2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Sáng ch ế945 980 1203 1332 1325 1347 1636 2014
4.1.4. Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam phải trên cơ sở kết hợp giữa nội lực và ngoại lực góp phần tăng cường tiềm lực khoa học
kết hợp giữa nội lực và ngoại lực góp phần tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia
Quan điểm này là sự vận dụng sáng tạo quan điểm kết hợp giữa nội lực với ngoại lực trong CNH, HĐH vào lĩnh vực KHCN. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược bởi lẽ, nội lực và ngoại lực là hai sức mạnh cơ bản của con đường phát triển rút ngắn. Kết hợp tốt hai sức mạnh đó sẽ giúp rút ngắn khoảng cách lạc hậu về trình độ công nghệ so với các nước trong khu vực và trên thế giới tạo điều kiện nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, góp phần từng bước phát triển TTCNC ở nước ta hiện nay.
Thực tiễn cho thấy, KHCN ngày càng có vị trí vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH của các quốc gia trên thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Hơn nữa nước ta đang trong quá trình phát triển nếu chỉ dựa vào nội lực nhỏ bé trong nước thì quá trình phát triển sẽ rất chậm chạp và khó khăn. Trong khi đó, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tạo ra thời cơ lớn cho tất cả các nước trong việc du nhập công nghệ từ nước tiên tiến hơn mình để phát triển nhanh. Trong bối cảnh đó, phát huy cao độ nội lực và khai thác, tận dụng tối đa ngoại lực cho phát triển KHCN và TTCNC là vấn đề tất yếu trong chiến lược phát triển rút ngắn, đi tắt đón đầu về công nghệ.
Ngoại lực ở đây cần được hiểu là những thành tựu tiên tiến về công nghệhiện đại ở các nước trên thế giới mà Việt Nam có thể huy động được cho
132
phát triển TTCNC. Nó không chỉ là những công nghệ hiện đại có được thông qua con đường hợp tác và CGCN mà còn bao gồm cả các yếu tố khác như vốn đầu tư, nguồn nhân lực, kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý….
Tuy nhiên, muốn sử dụng nguồn ngoại lực có hiệu quả thì phải phát huy nội lực của đất nước. Chính nội lực mới là nhân tố quyết định đến khả năng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn ngoại lực. Trong đó, chủ yếu nhất là vai
trò quan trọng của Nhà nước trong định hướng điều hành quản lý TTCNC, nguồn nhân lực KHCN chất lượng cao và nguồn nhân lực trên các lĩnh vực khác,... Không có hoặc thiếu nguồn nội lực mạnh thì chỉ tiếp nhận được những nguồn ngoại lực chất lượng thấp, thậm chí là “rác thải công nghệ” của các nước khác.
Quán triệt quan điểm này cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:
Một là, giữ vững quan điểm nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng.
Đây là vấn đề trung tâm, chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển TTCNC ở Việt Nam hiện nay. Có khai thác và phát huy tốt nội lực thì mới có cơ sở để thu hút được ngoại lực và sử dụng chúng có hiệu quả. Nội lực càng mạnh thì càng bảo đảm được tính độc lập, tự chủ về KHCN, nâng
cao được năng lực KHCN CNC nội sinh từ đó hạn chế được nguy cơ lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Đồng thời, nhờ thu hút được nguồn ngoại lực thì Việt Nam có thể rút ngắn được khoảng cách chênh lệch về trình độ công nghệ so với các nước trong khu vực và thế giới, học tập được những kinh nghiệm quý giá trong quá trình phát triển TTCN từ các phương thức,
cách thức quản lý, điều hành, vận hành thị trường… của các nước tiên tiến trên thế giới. Điều này sẽ giúp cho quá trình hình thành và phát triển TTCNC
của nước ta sẽ nhanh hơn, không phải mò mẫm, tìm tòi, thử nghiệm nhất là đối với các lĩnh vực công nghệ mới.
Trong phát huy nội lực, quan trọng nhất là cần tập trung khai thác phát huy thế mạnh và tiềm năng lớn của các tổ chức KHCN, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thành tựu KHCN, cùng với nguồn nhân lực KHCN tương đối hùng hậu của các tổ chức KHCN quốc
133
gia đứng chân trên địa bàn cả nước, nhất là ở Thành phố Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh; huy động các nguồn lực từ trong dân, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cho thực hiện các nhiệm vụ KHCN và phát triển TTCNC
trong giai đoạn hiện nay.
Trong khai thác ngoại lực cần chú ý đẩy mạnh hoạt động hợp tác về KHCN
với các nước cótrình độ công nghệ hiện đại và TTCN phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ixraen…. Thực hiện hợp tác toàn diện cả trong đào tạo nguồn nhân lực
KHCN, trong NCKH và trong chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, trong
chuyển giao quy trình quản lý, phương thức, cách thức phát triển TTCN.
Hai là, có cơ chế chính sách phù hợp, kết hợp đầu tư có trọng tâm, trọng điểm với việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động KHCN trong phát triển TTCNC ở nước ta hiện nay.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với nhà nước. Đồng thời, mở rộng liên kết hợp tác với các địa phương trong nước, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các đối tác chiến lược, các tập đoàn kinh tế, công ty xuyên quốc gia và các tổ chức quốc tế có năng lực, uy tín trong phát triển TTCN, để tăng cường các nguồn lực, mở rộng thị trường chia sẻ kinh nghiệm, CGCN, phối hợp đào tạo nguồn nhân lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, hiện nay nguồn kinh phí đầu tư cho KHCN nói chung và phát
triển TTCNC nói riêng còn hạn chế. Vì vậy, để phát huy nội lực thì hoạt động đầu tư cho CNC cần có trong tâm, trọng điểm, tập trung vào một số lĩnh vực
CNC mũi nhọn, then chốt như: công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin; Công nghệ sinh học; Công nghệ vật liệu mới; Công nghệ tự động hóa. Đồng thời, có cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp
trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu, CGCN và đầu tư cho phát triển
134