2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Sáng ch ế945 980 1203 1332 1325 1347 1636 2014
4.1.1. Phải bảo đảm vai trò quản lý, định hướng của Nhà nước đối với sự phát triển thị trường công nghệ cao
với sự phát triển thị trường công nghệ cao
Có thể thấy rằng nhà nước là một chủ thể quan trọng tham gia TTCNC.
Bên cạnh vai trò có thể là người cung hay cầu đối với sản phẩm CNC, Nhà nước
còn có tư cách là người quản lý, điều hành, định hướng đối với các hoạt động của thị trường. Vai trò này thể hiện chủ yếu là tạo cơ sởpháp lý, cơ chế quản lý
cho các hoạt động thị trường. Đối với TTCNC với những đặc thù như đã trình bày, thì vai trò quản lý của Nhà nước lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng do
vậy để thực hiện tốt vai trò của Nhà nước trong việc định hướng quản lý và phát triển TTCNC trong thời giantới cần thực hiện một số yêu cầunhư sau:
Thứ nhất, Nhà nước cần tạo điều kiện và khuyến khích cho các doanh nghiệp đổi mới phát triển, đặc biệt là ưu đãi sự liên kết giữa các tổ chức CNC với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh…Các
chính sách này được thực hiện thông qua việc tạo điều kiện cho các cơ chế kiêm nhiệm và di chuyển nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp sang các tổ chức CNC và ngược lại, thực hiện ưu tiên về nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đối với các hình thức liên kết này. Ngoài ra, thực hiện tốt chính sách miễn giảm thuế với các hoạt động đổi mới công nghệ, chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế, tín dụng đối với các hoạt động phát triển, nhập khẩu
CNC, công nghệ tiên tiến của các tổ chức CNC và các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, Nhà nước trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư cho KHCN
từ nguồn ngân sách để thực hiện một số hoạt động KHCN có tầm quan trọng đối với việc phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, sự
127
phát triển và ổn định quốc gia. Trên cơ sở gia tăng đầu tư NSNN của nhà nước hướng tới mục tiêu thúc đẩy các yếu tố cơ bản của TTCNC, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoàn thiện môi trường và tài trợ cho các hoạt động mà khu vực kinh tế tư nhân không muốn làm như nghiên cứu cơ bản.
Ngoài ra, bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ NSNN cần phải chú trọng việc đa dạng hóa, thu hút vốn đầu tư từ xã hội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp… thông qua việc thúc đẩy gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các tổ chức
KHCN, các trường đại học, viện nghiên cứu trên phạm vi cả nước. Mặt khác nhằm huy động vốn cho TTCNC phát triển chúng ta cần quan tâm đến việc hình thành các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm và để nguồn vốn đầu tư mạo hiểm phát triển và hoạt động hiệu quả Việt Nam cần xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp luật, chính sách và có những cơ chế ưu đãi cho các hoạt động này.
Thứ ba, Nhà nước đóng vai trò xúc tác, tạo điều kiện cho TTCNC hoạt động thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật và tạo môi trường thuận lợi để những người mua và người bán các sản phẩm CNC đến với nhau, trên cơ sở đó có thể trao đổi sản phẩm và bảo đảm lợi ích của họ đối với các sản phẩm CNC được giao dịch; Các quy tắc, luật lệ do Nhà nước ban hành trong lĩnh vực này thường bao gồm những quy định liên quan tới việc đăng ký để được công nhận quyền sở hữu trí tuệ; các quy định về mua bán, trao đổi,
CGCN và đặc biệt là những thủ tục xử lý tranh chấp khi các quyền lợi liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ bị vi phạm.