Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 55 - 60)

Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng và tác động mạnh mẽ của cách mạng 4.0, phát triển TTCNC ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố chủ quan, có yếu tố khách quan. Đó là:

2.2.3.1. Yếu tố khách quan

Thứ nhất,xu thế toàn cầu hóa và mức độ hội nhập quốc tế

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu hiện nay. Một nền kinh tế muốn phát triển, tất yếu phải tích cực, chủ động tham gia hội nhập quốc tế và khắc phục những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa. Đối với lĩnh vực KHCN nói chung, TTCN nói riêng, trong đó có TTCNC, hội nhập quốc tế là con đường ngắn nhất, kinh tế nhất, hiệu quả nhất để các nền kinh tế học hỏi, thu hút nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực KHCN. Khi tham gia hội nhập quốc tế, nhất là HNKTQT, các tổ chức kinh tế đều bình đẳng tiếp cận để tìm kiếm bạn hàng, đối tác trong việc mua, bán, trao đổi sản phẩm, dịch vụ CNC với các đối tác nước ngoài - tăng nguồn cung ngoài nước; Đồng thời, với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các tổ chức kinh tế muốn tồn tại và phát triển bền vững, phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giá cạnh tranh. Muốn vậy các tổ chức kinh tế phải chú trọng đầu tư, ưu tiên đổi mới công nghệ - tăng nguồn cầu trong nước. Có thể nói, việc tăng nguồn cung và cầu sản phẩm, dịch vụ CNC là kết quả của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đây là yếu tố góp phần thúc đẩy TTCNC phát triển. Như vậy, mức độ hội nhập quốc tế có tác động lớn tới việc thúc đẩy phát triển TTCNC của mỗi nền kinh tế.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng thị trường công nghệ cao

Cơ sở hạ tầng TTCNC gồm hệ thống trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ cho việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ CNC; hệ thống thông tin liên lạc như internet, điện thoại,…; hệ thống các cơ sở dịch vụ phục vụ giao dịch;

56

điện tử về công nghệ (Techmart online). Cơ sở hạ tầng tác động đến sự phát triển TTCNC thông qua ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, cả tích cực và tiêu cực. Theo đó, cơ sở hạ tầng TTCNC đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy sự phát triển của TTCNC; Ngược lại, cơ sở hạ tầng TTCNC không đồng bộ, thiếu hiện đại sẽ kìm hãm hoặc hạn chế sự phát triển của TTCNC.

Thứ ba, hệ thống thị trường trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Cho đến nay, hệ thống thị trường ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển như thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường sức lao động.... Hệ thống thị trường bước đầu phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của TTCNC, bởi vì các loại thị trường này có quan hệ tương tác, hỗ trợ và thúc đẩy TTCNC phát triển. Tuy nhiên, hệ thống thịtrường thiếu đồng bộ; theo đó, chỉ có thị trường hàng hóa và dịch vụ phát triển mạnh còn các thịtrường khác hiện còn tồn tại không ít hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập trong việc phát triển hệ thống thị trường đã và đang là lực cản, kìm hãm sự phát triển của TTCNC. Do vậy Nhà

nước cần có chính sách phát triển hệ thống thịtrường theo hướng đồng bộ, hiện

đại, liên thông để thúc đẩy sự phát triển của TTCNC. Thực tế cho thấy, hệ thống thịtrường là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của TTCNC.

Thứtư, mức độ cạnh tranh của các chủ thể tham gia thị trường công nghệ cao

Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế quan trọng trong nền

KTTT. Quy luật cạnh tranh chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, nhất là đối với doanh nghiệp. Yếu tố cạnh tranh chỉ thực sự phát huy tác động tích cực khi các chủ thể tham gia TTCNC cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch đúng

quy định của pháp luật. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, nhất là HNKTQT quốc tế ngày càng sâu, rộng như hiện nay, cạnh tranh không chỉ diễn ra trên phạm vị lãnh thổ quốc gia mà còn diễn ra trên phạm vị khu vực và quốc tế, do đó các chủ thể tham gia TTCNC, trong đó có doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững phải nâng cao sức cạnh tranh nhằm củng cố, mở rộng thị phần, nâng cao khả năng ứng phó với các biến động bất lợi, trên cơ sở đó xác lập vị thế trên thịtrường

57

và nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, trên cơ sở đó làm gia tăng nhu cầu sản phẩm, dịch vụ CNC. Muốn như vậy, đòi hỏi các chủ thể kinh tế, nhất là doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông qua đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại, đặc biệt là các dây chuyền công nghệ phù hợp với điều kiện thực tiễn TTCNC.

Thứ năm, các quy luật kinh tế thị trường

Với định hướng xã hội chủ nghĩa của nền KTTT, song sự phát triển của TTCNC ở Việt Nam, vẫn chịu sự tác động bởi quy luật KTTT như quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung cầu,... Các quy luật KTTT là nhân tố quan trọng, có tác động thuận và nghịch đối với sự phát triển của TTCNC. Theo đó, các quy luật này chi phối hoạt động của các chủ thể tham gia TTCNC, nhất là doanh

nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển bền vững đòi hỏi phải thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tích cực đổi mới dây chuyền công nghệ theo hướng hiện đại. Điều đó có nghĩa, đã làm gia tăng nguồn cầu sản phẩm, dịch vụ CNC, trên cơ sở đó gián tiếp thúc đẩy TTCNC phát triển. Đó là tác động thuận chiều của các quy luật KTTT. Ngược lại, khi các tổ chức kinh tế, kể cả doanh nghiệp không tự đổi mới sáng tạo, không cải tiến công nghệ sản xuất, kinh doanh hay công nghệ quản lý,chẳng những tự làm mất đi sức cạnh tranh của mình, mà còn cản trở TTCNC phát triển.

Thứ sáu, tác động của cách mạng 4.0

Thế giới đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp, hiện nay đang bước vào cách mạng 4.0. Trong đó, cách mạng 4.0 với việc sử dụng các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp này là sự thay thế phần lớn và hầu hết chức năng của con người (cả lao động chân tay và trí óc) bằng các thiết bị máy móc tự động hóa hoàn toàn trong quá trình sản xuất nhất định giúp cho các nước trên thế giới phát triển các ngành công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vũ trụ... có tính thân thiện với môi trường. Cuộc cách mạng này sẽ làm thay đổi lực lượng sản

58

xuất của xã hội hiện đại, thực hiện vai trò dẫn đường trong mọi lĩnh vực của

đời sống xã hội.

2.2.3.2. Yếu tố chủ quan

Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mô hình tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mô hình tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia là yếu tố tác động hai chiều, cả tích cực và tiêu cực đối với phát triển TTCNC.

Trình độ phát triển KT-XH là nhân tố góp phần gia tăng nguồn cung và nguồn cầu sản phẩm, dịch vụ CNC cho TTCNC thông qua tăng đầu tư phát triển KHCN quốc gia như đầu tư NSNN cho phát triển KHCN, thu hút nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư nghiên cứu, triển khai thành tựu KHCN vào sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, trình độ phát triển của KT-XH còn gia tăng nguồn cầu sản phẩm, dịch vụ CNC do nhu cầu đổi mới công nghệ của các tổ chức, cá nhân tăng, theo đó sẽ thúc đẩy TTCNC phát triển; ngược lại, khi trình độ KT-XH thấp thì cả nguồn cung và nguồn cầu sản phẩm, dịch vụ CNC giảm, kết quả là TTCNC không thể phát triển.

Mô hình tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia sẽ quyết định trình độ đổi mới công nghệ của quốc gia đó, theo đó sẽtác động tới sự phát triển của TTCNC. Nếu quốc gia theo đuổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và sử dụng lao động phổ thông sẽ không tạo được nhu cầu cao về sản phẩm, dịch vụ CNC và đổi mới sáng tạo. Ngược lại những quốc gia

theo đuổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào KHCN và đổi mới sáng tạo sẽđầu tư lớn, có hiệu quảđểthúc đẩy quan hệ cung - cầu sản phẩm, dịch vụ CNC,

theo đó sẽthúc đẩy TTCNC phát triển mạnh mẽvà ngược lại.

Thứ hai, năng lực khoa học công nghệ quốc gia, trình độ năng lực của các tổ chức khoa học công nghệ

Năng lực KHCN quốc gia là nhân tố quyết định nguồn cung và cầu sản phẩm, dịch vụ CNC. Các quốc gia có TTCNC phát triển là các quốc gia có

59

năng lực KHCN phát triển. Các công nghệ mới, CNC, công nghệ tiên tiến đều được sản xuất ở các quốc gia có năng lực KHCN phát triển, vì các quốc gia

này có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn và các thông tin cần thiết để nghiên cứu và triển khai công nghệ. Trong đó, trình độ và năng lực của các tổ chức KHCN đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ CNC cũng như thực hiện việc thương mại hóa sản phẩm, dịch vụ CNC. Ngược lại, ở các quốc gia có năng lực KHCN kém sẽ khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ; theo đó nguồn cung và cầu sản phẩm, dịch vụ CNC sẽ không nhiều, và do đó TTCNC cũngkhó phát triển.

Thứ ba, hệ thống cơ chế chính sách, pháp lý về quản lý khoa học công nghệ

Để TTCNC vận hành hiệu quả, hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ CNC đáp ứng nhu cầu của các chủ thể tham gia TTCNC đòi hỏi Nhà nước phải có hệ thống cơ chế chính sách, pháp về KHCN đồng bộ, phù hợp, kịp thời nhằm điều tiết hoạt động cung - cầu sản phẩm, dịch vụ CNC, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp đối với các chủ thể tham gia TTCN nói chung,

TTCNC nói riêng. Trong đó, quyền SHTT là một trong những thể chế hỗ trợ quan trọng nhất cho sự vận hành của thị trường, bởi quyền SHTT đảm bảo để các sản phẩm KHCN có thể trở thành hàng hóa. Vì vậy, nếu hệ thống cơ chế chính sách, pháp quản lý KHCN đồng bộ, phù hợp, kịp thời sẽ là nhân tố góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của TTCNC; Ngược lại, khi hệ thống cơ chế chính sách, pháp quản lý KHCN không đồng bộ, hay không phù hợp, thiếu tính kịp thời sẽ là nhân tố cản trở, kìm hãm sự phát triển của TTCNC.

Như vậy, để phát triển TTCNC ở Việt Nam hiện nay cần thiết phải

quan tâm và chú trọng đến các yếu tố tác động đến sự phát triển của thị trường này. Các yếu tố cho dù là khách quan hay chủ quan, tác động trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hay tiêu cực, đều ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của TTCNC. Mỗi yếu tố có vị trí, vai trò riêng nhưng có mối liên hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau, góp phần thúc đẩy TTCNC phát triển.

60

2.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường công nghệ cao của một số quốc gia và bài học vớiViệt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)