2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Sáng ch ế945 980 1203 1332 1325 1347 1636 2014
3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền KTTT
định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình này, những yếu tố thích ứng với
KTTT sẽ phát triển, trong khi các yếu tố đòi hỏi quá trình chuyển đối về tổ chức và cơ chế như việc đổi mới các tổ chức KHCN công lập lại phát triển
chậm hơn. Như vậy, các yếu tốcủa TTCNC ở nước ta đã không cùng có một điểm xuất phát trong quá trình hình thành và phát triển, do đó sự chênh lệch, phát triển không đồng bộ giữa chúng là một kết quả tất yếu.
Thứ hai, cơ chế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KHCN
còn hạn chế.
Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động KHCN vẫn dàn trải, thiếu tập trung và hiệu quả sử dụng không cao. Các chủ thể chưa được bình đẳng thật sự trong việc tiếp cận với các nguồn đầu tư cho hoạt động CNC của nhà nước. Đơn vị, tổ chức sử dụng nguồn vốn cho KHCN chủ yếu vẫn là các tổ chức KHCN nhànước. Việc cấp phát kinh phí vẫn mang tính bình quân, bao cấp và nặng tư tưởng hành chính hoá.
117
Thứ ba, hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Môi trường kinh doanh chưa thực sự lành mạnh, bình đẳng làm cho
nhiều doanh nghiệp có tư tưởng ỷ lại, chưa quan tâm và chưa chịu nhiều sức ép cạnh tranh để ứng dụng kết quả nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Hiện tượng đặc quyền, đặc lợi vẫn tồn tại khiến cho các doanh nghiệp phải dành nguồn lực vào các chi phí khác thay vì đầu tư đổi mới công nghệ.
Nhiều doanh nghiệp thiếu quy hoạch và chiến lược phát triển, thiếu quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ trình độ cao, thiếu sự gắn bó và phối hợp giữa chiến lược đổi mới, CGCN với chiến lược phát triển và kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự có nhu cầu tự thân đối với đổi mới công nghệ do năng lực quản lý yếu kém của người lãnh đạo hoặc do thiếu động lực để phát triển doanh nghiệp trong dài hạn.
Năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam thấp, gây khó khăn cho việc huy động vốn đầu tư đổi mới công nghệ. Cơ chế hỗ trợ từ nguồn ngân sách
nhà nước cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn hỗ trợ. Cơ chế xin - cho, sự phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại trong hỗ trợ của nhà nước cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Một số quỹ hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp đã được hình thành song trên thực tế vẫn chưa thực sự phát huy tác dụng.
* Nguyên nhân khách quan
Một là, mô hình doanh nghiệp khoa học công nghệ là mô hình mới, đòi hỏi nhiều cơ chế hoạt động đặc thù.
Trên thực tế cho thấy các nhà nghiên cứu thường gặp khó khăn trong việc thành lập hoặc là hợp tác với các doanh nghiệp KHCN, bởi vì phần đông các nhà nghiên cứu là viên chức nhà nước nên không có tư cách pháp nhân để tự sản xuất kinh doanh. Lợi ích của nhà nghiên cứu không được đảm bảo và không rõ ràng trong việc thành lập và hợp tác với các doanh nghiệp KHCN.
Các doanh nghiệp KHCN khó tiếp cận với các nguồn vốn từ ngân hàng để thực hiện việc sản xuất, kinh doanh. Điều này là do các nguyên nhân sau:
118
yếu của doanh nghiệp là tài sản trí tuệ nên rất khó thực hiện việc cầm cố, thế chấp, bảo đảm vay; (2) Các ngân hàng khó đánh giá thực trạng tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp
KHCN, do đó cản trở việc ra quyết định cho vay.
Hai là, cơ chế quản lý của các tổ chức KHCN công lập còn nhiều bất cập Tư duy ngại đổi mới, ngại chịu trách nhiệm, nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại vào nguồn trợ cấp từ ngân sách nhà nước vẫn tồn tại trong các tổ chức KHCN
công lập từ đó dẫn đến chậm đổi mới cơ chế quản lý cán bộ hoạt động trong lĩnh vực KHCN, không khuyến khích tính chủ động và sáng tạo của đội ngũ này.
Cơ chế cấp kinh phí của nhà nước cho các tổ chức KHCN công lập còn bất cập, mang tính cào bằng trong việc trả lương cho các nhà khoa học nên không khuyến khích nghiêncứu và làm phân tán lực lượng nghiên cứu.
Quyền sở hữu đối với các loại tài sản trong đơn vị sự nghiệp KHCN
công lập chưa rõ ràng khi chuyển sang mô hình mới. Thủ tục hành chính cho việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp KHCN công lập thành doanh nghiệp
KHCN còn rườm rà.
Công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều bất cập, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản là: kế thừa có chọn lọc, bổ sung các quy định còn thiếu, các quy định mới về sở hữu trí tuệ (SHTT) đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định pháp luật SHTT và giữa các quy định liên quan đến SHTT của các ngành luật khác; đảm bảo sự tương thích giữa các quy định SHTTcủa Việt nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên, đảm bảo các quy định về quyền SHTT phù hợp với điều kiện của Việt nam. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật hiện hành về SHTT, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập điển hình sau:
Thứ nhất,Khoản 4 Điều 19 Luật SHTT quy định tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Quy định này dễ gây hiểu nhầm, mà theo đó, tác giả chỉ có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc
119
xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào khi hành vi đó gây phương hại đến danh dự và uy tín tác giả, còn nếu không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì không sao, vì vậy, nên tình trạng cắt xén nội dung tác phẩm của tác giả này, tác giả kia để biến thành sản phẩm “trí tuệ” của chính mình đang diễn ra tương đối nhiều.
Thứ hai, Điều 72 Luật SHTT quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Như vậy, phạm vi dấu hiệu được công nhận là nhãn hiệu hàng hóa vẫn rất hẹp và không tương thích với quy định của Hiệp định TRIPs. Trong khi đó, theo các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia, các dấu hiệu có thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa được quy định rất rộng.
Chính vì vậy, trong thời gian qua rất nhiều các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bởi các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài điển hình là các vụ Gạo ST25, Cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba, Petro Vietnam, bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, võng xếp Duy Lợi, cà phê Buôn Ma Thuật, Đắk Lắk...
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế trong phát triển thị trường CNC ở Việt Nam trong thời gian vừa qua đó là hiện
tượng “Chảy máu chất xám” nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Nhiều năm
qua, "chảy máu chất xám" được coi là một hiện tượng phức tạp, buộc nhiều quốc gia cần xem xét và điều chỉnh, từ đó có chính sách, biện pháp khắc phục. Bởi, dù thế nào thì trong thế giới hiện đại, sự phát triển của mỗi quốc gia luôn cần tới vai trò của tri thức, trí tuệ. Ởđây, vấn đềđặt ra cho mỗi người
lao động trí óc là tâm nguyện cống hiến cho Tổ quốc, là sự đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn của đất nước; bên cạnh đó là vai trò của Nhà nước trong việc tạo điều kiện tốt nhất để các chủ nhân của "chất xám" sống và cống hiến cho đất nước một cách tốt nhất. Trên thực tế cho thấy, trong những năm
120
khuyến khích cho các cán bộ của Việt Nam được tham gia học tập, nghiên cứu ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức…
bằng các đềán khác nhau như các đề án 322, 599, 911 của Bộ giáo dục và đào đạo. Tuy nhiên, sau quá trình học tập, nghiên cứu ở nước ngoài thì nhiều cán bộ nghiên cứu đã lựa chọn làm việc công tác ở nước ngoài với các lý do khác
nhau như có môi trường nghiên cứu tốt, trang thiết bị, máy móc, phòng thí nghiệm đạt chuẩn, mức lương cao… những điều mà Việt Nam không thể đáp ứng được. Theo báo cáo của Cục Đào tạo với nước ngoài thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo theo đề án 322, có 2.268 du học sinh được đưa đi đào tạo tiến sĩ nhưng chỉ khoảng một nửa sốđó (1.074 tiến sĩ) là quay về nước, mà về rồi thì
cũng không hẳn sẽ làm việc trong trường đại học, viện nghiên cứu... Do vậy, trong thời gian tới để hạn chế thấp nhất hiện tượng “chảy máu chất xám”
chúng ta cần phải có một hệ thống chính sách cân bằng được giữa nhiều mặt: tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khoa học; cải thiện hệ thống đãi ngộ (cả
vật chất lẫn tinh thần). Mặt khác chúng ta cũng cần phải có một hệ thống kiểm soát hiệu quả công tác thật sự hữu hiệu, chính xác, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn.