2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Sáng ch ế945 980 1203 1332 1325 1347 1636 2014
4.2.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
năm 2030
4.2.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển thị trường công nghệcao ở Việt Nam cao ở Việt Nam
Từ thực tiễn phát triển TTCNC trong thời gian qua kinh nghiệm của nhiều quốc gia và cho thấy, để phát triển TTCNC, việc hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách là vô cùng cần thiết và quan trọng, đây chính là cơ sở, là
nền tảng pháp lý cho TTCNC phát triển. Đối với Việt Nam TTCNC đang trong quá trình phát triển, đồng thời chịu sự tác động rất lớn của các yếu tố đối với quá trình phát triển của thị trường nàynhư áp lực của cuộc cách mạng 4.0, áp lực của
HNKTQT trong điều kiện mớivà nhất là chịu sự tác động của các quy luật kinh tế trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa,… Do vậy để TTCNC phát
triển nhanh, bền vững trong thời gian tới, cần có sự can thiệp của Nhà nước
thông qua hệ thống cơ chế, chính sách về TTCNC. Để thực hiện tốt giải pháp
này cầnhoàn thiện thể chế chính sách theo các nội dung chính như sau:
4.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách về sở hữu trí tuệ, CGCN và cạnh tranh.
Để thực hiện được việc này, chúng ta phải rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật, chính sách về SHTT, CGCN và cạnh tranh nhằm khắc phục ngay những quy định không thống nhất trong các văn bản, xoá bỏ những bất cập và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách này, đặc biệt là các văn bản quy định các nội dung chi tiết như các nghị định, thông tư về SHTT, CGCN và cạnh tranh nhằm thúc đẩy sự phát triển của TTCNC và phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong các định chế quốc tế và khu vực.
Việc điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, chính sách này phải hướng vào việc tạo ra môi trường thuận lợi cho TTCNC phát triển theo các nguyên tắc, quy luật của thị trường, tạo điều kiện cho các quan hệ thị trường phát triển và đảm bảo các yêu cầu sau. (1) Không làm ảnh hưởng lớn
135
cảnh cụ thể của đất nước; (3) Phải tính toán, vận dụng uyển chuyển các
nguyên tắc trong các hiệp định quốc tế để đảm bảo lợi ích của xã hội, nhà nước và các chủ thể trên TTCNC.
Trên cơ sở nguyên tắc như vậy, việc hoàn thiện, điều chỉnh bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, chính sách về SHTT, CGCN và cạnh tranh như sau:
Thứ nhất, đối với luật pháp, chính sách về SHTT trước hết cần được bổ sung, hoàn thiện theo hướng đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tăng cường các công cụ, chế tài để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền SHTT, sau đó sẽ được hoàn thiện theo hướng đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư và CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư cho phát triển KHCN. Việc hoàn thiện luật
pháp, chính sách về SHTT được thực hiện thông qua các nội dung sau:
Xây dựng các quy định mới về bảo hộ và thực thi quyền SHTT đối với các loại hàng hoá CNC mới xuất hiện trên thị trường như các hàng hoá CNC
liên quan tới môi trường kỹ thuật số, internet, tự động hóa,…
Nâng mức xử phạt và tạo ra cơ chế xử phạt bằng kinh tế sao cho lợi ích từ việc vi phạm SHTT phải luôn thấp hơn mức phạt của các cơ quan chức năng đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm quyền SHTT.
Bổ sung, ban hành kịp thời một số văn bản dưới luật như các thông tư, nghị định để hướng dẫn thi hành luật SHTT như thông tư hướng dẫn xử lý vi phạm trong lĩnh vực SHTT, thông tư hướng dẫn, quy định về quyền tác giả và
quyền liên quan và các văn bản liên quan khác.
Thứ hai, đối với luật pháp, chính sách về CGCN cần được xây dựng,
hoàn thiện theo hướng bảo đảm nội dung đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng nhằm thúc đẩy chuyển giao hàng hoá CNC. Luật pháp và chính sách CGCN cần bổ sung các quy định mới đối với một sốnội dung còn thiếu như các nội dung vềđịnh giá công nghệ, các tổ chức trung gian môi giới công nghệ và chợ công nghệ, thiết bị, sàn giao dịch công nghệ. Bổ sung thêm chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các đối tượng tham gia dịch vụ CGCN, chính sách ưu đãi đối với cán bộ làm công
136
tác quản lý trong lĩnh vực KHCN. Tiếp đến, hoàn thiện các văn bản, chính sách hướng dẫn thực hiện công tác quản lý nhà nước về CGCN trong các lĩnh vực. Hoàn thiện và cập nhật cho phù hợp với thực tế hệ thống danh mục các công nghệ ưu tiên chuyển giao, công nghệ được miễn, giảm thuế khi chuyển giao, công nghệ trong nước chưa sản xuất dược miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu.
Thứ ba,hệ thống luật pháp và chính sách về cạnh tranh cần được hoàn thiện và bổ sung theo hướng xây dựng một môi trường cạnh tranh thống nhất,
lành mạnh, bình đẳng, đồng bộ đối với các chủ thể trên TTCNC, bao gồm cả chủ thể nước ngoài
Môi trường cạnh tranh đó phải hướng tới việc tạo điều kiện cho tự do nghiên cứu, trao đổi, lưu thông hàng hoá trên TTCNC và đảm bảo sự bình
đẳng giữa các chủ thể trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh
trên thị trường. Một môi trường thống nhất, thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng sẽ giúp cho kiểm soát độc quyền, xóa bỏ bao cấp, đặc quyền, đặc lợi, từ đó tạo ra sức ép đổi mới công nghệ và ứng dụng tiến bộ KHCN của các doanh nghiệp. Để thực hiện điều này, trước mắt, cần đẩy mạnh việc thực hiện Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thực hiện các luật này. Bên cạnh đó, luật pháp, chính sách về cạnh tranh có mối liên hệ với nhiều luật pháp, chính sách khác như SHTT, CGCN,... Vì
vậy, cần thiết phải hình thành một cơ chế phối hợp và thông tin thường xuyên trong quá trình thực thi luật pháp và chính sách vềcạnh tranh.
4.2.1.2. Hoàn thiện chính sách đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển thị trường công nghệ cao
Trong thời gian tới cần tăng cường đầu tư từ NSNN cho phát triển
TTCNC, trọng tâm là hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các tổ chức trung gian và thúc đẩy nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Nâng tỷ lệ chi cho KHCN ở nước ta từ
NSNN hàng năm trong những năm tới lên mức 2,5 - 3 % tổng chi ngân sách, tương ứng với 1% GDP [12].
137
Để nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ NSNN, cần phải: (1) Thực hiện việc phân bổ và cấp kinh phí ngân sách nhà nước theo cơ chế khoán, cơ chế đấu thầu tuyển chọn và từ nhu cầu thực tiễn; (2) Thực hiện việc đánh giá và quản lý các dự án KHCN được đầu tư từ nguồn NSNN theo kết quả sản phẩm đầu ra trên cơ sở kinh phí, nhiệm vụ được giao; (3) Hoàn thiện lại hệ thống các cơ quan quản lý, phân bổ NSNN về KHCN theo hướng tinh gọn,
hợp lý và hiệu quả; (4) Từng bước xoá bỏ bao cấp từ ngân sách nhà nước đổi với một số hoạt động nghiên cứu ứng dụng; (5) Giao quyền tự chủ về tài chính cho các tổ chức KHCN và khuyến khích các tổ chức này thực hiện cơ chế tự trang trải kinh phí, theo mô hình doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong điều kiện HNKTQT, nhà nước cần phải tạo điều kiện cho các tổ chức, nhà khoa học nước ngoài tham gia giải quyết các nhiệm vụ
KHCN của nhà nước. Nhà nước chỉ giao cho các tổ chức KHCN CNC, các
nhà khoa học trong nước thực hiện các đề tài, dự án phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Đối với những nhiệm vụ KHCN khác do nhà nước đặt hàng, nên tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các tổ chức, nhà khoa học nước ngoài tham gia đấu thầu cạnh tranh để thực hiện nhiệm vụ đó. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ KHCN của nhà nước, giúp nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý của mình.
4.2.1.3. Thực hiện chính sách ưu đãi thuế linh hoạt để thúc đẩy sự phát triển của thịtrường công nghệ cao
Thực hiện việc miễn giảm thuế để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động đổi mới công nghệ như: sản xuất thử nghiệm, sản xuất sản phẩm mới, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ. Miễn thuế cho các hoạt động trung gian, môi giới trên TTCNC như: triển lãm, giới thiệu sản phẩm mới, hội chợ công nghệ, thiết bị. Miễn giảm tiền thuê đất để làm nơi nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới cho các doanh nghiệp và tổ chức KHCN. Cho phép để lại phần lãi thu nhập trước thuế của doanh nghiệp để đầu tư vào
138
các dự án pháttriển công nghệ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.Miễn, giảm thuế nhập khẩu các thiết bị phục vụ hoạt động KHCN và các thiết bị tiên tiến, CNC. Tránh tình trạng lợi dụng chính sách thuế nhập khẩu bảo hộ sản xuất trong nước nhằm duy trì độc quyền, không thay đổitư duymới phù hợp với điều kiện thực tiễn,
CGCN hiện đại của nhiều doanh nghiệp, chính sách thuế nhập khẩu cần phải linh hoạt, đúng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm,tránh bảo hộ tràn lan.
Thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, phí, lệ phí đối với việc thành lậpmới các doanh nghiệp KHCN hoặc chuyển đổi các tổ chức KHCN sang cơ chế doanh nghiệp. Đánh thuế môi trường và có các chế tài nghiêm khắc đối với các cơ sở sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm để buộc họ phải đổi mới và sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, không gây ô nhiễm.Đảm bảo và tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia thị trường KHCN tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng vởỉ lãi suất thấp.
Ở nước ta, nguồn vốn tín dụng sẽ là nguồn vốn quan trọng thúc đẩy phát triển TTCNC. Nguồn vốn này hướng vào việc phục vụ các chủ thể đi
tiên phong trong R&D công nghệ với các tiêu chí như: lượng vốn và thời gian
vay hợp lý, lãi suất ưu đãi và thủ tục vay gọn nhẹ. Để làm được điều này, cần chú trọng các nội dung sau:
Đơn giản hoá các điều kiện vay vốn triển khai các dự án KHCN. Để được vay vốn, thông thường phải có tài sản thế chấp hoặc phải có sự bảo lãnh của tổ chức có uy tín. Đối với các tổ chức KHCN ở nước ta thì hình thức bảo lãnh là phù hợp nhất. Đối tượng đứng ra bảo lãnh có thểlà cơ quan chủ quản hoặc là tổchức thụ hưởng kết quả nghiên cứu khoa học.
Thẩm định hồ sơ vay vốn cần xem xét tới tính đặc thù của hoạt động
KHCN, đây là hoạt động nghiên cứu sản xuất thử và thực nghiệm nên khó tính toán lỗ lãi và có nhiều rủi ro, do vậy việc thẩm định hồ sơ vay cần có cơ chế riêng, đặc thù cho các hoạt động KHCN.
Tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể tham gia TTCNC tiếp cận với quỹ phát triển KHCN. Hiện nay, Chính phủ đã thành lập Quỹ phát triển KHCN quốc
139
gia. Tuy nhiên, để phát huy chức năng, vai trò của quỹ này, trong thời gian tới cần hoàn thiện mô hình quỹ, nâng cao tiềm lực tài chính của quỹ.
Thành lập hệ thống tổ chức tín dụng riêng, đặc thù nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động KHCN. Trong điều kiện hiện nay, khi các tổ chức tín dụng hoạt dộng theo cơ chế thị trường, việc vay vốn với lãi suất ưu đãi khó có thể thực hiện được nếu không có hệ thống tín dụng phát triển KHCN riêng. Vì
vậy cần có một hệ thống tổ chức tín dụng hỗ trợ phát triển KHCN dưới dạng một ngân hàng đặc biệt để cho các dự án KHCN vay với lãi suất ưu đãi.
4.2.1.4. Hoàn thiện chính sách nhập khẩu công nghệ, nhất là công nghệ cao từ nước ngoài vào Việt Nam.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, vấn đề tiếp cận các công nghệ mới, tiên tiến hiện đại là một nội dung rất quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhằm khuyến khích chuyển giao các công nghệ tiên tiến và hạn chế những công nghệ cũ, lạc hậu từ nước ngoài vào Việt Nam, nhà nước cần có quy định về
thẩm định các công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam nhằm tăng cường công tác kiểm tra chất lượng công nghệ thông qua các nội dung như: xác định rõ những tiêu chuẩn, những giới hạn nhất định đối với các công nghệ được chuyển giao; thực hiện sự giám định và kiểm tra đối với các công nghệ được chuyển giao; tổ chức nắm bắt thông tin về năng lực công nghệ, trình độ công nghệ của các quốc gia, tập đoàn quốc tế...
Để khuyến khích việc đầu tư, chuyển giao các CNC vào Việt Nam nhà
nước phải kịp thời sửa đổi những quy định không phù hợp liên quan đến hoạt động CGCN cao, hoàn thiện cơ chế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào các ngành CNC theo hướng: (1) đưa ra các biện pháp ưu đãi lớn cho đầu tư vào ngành CNC, các ưu đãi này phải mang tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực; (2) Thực hiện tổt việc bảo hộ quyền SHTT nhằm giúp các đối tác nước ngoài yên tâm khi đầu tư vào vào ngành CNC ở Việt Nam.
140
Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư và CGCN theo hướng từ hoạt động xúc tiến chung theo thị trường sang xúc tiến theo địa chỉ nhằm thu hút trực tiếp các nhà đầu tư nước ngoài có trình độ CNC vào Việt Nam đầu tư. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước cần chủ động tìm hiểu, đặt quan hệ và tiếp cận với các chủ thể có năng lực KHCN phát triển, trình độ cao trên thế giới và khuyến khích họ đầu tư hoặc liên kết với các chủ thể trong nước.
4.2.2. Phát triển nguồn cung sản phẩm, dịch vụ hàng hóa công nghệcao trên thịtrường công nghệ cao