Các biện pháp mang tính chiến lược BVMTTN

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 80 - 82)

. Về chế độ mưa: phí aB vẫn thể hiện mùa mưa lệch pha từ tháng 9 đến tháng 12, ở Quảng Nam Đà Nẵng, Quảng Ngãi vẫn còn ảnh hưởng của mưa phùn do gió mùa ĐB 2 cực đại, 2 cực

4.2.2.Các biện pháp mang tính chiến lược BVMTTN

c. Khu Đông Nam Bộ

4.2.2.Các biện pháp mang tính chiến lược BVMTTN

a. Xây dựng các vườn quốc gia

- Vườn quốc gia là nơi nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác về kinh tế và các hành vi phá hoại, là nơi để nghiên cứu khoa học, nhằm phục hồi và giữ lại bản chất tự nhiên, bảo tồn tính đa dạng sinh học.

- Kể từ 1962 đến 1999, chúng ta đã xây dựng được 9 vườn quốc gia lớn nằm rải rác ở khắp đất nước

+ VQG Cúc Phương ở huyện Nho Quan - Ninh Bình, diện tích 22.000ha

+ VQG Ba Vì ở huyện Ba Vì - Hà Tây, diện tích 7.300ha (trong đó còn 1.500ha rừng nguyên sinh)

+ VQG Cát Bà ở huyện Cát Bà - Hải Phòng, diện tích 15.200ha. + VQG Ba Bể ở huyện Ba Bể - Bắc Cạn, diện tích 7.610ha

+ VQG Bến Én ở huyện Như Xuân - Thanh Hóa, diện tích 16.634ha

+ VQG Bạch Mã ở huyện Phú Lộc và Nam Đông - Thừa Thiên Huế, diện tích 22.031ha + VQG JokDon (Dốc Đôn) ở huyện Buôn Đôn - Đắc Lắc, diện tích 58.000ha.

+ VQG Nam Cát Tiên ở huyện Tân Phú - Đồng Nai, diện tích 38.600ha. + VQG Côn Đảo ở huyện Côn Đảo - Bà Rịa Vũng Tàu, diện tích 15.043ha.

b. Thành lập các khu bảo tồn tự nhiên

- Mỗi khu bảo tồn có một nhiệm vụ riêng liên quan đến việc bảo vệ các cảnh quan độc đáo và bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm.

- Hiện nay có 49 khu bảo tồn tự nhiên, trong đó có 10 khu bảo tồn tiêu biểu + Tam Đảo ở tỉnhVĩnh Phúc + Phong Nha ở tỉnh Quảng Bình + Na Hang ở tỉnh Tuyên Quang + Sơn Trà ở TP Đà Nẵng

+ Mường Nhé ở tỉnh Lai Châu + Tràm Chim ở tỉnh Đồng Tháp + Xuân Thủy ở TP Nam Định + Chư YangSin ở tỉnh Đắc Lắc + Vũ Quan ở tỉnh Hà Tĩnh + Đầm Dơi ở tỉnh Cà Mau.

c. Phát triển kinh tế - sinh thái để cải tạo MTTN * Lâm nghiệp- sinh thái

- Mục tiêu: Bảo vệ và phát triển vốn rừng, không ngừng nâng cao khả năng cung ứng các nhu cầu kinh tế - xã hội về các loại lâm sản, duy trì tính đa dạng sinh học và nguồn gen.

- Những nhiệm vụ:

+ Quy hoạch, điều tiết có kế hoạch các loại rừng như rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất

+ Trồng và bảo vệ rừng: cải tạo 10 triệu ha đất trống, đồi trọc trong đó cần lưu ý 406.000ha đất trơ sỏi đá.

* Nông nghiệp - sinh thái

- Mục tiêu: Đảm bảo chất lượng nông sản và chất lượng môi sinh mà vẫn duy trì năng suất và sản lượng cao.

- Nhiệm vụ:

+ Thực hiện các biện pháp kinh tế nền nông nghiệp hữu cơ và tổng hợp cổ truyền đi đôi với sử dụng hợp lý chất hóa học.

+ Tạo ra cơ cấu nông nghiệp hợp lý, cân đối trồng trọt - chăn nuôi - thủy sản. + Chú trọng công tác cải tạo giống, làm tốt công tác thủy lợi và các biện pháp khác

* Công nghiệp - Sinh thái

- Mục tiêu: Xây dựng nền công nghiệp - môi trường, công nghiệp - sạch, công nghiệp - kiểm soát ô nhiễm.

- Nhiệm vụ: Giải quyết sự phân bố hợp lý các xí nghiệp công nghiệp, đồng thời đưa ra các biện pháp cụ thể để kiểm soát ô nhiễm và xử lý ô nhiễm

* Kinh tế biển - sinh thái

- Mục tiêu: Khai thác tổng hợp đa loài, đa phương tiện, mở rộng ra mọi nơi, mọi vùng sinh thái, tăng cường các phương tiện bảo quản, nhằm bảo đảm chất lượng và giá trị sản phẩm.

- Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu đặc trưng sinh học của các sinh vật biển + Xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn TN biển

+ Nghiên cứu quan hệ giữa rừng ngập mặn và phát triển hải sản + Nâng cao cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho kinh tế biển

* Đô thị - sinh thái

- Mục tiêu: Xây dựng đô thị sinh thái là đặt toàn bộ đô thị với các khu chức năng của nó vào trong hệ địa - sinh thái và hệ kinh tế - sinh thái như là một bộ phận hữu cơ hài hòa, cân bằng.

- Nhiệm vụ:

+ Phát triển và phân bố hợp lý các đô thị lớn, trung bình, nhỏ, trên cả nước, phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, kết hợp quá trình đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

+ Phát triển đô thị đi đôi với xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng XH, kỹ thuật, đặc biệt là GTVT, TTLL, cấp nước, điện, y tế, văn hóa, giáo dục.

+ Phát triển đô thị phải đảm bảo ổn định, bền vững và trường tồn: Tổ chức hợp lý môi sinh, sử dụng hợp lý TNTN, BVMT, giữ gìn sự cân bằng sinh thái đô thị. Tổ chức hợp lý và khoa học các khu chức năng chủ yếu, đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về chỗ ở, sinh hoạt, đi lại, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí của cá nhân và toàn xã hội

CÂU HỎI

1. Phân tích nguyên nhân và hiện trạng môi trường đất, nước, không khí ở nước ta

2. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng, tài nguyên biển của nước ta. Nguyên nhân của sự suy giảm các nguồn tài nguyên này?

3. Những thiên tai chủ yếu của nước ta. Nguyên nhân và hậu quả của nó? 4. Phân tích các cơ sở khoa học của việc bảo vệ và cải tạo MTTN ở VN

5. Phân tích các giải pháp để sử dụng hợp lí, bền vững các nguồn TNTN của VN

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 80 - 82)