Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại .doc (Trang 96 - 100)

- Xây dựng chiến lợc khách hàng đúng đắn, có hiệu quả: Hoạt động kinh

c. Đối với cả nớc

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Việt Nam

Để thực hiện đề án tái cơ cấu NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001-2010 theo Quyết định của Thủ Tớng Chính Phủ cùng các cam kết quốc tế và khuyến nghị của kiểm toán quốc tế, NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng các chính sách và qui tắc quản trị chung cho công tác quản lý tín dụng, quản lý rủi ro trong toàn hệ thống đáp ứng yêu cầu quản lý mới, bảo đảm an toàn vốn, hạn chế rủi ro. Các chính sách phải đảm bảo việc chỉ đạo và kiểm soát tập trung thống nhất của Giám đốc chi nhánh; vai trò kiểm soát trực tuyến của Trung tâm điều hành; cho phép xác định mức rủi ro tín dụng phù hợp, có thể chấp nhận đ- ợc trong từng giai đoạn; đủ chặt chẽ để duy trì một qui trình giám sát và đo lờng RRTD hợp lý. Cụ thể, NHNo&PTNT Việt Nam nên tạo điều kiện cho các chi nhánh bằng cách thực hiện một số kiến nghị sau:

* Xây dựng qui trình tổng thể quản lý rủi ro tín dụng ấp dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đáp ứng các yêu cầu sau:

- Xây dựng một quy trình tổng thể quản lý rủi ro theo các qui tắc và chuẩn

mực của NHTM hiện đại: Trong những năm gần đây, NHNo&PTNT Việt Nam mới tập trung giải quyết các khoản nợ tồn đọng để lành mạnh hoá tình hình tài chính và chuẩn bị điều kiện phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, mà cha chú trọng đúng mức đến xây dựng quy trình tổng thể quản lý RRTD trong cả hệ thống. Hơn nữa, từ khi thành lập đến nay, NHNo&PTNT Việt Nam mới chỉ thực hiện quản lý RRTD trong từng nghiệp vụ riêng lẻ, hiệu quả thực tế không cao. Đã đến lúc NHNo&PTNT Vịêt Nam cần xây dựng một quy trình tổng thể quản lý rủi ro theo các qui tắc và chuẩn mực của NHTM hiện đại. Qui trình quản lý rủi ro này phải xác định đợc phơng thức quản lý cho cả những rủi ro hiện tại lẫn rủi ro tơng lai trong các sản phẩm tín dụng, các kênh tín dụng, các nhóm khách hàng, các đối tợng vay nói chung, theo các yếu tố tạo nên RRTD.

- Xây dựng và thực hiện các chính sách tín dụng rõ ràng, thống nhất với các quy định “ thận trọng” trong kinh doanh ngân hàng (Basel I), với các qui định của nhà nớc và phù hợp với điều kiện hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Đề ra quy trình giám sát từng khoản vay một cách thờng xuyên nhằm phát hiện “dấu hiệu cảnh báo sớm” để có biện pháp khắc phục kịp thời. Xây dựng quy trình giám sát và phân tích tổng thể danh mục tín dụng, phát hiện tín dụng có thể dẫn đến rủi ro.

- Thực hiện thống nhất hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng để đánh giá rủi ro tiềm ẩn của từng khoản tín dụng. Hệ thống tính điểm cần đợc sử dụng đầy đủ cả thông tin định tính và định lợng liên quan tới các khách hàng vay vốn để tính điểm tổng hợp.

*Tăng cờng hiệu lực, hiệu quả và tính độc lập trong hoạt động của bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát: Một hệ thống kiểm

soát nội bộ hợp lý sẽ đảm bảo cho việc đánh giá một cách thờng xuyên và hợp lý về bản chất và phạm vi của những rủi ro mà ngân hàng gặp phải. Để nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ cần đảm bảo có sự phân quyền phù hợp; đảm bảo cán bộ ngân hàng không đợc giao những trách nhiệm mâu thuẫn về quyền lợi với nhau; có qui trình kiểm tra, kiểm soát thống nhất trong toàn hệ thống.

Hạn chế trong hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay là Tổng Giám đốc (Giám đốc) và Ban điều hành vừa là chủ quản của bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ, vừa là thành viên của hệ thống điều hành (cũng là đối tợng của kiểm soát nội bộ) nên dẫn đến không độc lập, khách quan trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống điều hành. Mặt khác, do cha phân biệt rõ khái niệm kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, cha cụ thể hoá nhiệm vụ, vị trí, quyền hạn của kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong hệ thống, nên sự ra đời của tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại các chi nhánh thành viên chứa đựng mâu thuẫn giữa chức năng giám sát- kiểm tra là một khâu trong qui

trình hoạt động của ngân hàng với chức năng kiểm toán nội bộ hoàn toàn độc lập với các qui trình nghiệp vụ và hệ thống điều hành của ngân hàng.

Để hoạt động kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả, bên cạnh các giải pháp về cơ chế, chính sách, về trình độ, kỹ năng của cán bộ cần xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ độc lập với Ban điều hành và trực thuộc Ban kiểm soát - Hội đồng quản trị để tiếp cận một cách có hệ thống và tổng thể định hớng vào nhiệm vụ phát hiện rủi ro trong các qui trình nghiệp vụ và t vấn chiến lợc cho ban lãnh đạo.

* Cho phép các chi nhánh thành lập bộ phận quản lý RRTD chuyên biệt:

Với tốc độ phát triển trong những năm gần đây và yêu cầu tăng trởng tín dụng của những năm tới, mô hình quản lý tín dụng hiện nay khó có thể đảm bảo an toàn vốn, khó hạn chế đợc rủi ro do cha thật sự khách quan, độc lập trong việc thẩm định, đề xuất và quyết định cho vay.

Theo qui định hiện hành, những dự án có mức vốn vay và đối tợng đầu t không phải qua phòng thẩm định thì cán bộ tín dụng vừa là ngời tiếp cận khách hàng, cùng khách hàng lập các hồ sơ theo qui trình cho vay, xếp hạng khách hàng, thẩm định khách hàng, thẩm định dự án vay vốn và đề xuất lãnh đạo cho vay.

Đối với những dự án qui định phải đợc tái thẩm định của phòng Thẩm định thì bộ phận thẩm định thực hiện đánh giá lại khả năng tài chính của doanh nghiệp, kết quả sản xuất kinh doanh năm trớc, hiệu quả, khả năng thực hiện ph- ơng án và đa ra kiến nghị về thủ tục cho vay, trách nhiệm quản lý món vay.

Với mô hình quản lý trên, quản lý rủi ro cha đợc quan tâm đúng mức, cán bộ tín dụng dễ nảy sinh t tởng chủ quan trong đánh giá của mình, bộ phận thẩm định không có trách nhiệm rõ ràng trong thực hiện việc theo dõi và phòng ngừa rủi ro. Để khắc phục tình trạng trên, trong bộ máy quản lý tín dụng của hệ thống và các chi nhánh thành viên cần thành lập bộ phận quản lý rủi ro tín dụng với các nhiệm vụ:

- Trực tiếp tham gia, theo dõi và đánh giá việc thực hiện chiến lợc và chính sách quản lý rủi ro trong chi nhánh.

- Rà soát các đề xuất của cán bộ tín dụng đảm bảo tuân thủ các qui định và qui trình tín dụng, lập báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng.

- Hỗ trợ cho cán bộ tín dụng trong việc phát hiện và kiểm soát các dấu hiệu rủi ro.

- Phân loại các khoản tín dụng theo mức độ rủi ro và khả năng sinh lợi. - Thực hiện xử lý rủi ro theo qui định.

* Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHNo&PTNT Việt Nam: Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro thuộc

NHNo&PTNT Việt Nam đợc thành lập theo quyết định số 235 ngày 01 tháng 06 năm 2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Qua một thời gian hoạt động, Trung tâm đã phát huy đợc nhiệm vụ theo dõi việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro của các chi nhánh thành viên và quản lý quỹ dự phòng theo qui định của Ngân hàng Nhà nớc và NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên, thế là cha đủ. Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro cần làm tốt hơn nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, theo dõi thông tin rủi ro trong kinh doanh và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro trớc mắt và lâu dài trong hệ thống cũng nh của từng chi nhánh thành viên để đa ra cảnh báo kịp thời.

* Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản thực sự là công cụ hữu hiệu trong vấn đề xử lý nợ xấu: Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản hiện có t

cách pháp nhân, hạch toán độc lập, hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm nợ vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Những tài sản đảm bảo nợ vay của các chi nhánh bàn giao, công ty có thể sử dụng nguồn vốn của Công ty để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản để cho thuê, khai thác kinh doanh hoặc chủ động bán qua các hình thức bán công khai trên thị trờng, bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hay bán qua công ty mua, bán nợ

của nhà nớc để đẩy mạnh xử lý, thu hồi vốn cho các chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam.

* Đẩy mạnh hoạt động công nghệ thông tin: Trớc yêu cầu hội nhập kinh

tế khu vực và thế giới, hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam cần phải hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tạo tiền đề cho việc phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh và các kênh phân phối sản phẩm.

Hoạt động tín dụng cần đợc ứng dụng đầy đủ và đồng bộ công nghệ thông tin hiện đại, sử dụng thông tin đa dạng, trực tuyến và tập trung. Với hệ thống công nghệ xử lý tập trung sẽ giúp cho các cấp lãnh đạo kiểm soát đợc chất lợng và hiệu quả trong đầu t tín dụng cũng nh chấp hành các định hớng và mục tiêu tín dụng đợc đề ra trong từng thời kỳ của từng chi nhánh và toàn hệ thống. Ngoài ra, cũng giúp đội ngũ cán bộ tín dụng có đủ thông tin để tham mu trong việc ra quyết định cho vay nh thông tin khách hàng, thông tin rủi ro và cạnh tranh ngành, rủi ro về thị trờng.

* Chỉnh sửa qui chế trả lơng trong toàn hệ thống: NHNo&PTNT Việt

Nam đã xây dựng và thực hiện quy chế trả lơng cho cán bộ viên chức trong toàn hệ thống áp dụng từ đầu năm 2006. Qua thời gian ngắn thực hiện đã bộc lộ sự bất cập trong việc chi trả lơng cho cán bộ tín dụng. Là bộ phận trực tiếp tạo ra thu nhập lớn nhất cho NHTM nhng thu nhập của cán bộ tín dụng thờng thấp hơn các cán bộ nghiệp vụ khác. Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam điều chỉnh các hệ số tính điểm, bổ sung hệ số trách nhiệm cho cán bộ tín dụng để dánh giá đúng đóng góp của bộ phận nghiệp vụ này trong hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại .doc (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w