phát triển TTCNC trong thời gian tới.

79

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)