Quan niệm về thị trường công nghệ, thị trường công nghệ cao

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 40 - 45)

2.1.2.1. Quan niệm về thị trường công nghệ

Trong các tài liệu khoa học có thể gặp nhiều quan niệm khác nhau về

TTCN, căn cứ vào cách tiếp cận nghiên cứu và mục đích nghiên cứu, các quan niệm về TTCN được nhận định và đánh giá khác nhau. Song các quan niệm này đều thống nhất cho rằng, TTCN là nơi thực hiện giao dịch mua bán một loại hàng hóa đặc biệt, đó là sản phẩm và dịch vụ công nghệ.

Từ cách tiếp cận coi TTCN là phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu gắn kết hoạt động KHCN với thực tiễn sản xuất và đời sống, thì theo nghĩa hẹp TTCN có thể hiểu là nơi giao dịch sản phẩm, dịch vụ công nghệ, còn theo nghĩa rộng TTCN là tổng hòa các mối quan hệ trao đổi mua bán, môi giới, giám định thưởng phạt, khiếu kiện giữa các bên thực hiện giao dịch công nghệ.

Nếu tiếp cận từ vị trí, vai trò của TTCN thì “Thị trường công nghệ có

vai trò quan trọng trong việc kích cung, kích cầu về công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt là đổi mới theo hướng thân thiện với môi trường”[113].

Xét trên khía cạnh kết quả nghiên cứu nghiên cứu khoa học cho thấy,

công nghệ là kết quả được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu khoa học hay nói cách khác công nghệ là kết quả cuối cùng của nghiên cứu khoa học và biểu hiện cụ thể là “sản phẩm công nghệ” để đưa vào phục vụ thực tiễn. Do vậy,

TTCN được hiểu là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm công nghệ hay dịch vụ công nghệtrên thị trường.Theo đó, có một số quan niệm về TTCN như:

Thị trường công nghệ là nơi thực hiện các giao dịch mua - bán, trao đổi loại hàng hóa “đặc biệt” là các sản phẩm công nghệ để phát triển KT-XH [75, tr.5]; Thị trường công nghệ là nơi bán mua hàng hóa công nghệ theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị và các quy luật khác của nền kinh tể thị trường; Hoặc thị trường công nghệ được hiểu là những thể chế đảm bảo cho việc mua bán công nghệ được thực hiện thuận lợi trên cơ sởlợi ích của các bên tham gia [94, tr.4].

Như vậy, quan niệm về TTCN căn cứ vào từng cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã đưa ra quan điểm của mình là nơi thực hiện việc

41

mua bán, trao đổi các sản phẩm công nghệ và dịch vụ KHCN trên cơ sở lợi ích của các bên tham gia.

Trên cơ sở kế thừa, phát triển các quan niệm về thị trường đã chỉ ra

trên đây, tác giả cho rằng: Thị trường công nghệ là bộ phận cấu thành thị trường khoa học và công nghệ, mà ở đó quan hệ cung và cầu sản phẩm, dịch vụ công nghệ được thực hiện thông qua hoạt động trao đổi, mua, bán giữa người sở hữu sản phẩm, dịch vụ công nghệ với người có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ bằng hợp đồng kinh tế hay thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.1.2.2. Quan niệm thị trường công nghệ cao; đặc điểm và vai trò của thị trường công nghệ cao

* Quan niệm thị trường công nghệ cao

CNC là sản phẩm của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử phát triển xã hội, tuy nhiên việc hiểu và phân tích còn lẫn lộn giữa khoa học với công nghệ. Chỉ khi cách mạng 4.0 phát triển đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội từ sản xuất đến tiêu dùng, thì CNC mới được nhận thức đúng, đầy đủ, đúng nghĩa. Vì lý do như vậy mà đến nay, không chỉ ở Việt Nam, mà trên thế giới chưa có một quan niệm thống nhất về TTCNC, phổ biến chỉ đề cập đến thị trường KHCN. Phần lớn các tài liệu nghiên cứu về thị trường được công bố gần đây ở Việt Nam cũng như các nước có nền KTTT

phát triển cao, thì thuật ngữ TTCNC cũng chưa được đề cập cả trong lý luận và thực tiễn. Đặc biệt, ở các nền KTTT có trình độ KHCN phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước Châu Âu khác, nội hàm của TTCNC được đề cập chủ yếu liên quan đến các hoạt động R&D CNC.

Ở Việt Nam, mặc dù thuật ngữ TTCNC đã đưa vào Luật Công nghệ

cao số 21/2008/QH12 năm 2018; theo đó, “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường công nghệ cao”[87, tr.12], nhưng trong các văn bản quy phạm pháp luật về KHCN, về CNC và CGCN cũng như trong các công trình khoa học công bố gần đây lại chưa có quan niệm thống

42

nhất về TTCNC... Trong các văn bản quy phạm pháp luật và các công trình khoa học chủ yếu tiếp cận quan niệm về thị trường KHCN. Điển hình như: “Thị trường KHCN là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển giao quyền sở hữu có trả tiền những sản phẩm KHCN đã được vật chất hoá dưới dạng bí quyết, bản vẽ, mô hình của những sản phẩm hay phương pháp, quy trình sản xuất và quản lý, patent, licence... và những dịch vụ có liên quan tới việc mua - bán, chuyển giao ấy”[55, tr.105]; “Thị trường

KHCN là một thuật ngữ dùng để chỉ một loại thị trường mà trong đó diễn ra sự mua bán, trao đổi hàng hoá là sản phẩm, dịch vụ của hoạt động

KHCN”[57, tr.9]; “Thị trường KHCN là thị trường mà ở đó hàng hoá là các phát minh khoa học, công nghệ; các dịch vụ KHCN gồm cả hữu hình và vô hình, vật chất và phi vật chất trong một môi trường thể chế xác định”[32, tr.27]. Các quan niệm này đã từ lâu gây hiểu lầm rằng, thị trường KHCN, TTCN hay TTCNC là đồng nhất.

Trên cơ sở kế thừa, phát triển và hoàn thiện một số quan niệm về thị trường, thị trường KHCN mà tác giả đã tiếp cận nghiên cứu; đồng thời căn cứ vào đặc thù của CNC tác giả cho rằng: Thịtrường công nghệ cao là thịtrường công nghệ đặc thù, mà ở đó quan hệ cung và cầu sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao được thực hiện thông qua hoạt động trao đổi, mua, bán giữa người sở hữu sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao với người có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao bằng hợp đồng kinh tế hay các thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nội hàm của quan niệm TTCNC chỉ rõ các nội dung sau:

Chủ thể tham gia TTCNC gồm chủ thể nguồn cung, chủ thể nguồn cầu sản phẩm, dịch vụ CNC và các tổ chức trung gian khác. Chủ thể tham gia TTCNC rất đa dạng, phong phú, bao gồm: Nhà nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước hoặc bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào đều có quyền tham gia TTCNC trên cơ sở quy định của pháp luật và nhu cầu cung cấp, trao đổi, môi giới hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ CNC.

43

Đối tượng tham gia TTCNC: Là sản phẩm hay dịch vụ CNC do CNC

tạo ra ở dạng hữu hình, vô hình, vật chất hay phi vật chất, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

Hoạt động của TTCNC: Theo quy luật của KTTT. TTCNC cũng như các loại thị trường khác phải tuân thủ nguyên tắc, quy luật KTTT như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh...

* Đặc điểm của thị trường công nghệ cao

Một là, thị trường công nghệ cao là thị trường độc quyền đối với sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao

Sản phẩm, dịch vụ CNC trên TTCNC là hàng hóa đặc biệt bởi vì sản phẩm, dịch vụ CNC khi mua về nếu không có sự tác động bằng kỹ năng của con người thì rất khó hoặc không thể sử dụng được; có chi phí cao; sản xuất mang tính cá biệt hoặc với số lượng hạn chế; có tính rủi ro cao do sản phẩm, dịch vụ CNC có chi phí đầu tư đầu vào cao nên việc thu hồi chi phí ẩn chứa nhiều rủi ro hơn và quá trình nghiên cứu không đảm bảo tốt sự bảo mật thì

thông tin, ý tưởng nghiên cứu bị rò rỉ ra bên ngoài sẽ mất đi tính mới, tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ CNC.

Sản phẩm, dịch vụ CNC có tính độc quyền cao. Theo đó, bên mua có

được hợp đồng độc quyền sản phẩm, dịch vụ CNC thì bên mua có quyền sở hữu và quyền sử dụng sản phẩm, dịch vụ CNC; có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba với tư cách là bên bán sản phẩm, dịch vụ CNC nếu hợp đồng cho phép. Tuy nhiên, trong hợp đồng trách nhiệm của bên mua không được phép chuyển nhượng sản phẩm, dịch vụ CNCcho bên thứ ba.

Hai là, người sử dụng sản phẩm, dịch vụ CNC phụ thuộc nhiều vào người cung cấp sản phẩm,dịch vụ CNC

Mối quan hệ cung - cầu sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao trên thị trường thường xảy ra trường hợp thông tin không cân xứng. Theo đó, người

bán sản phẩm, dịch vụ CNC am hiểu tường tận về thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ CNC hơn người mua. Họ làm chủ quy trình hoạt động, vận hành

44

sản phẩm, dịch vụ CNC; bởi họ nắm rõ bí quyết, tính năng ứng dụng của sản phẩm, dịch vụ CNCđó; Ngược lại, người muasản phẩm, dịch vụ CNC biết rất ít về chất lượng và giá cả của sản phẩm, dịch vụ CNC, đồng thời hàng hóa này

thường là các sản phẩm, dịch vụ mới, chưa được thị trường kiểm nghiệm… Do đó người mua sản phẩm, dịch vụ CNC phải được người bán người mua sản phẩm, dịch vụ CNC hướng dẫn, phải nghiên cứu, đọc tài liệu kèm theo và đặc biệt họ phải học cách sử dụng, vận hành sản phẩm, dịch vụ CNCđó.

Ba là, chi phí giao dịch sản phẩm, dịch vụ CNC cao và cần có các tổ chức dịch vụ khoa học công nghệ

Do tính đặc biệt của sản phẩm, dịch vụ CNC nên giá trị thực của chúng

khó xác định một cách chính xác, là một loại hàng hóa có độ rủi ro cao nên cần có chi phí trung gian trong việc thẩm định, đánh giá; việc thương thảo,

đàm phán về hợp đồng mua bán sản phẩm, dịch vụ CNC rất phức tạp, chứa

đựng nhiều điều khoản và phải xác định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia nên làm phát sinh chi phí giao dịch cao. Do vậy, để sản phẩm, dịch vụ CNC dễ dàng được tiếp cận và trao đổi giữa người mua và người bán trên TTCNC thì cũng như các thịtrường khác cần thiết phải thiêt lập hệ thống các tổ chức dịch vụ trung gian môi giới cho loại hàng hóa đặc biệt này thông

qua quá trình tư vấn, định giá, thẩm định. Tuy nhiên, những vấn đề này đòi

hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ cao; do vậy, việc hình thành tổ chức dịch vụ KHCN có chất lượng tốt cần phải coi trọng đội ngũ cán bộ KHCN.

* Vai trò của thị trường công nghệ cao

Thực tế cho thấy, TTCN nói chung, TTCNC nói riêng, mặc dù được hình thành và phát triển muộn hơn so với các loại thị trường khác trong nền

KTTT như thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động sản…Tuy nhiên, sau khi TTCNC ra đời đã khẳng định vai trò quan trọng của nó trong phát triển KT - XH biểu hiện cụ thể như sau:

Một là, sự ra đời TTCNC đã thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng và số lượng sản phẩm, dịch vụ CNC, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa này trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần rút ngắn khoảng cách

45

trình độ phát triển giữa các nền kinh tế, tạo điều kiện cho các nền kinh tế có trình độ công nghệ chậm phát triển có khả tiếp nhận CGCN từ các nền kinh tế có trình độ KHCN phát triển.

Hai là, TTCNC đã tạo nền tảng cho các hoạt động KHCN phát triển sôi động, phong phú và đa dạng hơn từ các hoạt động nghiên cứu, triển khai cho đến CGCN từ các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước, góp phần nâng cao tiềm lực KHCN cho các quốc gia.

Ba là, TTCNC phát triển đã tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển nguồn nhân lực KHCN, lực lượng lao động được đào tạo ở mọi trình độ ngày càng đông đảo, góp phần nâng cao chất lượng của lực lượng sản xuất.

Bốn là, cùng với sự pháttriển của cách mạng khoa học công nghệ, nhất

là những thành tựu bước đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như đang là xu hướng trên toàn thế giới trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất, hội tụ kỹ thuật số với các yếu tố cốt lõi như: trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối vạn vật - Internet of Things (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), Blockchain...đã là những công cụ và nền tảng rất tốt cho sự phát triển của thị trường công nghệ cao trong giai đoạn mới. Điển hình đó là sự phát triển của thị trường công nghệ kỹ thuật số, thị trường online… thông qua các hình thức marketting kỹ thuật số đang là xu hướng chính trong thời đại kinh doanh công nghệ hiện nay. Thị trường công nghệ kỹ thuật sốtác động và có ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động trong xã hội như tài chính, ngân hàng, lao động, bất động sản, y tế, giáo dục, truyền thông… và từng bước khẳng định tính ưu việt, nổi trội của nó đang mang lại trong các hoạt động của đời sống của xã hội loài người.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)