Quan niệm, nội dung phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 46 - 49)

2.2.2.1. Quan niệm phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam

Theo quan điểm của các kinh tế học của Trung Quốc, nội dung trọng tâm của phát triển TTCNC là tăng cường thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và gia tăng tính định hướng thị trường của hoạt động nghiên cứu thông

47

trung gian môi giới... Cách tiếp cận này phù hợp với các nước có năng lực

KHCN tương đối phát triển, trong đó có nhiều ngành khoa học trình độ cao. Trong bối cảnh HNKTQT ngày càng mở rộng và phát triển như ngày nay, đối với các nước có năng lực KHCN chưa cao trong nền kinh tế chưa phát triển như Việt Nam thì nội dung phát triển TTCNC không chỉ gia tăng số lượng và thương mại hóa sản phẩm, dịch vụ CNC, gia tăng các giao dịch và chủ thể tham gia TTCNC, mà còn phải nâng cao chất lượng phát triển thị trường, gia tăng dung lượng thị trường, tính hợp lý của cơ cấu TTCNC.

Trên cơ sở quan niệm TTCNC; TTCNC ở Việt Nam và các yếu tố cấu

thành TTCNC, tác giả cho rằng: Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam là quá trình biến đổi các yếu tố cấu thành thị trường công nghệ cao thông qua sử dụng các cơ chế, chính sách phù hợp để tác động vào quan hệ kinh tế giữa các lực lượng tham gia thị trường công nghệ cao theo hướng từng bước gia tăng giá trị của các yếu tố này về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của cách mạng 4.0.

Nộihàm của quan niệm này chỉ rõ các nội dung:

Thứ nhất, chủ thể tham gia phát triển TTCNC gồm chủ thể cung và cầu sản phẩm, dịch vụ CNC, các tổ chức trung gian kết nối cung cầu. Trong đó:

Chủ thể cung sản phẩm, dịch vụ CNC là các chủ thể cung trong và

ngoài nước, bao gồm: Tổ chức KHCN, doanh nghiệp KHCN, các nhà sáng

chế độc lập, cơ sở giáo dục đại học, các cơ quan nghiên cứu KHCN của các bộ, ngành, địa phương. Chủ thể cung nước ngoài chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoặc mua bán, trao đổi thông qua các hợp đồng kinh tế theo luật định.

Chủ thể cầu sản phẩm, dịch vụ CNC là doanh nghiệp, nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác.

Nhà nước là một chủ thể có nhu cầu cao về sản phẩm, dịch vụ CNC, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

48

Doanh nghiệp có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ CNC liên quan đến nhu cầu nâng cao, đổi mới năng lực công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và năng suất lao động trong sản xuất và kinh doanh. Để đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, doanh nghiệp có thể tự lực phát triển công nghệ hoặc liên kết với chủ thể khác nhằm tăng cường năng lực công nghệ.

Các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu sản phẩm, dịch vụ CNC phục vụ cho các hoạt động phát triển của mình

Các tổ chức trung gian thực hiện các dịch vụ sản phẩm, dịch vụ CNC bao gồm: dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ thông tin, dịch vụ tài chính, dịch vụ pháp lý, dịch vụ giám định công nghệ và nhiều loại hình dịch vụ khác nhằm xúc tiến và thúc đẩy các giao dịch CNC trên thị trường.

Thứ hai, nội dung phát triển TTCNC ở Việt Nam là quá trình mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hoàn thiện cơ cấu các yếu tố cấu thành TTCNC như: gia tăng số lượng, nâng cao chất lượng nguồn cung sản phẩm, dịch vụ CNC; gia tăng nguồn cầu sản phẩm, dịch vụ CNC; gia tăng số lượng và chất lượng các tổ chức trung gian kết nối cung - cầu theo hướng phù hợp với điều kiện nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Thứ ba, phương thức phát triển TTCNC là sự kết hợp giữa hoạt động của thị trường với kế hoạch của Nhà nước được thực hiện gián tiếp thông qua: Công cụ, chính sách kinh tế như đầu tư vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài nhằm hỗ trợ phát triển thị trường; Hệ thống giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển TTCNC; Cơ chế chính sách hỗ trợ, bảo đảm tính pháp lý cho các chủ thể tham gia TTCNC, nhất là bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền bảo đảm thông tin chính xác về sản phẩm, dịch vụ CNC.

Thứ tư, mục đích phát triển TTCNC nhằm tạo sự thay đổi theo hướng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ CNC, góp phần thúc đẩyhoạt động nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới công nghệ và hoạt động ứng dụng, chuyển giao CNC, hiện đại hóa các ngành sản xuất, dịch vụ có sức cạnh tranh và hiệu quả KT-XH đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ CNC của xã hội.

49

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)