Nguyên nhân yếu kém trong quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại .doc (Trang 72 - 77)

- Xây dựng chiến lợc khách hàng đúng đắn, có hiệu quả: Hoạt động kinh

c. Đối với cả nớc

2.3.2.2. Nguyên nhân yếu kém trong quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam thời gian qua

Nguyên nhân của những yếu kém trong quản lý RRTD của NHNo&PTNT Quảng Nam gồm nhiều loại. Có thể nhóm chúng vào hai nhóm là nguyên nhân khách quan bên ngoài Ngân hàng và nguyên nhân chủ quan của Ngân hàng

a. Nguyên nhân khách quan

- Tình trạng thiên tai nặng nề, nhất là trong 2 năm 1998 và 1999 đã làm cho các hộ nông dân thiệt hại nặng nề, hậu quả là Ngân hàng phải gánh chịu cùng họ. Các rủi ro do thiên tai, mặc dù đã có nhiều biện pháp để giảm thiểu tổn thất, nhng do công tác dự báo thiên tai của nớc ta còn cha tốt, nên luôn là những rủi ro bất khả kháng và khó dự báo chính xác của Ngân hàng. Chỉ tính nguyên rủi ro vì thiên tai, trong 5 năm vừa qua, NHNo&PTNT Quảng Nam chịu khoản nợ khó đòi lên đến hàng chục tỷ đồng.

- Chính sách tài chính của Chính phủ thông qua NHNo&PTNT Việt Nam tác động tới NHNo&PTNT Quảng Nam cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến yếu kém của Ngân hàng trong công tác quản lý RRTD. Một mặt, NHNo&PTNT Quảng Nam phải cấp tín dụng theo chơng trình phát triển kinh tế của địa phơng, của Chính phủ. Mặt khác, thực hiện khoanh nợ, giãn nợ cho nông dân gặp thiên tai... thực trạng còn cho vay theo chính sách của Nhà nớc dẫn đến hai điều bất lợi cho quản lý RRTD: một là, Ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng, không đợc thẩm định và lựa chọn khách hàng vay vốn theo nguyên tắc cho vay thơng mại nên khả năng xảy RRTD cao; hai là, Nhà nớc không có chính sách bảo hiểm RRTD cho các khoản mà ngân hàng cho vay theo chính sách của Nhà nớc nên còn lẫn lộn giữa chức năng của NHTM và ngân hàng chính sách. Vì sự không rõ ràng này nên việc phân định đó có là RRTD hay không, có thuộc phạm vi trách nhiệm của Ngân hàng hay không cũng không rõ ràng, ảnh hởng đến kế hoach quản lý RRTD của Ngân hàng. Rủi ro của NHNo&PTNT Quảng Nam trong 2 năm 2004, 2005 tăng đột biến là do nguyên nhân chính sách của Nhà nớc không tách bạch giữa tín dụng thơng mại và tín

dụng chính sách và cha coi NHNo&PTNT Việt Nam thực sự là một ngân hàng thơng mại.

- Môi trờng kinh doanh ở nớc ta cha tạo điều kiện tốt cho Ngân hàng quản lý RRTD một cách chính tắc. Trớc hết là môi trờng thị trờng kém phát triển. Do tính kém phát triển của nhiều loại thị trờng, nhất là thị trờng đấu giá và thị trờng bất động sản, nên việc dùng tài sản thế chấp và thanh lý tài sản để xử lý RRTD của Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Môi trờng pháp lý cha đầy đủ, cha đồng bộ, nhất là hiệu lực thi hành luật pháp còn thấp đã làm giảm tác dụng của các biện pháp hạn chế RRTD của Ngân hàng. Ví dụ nh các quyết định của toà án chậm đợc thi hành đã làm cho Ngân hàng không thể xử lý RRTD bằng thu hồi tài sản của con nợ, thậm chí doanh nghiệp bị tuyên án là lừa đảo Ngân hàng cũng không có biện pháp xử lý để trả nợ cho Ngân hàng. Trong bối cảnh hiệu lực pháp lý thấp, Ngân hàng buộc phải chi phí nhiều hơn và chịu RRTD bất khả kháng nhiều hơn. Môi trờng kinh doanh của Quảng Nam cũng cha sôi động nên NHNo&PTNT Quảng Nam ít có cơ hội lựa chọn các dự án hiệu quả hơn để cho vay. Tình trạng khan hiếm dự án cũng buộc Ngân hàng nhân nhợng các dự án có độ rủi ro cao đợc vay vốn để giải toả đầu ra. Tình thế này làm cho các nghiệp vụ quản lý RRTD mất phần nào hiệu lực. Ngoài ra, Ngân sách tỉnh không thực hiện đúng các cam kết thanh toán vốn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cũng làm giảm hiệu quả của các biện pháp quản lý RRTD của Ngân hàng.

- Tình trạng thông tin ít và chất lợng thấp của Ngân hàng Nhà nớc và NHNo&PTNT Việt Nam cũng là nguyên nhân làm cho quản lý RRTD ở NHNo&PTNT Quảng Nam có chất lợng cha cao. Bởi lẽ, với khả năng của một chi nhánh cấp tỉnh, NHNo&PTNT Quảng Nam không thể tự thu thập tất cả mọi thông tin cần thiết để quản lý rủi ro, Ngân hàng cần sự hỗ trợ thông tin có hệ thống của các tổ chức quản lý thị trờng vốn và của hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên, thời gian qua sự hỗ trợ thông tin này là cha đủ, cha đáp ứng nhu cầu.

Tình trạng thiếu thông tin làm cho công tác dự báo và phòng ngừa RRTD cha đáp ứng yêu cầu.

- Là chi nhánh phụ thuộc, mọi kỹ thuật nghiệp vụ quản lý RRTD của NHNo&PTNT Quảng Nam đều thực hiện theo các qui định của NHNo&PTNT VIệt Nam, chi nhánh cha thật sự tự chủ trong công tác quản lý RRTD.

b. Nguyên nhân thuộc về NHNo&PTNT Quảng Nam

- Mặc dù đã đợc quán triệt trong cả Chi nhánh về yêu cầu quản lý RRTD, nhng trong thực tế, hoạt động quản lý RRTD vẫn đợc xếp sau các hoạt động khác của Ngân hàng. Hơn nữa, do việc quản lý RRTD theo quy trình của NHTM hiện đại còn là lĩnh vực mới mẻ với đa phần cán bộ ngân hàng nên quá trình triển khai thực hiện cũng không khỏi bỡ ngỡ. Có thể nói, việc quản lý RRTD mới đi đợc những bớc đầu tiên nên mới chú ý đợc về lợng, cha có điều kiện nâng cao chất lợng.

- Hệ thống cơ sở vật chất của Ngân hàng cha phù hợp và cha tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng quy trình quản lý RRTD. Chẳng hạn nh hệ thống thông tin quá lạc hậu, không cho phép cập nhật thông tin và việc lu giữ, xử lý thông tin ngân hàng cũng cha thuận tiện, cha đáp ứng nhu cầu. Các phần mềm xử lý thông tin thích hợp với quản lý RRTD cha có nên cán bộ tín dụng còn phải tự mò mẫm lựa chọn thông tin cho mình. Công tác điều tra, theo dõi khách hàng cũng cha đợc đầu t thích đáng nên thông tin về khách hàng thiếu chính xác..

- Công tác đào tạo, bối dỡng cán bộ quản lý RRTD cha đi vào chiều sâu. Nhiều cán bộ của NHNo&PTNT Quảng Nam đợc đào tạo theo các chơng trình cũ, cha có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề quản lý RRTD, cần phải đợc đào tạo lại. Chi nhánh cũng cha chú trọng đến công tác đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ, cha cập nhật và phổ biến kịp thời những kinh nghiệm, những kỹ thuật mới hỗ trợ cho công tác quản lý RRTD, cha xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong quản lý rủi ro... do kiến thức chắp vá, kỹ năng quản lý RRTD cha thành thạo,

thực trạng cán bộ nh vậy đã làm cho quản lý RRTD ở NHNo&PTNT Quảng Nam có chất lợng cha cao.

- Sự chỉ đạo của Lãnh đạo Chi nhánh đối với quản lý RRTD cũng cha thật sự sát sao. Mặc dù đã quán triệt yêu cầu quản lý RRTD đến từng bộ phận của Ngân hàng, đến từng cán bộ tín dụng, nhng công tác giám sát của chi nhánh cũng cha đợc chặt chẽ, các dự án đầu t kém hiệu quả của các đơn vị phụ thuộc cha đợc ngăn chặn kịp thời để tránh rủi ro. Trách nhiệm quản lý RRTD cũng cha thật sự đúng mức trong mỗi khâu của qui trình cấp tín dụng.

Chơng 3

Định hớng và giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển

nông thôn Quảng Nam trong thời gian tới

3.1. Định hớng hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam trong

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại .doc (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w