Phải bảo đảm hài hoà lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường công nghệ cao trên cơ sở tôn trọng các quy luật kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 129 - 131)

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Sáng ch ế945 980 1203 1332 1325 1347 1636 2014

4.1.3. Phải bảo đảm hài hoà lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường công nghệ cao trên cơ sở tôn trọng các quy luật kinh tế thị trường

trường công nghệ caotrên cơ sở tôn trọng các quy luật kinh tế thị trường

Quan điểm này được xây dựng trên cơ sở giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan trong quá trình phát triển kinh tế. Để thực hiện quan điểm này cần phải làm tốt một số yêu cầu

Một là, phải tôn trọng và bảo đảm lợi ích các chủ thể tham gia trên TTCNC trong quá trình HNKTQT

Việt Nam tham gia vào HNKTQT nhằm đảm bảo cho chúng ta tham gia đầy đủ vào hệ thống phân công lao động quốc tế, thu được các giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu để mang lại lợi ích lớn nhất cho Việt Nam. Tuy nhiên, hội nhập vào TTCNC khu vực và thế giới không bao giờ mang lại lợi ích hoàn toàn hoặc là bị thiệt hại hoàn toàn, mà đó

130

là quá trình hai mặt, vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đối với các chủ thể tham gia TTCNC. Trong nhiều trường hợp cụ thể, chúng ta bắt buộc phải cân nhắc giữa lợi ích đạt được và những khó khăn để có một sự lựa chọn về bước đi, về chính sách cho phù hợp. Tham gia vào TTCNC có rất nhiều các chủ thể tham gia trong đó có các chủ thể trong nước, nước ngoài,… Do vậy, trong quá trình phát triển cần coi trọng và giải quyết hài hòa các lợi ích của các chủ thể, tránh tình trạng coi trọng hoặc xem nhẹ vai trò của các chủ thể nhằm tạo ra động lực phát triển toàn diện, hiệu quả và thiết thực.

Trong điều kiện ngày nay, phải luôn xác định lợi ích của dân tộc, quốc

gia lên hàng đầu, đồng thời bảo đảm sự bình đẳng về lợi ích của các chủ thể Việt Nam với nước ngoài và khai thác được lợi ích của nước đi sau trong

HNKTQT. Đây là quá trình đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc chung, thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên của các tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt Nam tham gia nhưng cần vận dụng linh hoạt các nguyên tắc quốc tế, có đối sách phù hợp nhằm mang lại lợi ích tối đa cho đất nước và các chủ thể Việt Nam. Việc phát triển TTCNC trong bối cảnh hội nhập cũng phải đảm bảo việc thúc đẩy nghiên cứu, đổi mới và đảm bảo môi trường thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, trước hết là tạo dựng mối quan hệ hợp

lý giữa lợi ích của nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức KHCN và xã hội.

Hai là, phát triển TTCNC ở Việt Nam hiện nay phải tuân theo các quy luật của KTTT

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào nền kinh tế thế

giới, cùng với đó là quá trình tự do hóa thương mại đã buộc các nước khi tham gia hội nhập kinh tế, đều phải thực hiện các cam kết, điều luật, nguyên tắc và thông lệ quốc tế chung những “quy tắc” và những “luật chơi” của các tổ chức quốc tế và khu vực.

Đối với nước ta hiện nay, trong quá trình phát triển TTCNC cần phải

được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan của nền KTTT như: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh

131

tranh… có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước và tuân theo những thông lệ,

quy định quốc tế. Trong đó, sự hỗ trợ của Nhà nước chỉ là điều kiện cần, còn chủ yếu là sự nỗ lực quyết tâm chuyển đổi, chủđộng hội nhập của các chủ thể

tham gia trên thị trường như Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động

trên lĩnh vực CNC. Do vậy, một trong những nguyên tắc quan trọng để phát triển TTCNC bền vững, hiệu quả có tính khả thi là những chính sách hỗ trợ

phải đảm bảo tính minh bạch tuân theo quy luật KTTT, không trái với các quy

định và thông lệ quốc tế và những cam kết của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)