2.2.1.1. Quan niệm thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
Trên cơ sở kế thừa, phát triển và hoàn thiện một số quan niệm về thị trường, thị trường KHCN và TTCNC; đặc biệt xuất phát từ những nội dung mang tính đặc thù của nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là đặc
46
thù của các loại hình thị trường hiện nay, tác giả cho rằng: Thị trường công nghệ cao ở Việt Nam là loại hìnhthị trường công nghệ đặc thù, mà ở đó diễn ra hoạt động trao đổi, mua, bán sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao thông qua hợp đồng kinh tế hay các thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật.
2.2.1.2. Yếu tố cấu thành thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
Từ những phân tích, luận giải trên cho thấy, về bản chất, thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu về một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định, trong đó người mua và người bán đều cạnh tranh bình đẳng. Xuất phát từ đặc điểm của nền KTTT nói chung, nhất là đặc thù của nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, có thể khái quát các yếu tố cấu thành TTCNC bao gồm:
Một là, nguồn cung sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao;
Hai là, nguồn cầu sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao;
Ba là, các tổ chức trung gian kết nối cung và cầu sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao.
Trong các yếu tố cấu thành TTCNC nêu trên, thì quy mô nguồn cung và quy mô nguồn cầu sản phẩm, dịch vụ CNC là các yếu tố phản ánh quy mô TTCNC lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay bán một loại sản phẩm, dịch vụ CNC với khối lượng và giá cả bao nhiêu do cung - cầu sản phẩm, dịch vụ
CNC quyết định. Điều đó cho thấy, TTCNC là nơi thực hiện sự kết hợp chặt chẽ gữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ CNC. Như vậy TTCNC đòi hỏi phải có: Đối tượng trao đổi, mua, bán là sản phẩm, dịch vụ CNC; Đối tượng tham gia trao đổi, mua, bán là người bán, người mua và các tổ chức trung gian kết nối cung - cầu; điều kiện thực hiện là nhu cầu của nguồn cung và nguồn cầu sản phẩm, dịch vụ CNC.