Nguyên nhân thành tựu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 110 - 116)

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Sáng ch ế945 980 1203 1332 1325 1347 1636 2014

3.3.1. Nguyên nhân thành tựu

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng

Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tiềm lực và quy mô nền kinh tếtăng lên. Điều này được thể hiện:

Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây nước ta

tương đối ổn định và đạt ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5

năm 2011-2015 tăng 5,9%/năm. GDP/người năm 2015 đạt 2.228 USD. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm từ năm 2016 đến 2019 tăng 6,5

- 7%/năm. GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng 3.200- 3.500 USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và sự gia tăng của vốn đầu tư nước

ngoài có tác động lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam và

đẩy mạnh CGCN từ nước ngoài, từ đó tác động tích cực đến tăng trưởng của cầu sản phẩm, dịch vụ CNC trên thịtrường.

Hai là, cơ sở hạ tầng của nền kinh tếđược tăng cường. Điều này giúp cho việc xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự phát triển của TTCNC.

Ba là, Việt Nam đầu tư phát triển mạnh một số ngành công nghiệp mới, CNC. Sản phẩm công nghiệp của nền kinh tế phát triển ngày càng đa dạng và

111

phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện. Các nội dung này đã thúc đẩy nhu cầu công nghệ mới, CNC và tạo ta sựđa dạng phong phú về loại hình sản phẩm CNC trên thịtrường.

Thứ hai, tiềm lực khoa học công nghệ của nước ta ngày càng được tăng cường và phát triển

Trong 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm trở lại đây nhận thức được vai trò rất cần thiết và quan trọng của KHCN đối với quá trình CNH, HĐH ở

Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đẩy mạnh hoạt động khoa học và phát triển công nghệ của đất nước, từ đó tiềm lực KH &CN ngày càng

được tăng cường cụ thể:

Với đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo, trong đó nhiều cán bộcó trình độ đại học trởlên. Đây là lực lượng tiềm tàng cho phát triển KHCN ởnước ta. Tổng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp khoa học công nghệ giai đoạn 2016 - 2019 là

46.729 tỷ đồng. Trong đó, năm 2016 là 10.471 tỷ đồng; năm 2017 là 11.243 tỷ đồng; năm 2018 là 12.190 tỷ đồng; năm 2019 là 12.825 tỷ đồng [12]. Việc đầu

tư nâng cấp cơ sở vật chất và tăng cường trang thiết bị cho các tổ chức nghiên cứu phát triển nhất là đầu tư các phòng thí nghiệm trọng điểm đã đáp ứng được phần nào nhu cầu trước mắt của một số tổ chức nghiên cứu phát triển.

Hệ thống các tổ chức nghiên cứu phát triển theo hướng tăng cường liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất kinh doanh thông qua việc định hướng hoạt

động nghiên cứu và ứng dụng kết quả CNC theo nhu cầu thực tế phát triển KT - XH và đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Thứ ba, hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật về quản lý KHCN ngày

càng được hoàn thiện

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp để gắn KHCN với sản xuất, với đời sống, với nền kinh tế đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường và phục vụ cho nền kinh tế hội nhập với kinh tế quốc tế. Bằng các cơ chế chính sách phù hợp với lợi ích của người sáng tạo và nhà đầu tư, hoạt động ký kết hợp đồng KHCN đã đạt được

112

những hiệu quả rất quan trọng. Nhiều tổ chức KHCN công lập, tỷ lệ kinh phí thu được từ hợp đồng công nghệ chiếm phần đáng kể trong tổng kinh phí hoạt động của đơn vị. Bằng những kết quả thực tiễn cho thấy hoạt động CGCN

thông qua ký kết hợp đồng kinh tế là bước đi cần thiết để thương mại hoá sản phẩm CNC và hình thành TTCNC. Cụ thể như sau:

Trong những năm gần đây, việc ban hành hệ thống các luật và văn bản dưới luật khác đã tạo ra một khung khổ pháp lý tương đối đầy đủ cho phát triển TTCN và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Các văn bản liên quan đến phát triển TTCN được ban hành nhanh và nhiều hơn sau Quyết định 214/2005/QĐ-TTg ngày 30/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển TTCN. Điều đó một phần là do sự nhìn nhận của Đảng và Nhà nước về tầm quan trọng của phát triển TTCN ngày càng cao.

Ngoài ra, nhiều văn bản pháp lý liên quan đến phát triển thị trường

KHCN cũng được ban hành kịp thời: Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày

08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thị trường KHCN đến năm 2020; Thông tư số 32/2014/TT-BKHCN của Bộ

KHCN ngày 16/11/2014 về quản lý Chương trình phát triển TTCNC đến năm 2020; Thông tư liên tịch số 59/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/4/2015

hướng dẫn quản lý tài chính thực hiện chương trình phát triển thị trường

KHCN đến năm 2020; Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận

CGCN từ các tổ chức KHCN. Hình thức hỗ trợ là cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay để thực hiện CGCN; Nghị định 154/2018/ NĐ-CP sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm

tra chuyên ngành. Mặt khác để hỗ trợ và thức đẩy cho thị trường KHCN nói chung và TTCNC nói riêng nhà nước còn ban hành, bổ sung, sửa đổi rất nhiều các văn bản về Luật, Nghị định, Quy định, quyết định, thông tư [Phụ lục1] tạo cơ sở pháp lý cho thị trường này ngày càng phát triển, trong đó có:

113

Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013; Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017; Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật CGCN; Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy

định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định về đầu tư cho doanh

nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày

15/5/2018 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN sử dụng vốn nhà nước; Nghị định số13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp KHCN.

Ngoài ra còn có: Thông tư số 63/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 hướng dẫn một số điều của Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN sử dụng vốn nhà nước; Thông tư số 10/2019/TT-BTC ngày

20/2/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ KHCN sử dụng vốn nhà nước.

Thứ tư, tích cực đổi mới chính sách ngoại giao, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện mới.

Trong điều kiện mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là những tác động tích cực của toàn cầu hoá mang lại nhiều

cơ hội cho các quốc gia trên thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng cụ

thểnhư sau: trên cơ sở thịtrường được mở rộng, trao đổi hàng hoá tăng mạnh đã thúc đẩy phát triển sản xuất của các nước; nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư, hợp tác mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác. Mặt khác toàn cầu hoá làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, thuận lợi cho việc xây dựng môi trường hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước.

Có thể nói đây là cơ hội rất phù hợp để Việt Nam có thể tham gia hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới nhằm phá thế bao vây, cấm vận của các

114

thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…,Chính vì vậy ngay sau khi giải phóng thống nhất

đất nước, đặc biệt là sau khi thực hiện đường lối đổi mới Việt Nam đã tham

gia ký Hiệp định Pari (ngày 23-10-1991) về một giải pháp toàn diện cho vấn

đềCampuchia, đã mở ra tiền đềđể Việt Nam thúc đẩy quan hệ với khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (ngày 10-11-1991); tháng 11-1992 Chính phủ Nhật Bản quyết định nối lại viên trợ ODA cho Việt Nam; bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (ngày 11- 7-1995). Tháng 7-1995 Việt Nam ra nhập ASEAN, đánh dấu sự hội nhập của

nước ta với khu vực Đông Nam Á.

Cho đến nay, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, tạo nền tảng vững chắc để Việt

Nam cùng các nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích của mỗi nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Đây là những tiền đề rất quan trọng phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm tạo ra môi

trường thuận lợi thu hút các dòng vốn đầu tư của nước ngoài thông qua hợp tác, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ…, với các đối tác bên ngoài, nhất là các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ phát triển như

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…, Trên cơ sở đó giúp cho thị trường khoa học công nghệ nói chung và thị trường công nghệ cao nói riêng của nước ta có điều kiện phát triển mạnh mẽ thông qua quá trình chuyển giao công nghệ, học tập, nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới.

* Nguyên nhân khách quan

Một là, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và có những biểu hiện mới.

Ngày nay toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Nó cho phép các nước đang phát triển có cơ hội

115

và điều kiện để tiếp nhận các dòng vốn, công nghệ; mở rộng thị trường; tiếp nhận kỹ năng và kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển cao nhất. Các nền kinh tế đang phát triển và kinh tế chuyển đổi sẽ có cơ hội để thực hiện mô hình phát triển rút ngắn, nghĩa là thông qua HNKTQT để đi tắt và tiến tới những bước phát triển cao hơn trên cơ sở hưởng thụ và vận dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài đã được khai thông và kết nối với các nguồn lực bên trong, TTCN của các quốc gia được kết nối với TTCN thế giới.

Toàn cầu hóa và HNKTQT được đẩy mạnh và là xu hướng chủ đạo trong sự vận động của kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, nó làm sâu sắc hơn sự chuyên môn hóa và

phân công lao động quốc tế, kích thích gia tăng sản xuất không chỉ ở cấp quốc gia mà còn trên quy mô toàn thế giới, làm cho cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt dẫn đến việc các doanh nghiệp, các chủ thể phải đổi mới công nghệ,

tăng năng suất lao động, mặt khác làm cho tự do hóa thương mại, đầu tư, tài chính, CGCN được đẩy mạnh ở cả cấp độ song phương và đa phương, khu

vực và toàn cầu. Các định chế, thể chế kinh tế quốc tế, trong đó có các định chế liên quan đến TTCN ngày càng hoàn thiện, phát triển, tạo điều kiện cho việc thâm nhập, phụ thuộc lẫn nhau giữa TTCN ở các quốc gia. Sự hợp tác quốc tế về CNC ngày càng phát triển và trở nên cần thiết đối với các nước. Do hoạt động CNC hiện nay đòi hỏi sự đầu tư lớn về vốn, công nghệ, nhân lực và để phát huy lợi thế so sánh trong nghiên cứu CNC, các quốc gia ngày

càng tăng cường hợp tác với nhau trong nghiên cứu triển khai TTCNC.

Hai là, nền kinh tế thế giới có những biến đổi nhanh chóng

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KHCN hiện đại

và xu hướng TCH, HNKTQT, nền KTTT thế giới có bước phát triển và biến

đổi mạnh mẽ. Trong nền KTTT phát triển, trước áp lực ngày càng lớn của cạnh tranh các nhà sản xuất, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng gia tăng đầu tư và đổi mới công nghệ trong sản xuất nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh.

116

Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt của nền KTTT toàn cầu hóa, các doanh nghiệp mới thường ra đời từ một sáng chế, một công nghệ mới. Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ráo riết hiện nay không còn chỗđứng cho các doanh nghiệp làm ăn theo đường mòn không chịu đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Bên cạnh đó nền kinh tế thế giới đang trải qua những bước thăng

trầm, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu như chiến tranh lạnh, chủ nghĩa bảo hộ của các nước lớn… đã gây ra tổn thất nặng nề

cho nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế này diễn ra cùng với khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng khí hậu và môi trường. Do vậy, sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ có sự tái cấu trúc nền kinh tế và có sự

biến đổi nhanh chóng, kinh tế tri thức được phát triển mạnh mẽ, KHCN ngày

càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển, các nước phát triển sẽ tập trung phát triển CNC và chuyển dịch công nghệ thấp cho các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)