Mọi hoạt động: xâm thực, vận chuyển và bồi tụ của sông cũng chênh lệch giữa hai mùa

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 39 - 41)

c. Sông ngòi VN có hàm lượng phù sa lớn

- Lượng nước lớn, dòng chảy lớn, trên dạng địa hình đồi núi dốc, có lớp phủ thổ nhưỡng dày, sức xâm thực của sông ngòi rất mạnh mẽ, nên sông có hàm lượng phù sa lớn.

+ Sức xâm thực trung bình 225 tấn/n/km2, tối đa lên tới 1168 tấn/n/km2

+ Độ đục bình quân nhiều năm của sông ngòi VN là 223g /m3, ở những nơi mất rừng độ đục có thể tăng lên tới 600 - 700g/m3, ở các vùng núi đá vôi độ đục chỉ 70g/m3. Hệ thống s.Hồng có độ đục lớn nhất, trạm ở Sơn Tây đạt 1010g/m3, trạm ở Hòa Bình trên s.Đà là 1030g/m3.

+ Tổng lượng phù sa của sông ngòi VN rất lớn 200 triệu tấn/n, lớn nhất là s.Hồng 120 triệu tấn/n (chiếm 60%) tổng lượng phù sa, sau đó là s.Mê Công 70 triệu tấn/n (chiếm 35%) tổng lượng phù sa, còn lại là các sông khác.

- Lượng phù sa của sông ngòi VN cũng thay đổi theo mùa rõ rệt

+ Trong mùa mưa lũ: lớp vỏ phong hóa vụn bở, mưa lớn làm cho hoạt động xâm thực, bóc mòn mãnh liệt, hàm lượng phù sa lớn.

Ví dụ: s.Thao trạm Sơn Tây hệ số xâm thực 640 tấn/n/km2, hàm lường phù sa là 1.530g/m3. S.Đà trạm Hòa Bình hệ số xâm thực 1.220 tấn/n/km2, hàm lường phù sa là 1.864g/m3.

+ Mùa cạn: mưa ít, nước sông ít, tốc độ dòng chảy nhỏ, hoạt động xâm thực yếu nên hàm lượng phù sa nhỏ, tạo nên sự chênh lệch giữa 2 mùa rất lớn

Ví dụ: s.Hồng mùa cạn hàm lượng phù sa chỉ 0,5kg/m3, so với mùa lũ là 3 - 3,5kg/m3 thì chênh nhau tới 6,7 lần.

d. Mạng lưới sông ngòi VN có sự phân hóa rõ rệt trong không gian

Mạng lưới sông ngòi bị chi phối mạnh bởi 2 yếu tố là cấu trúc địa hình và lượng mưa, 2 yếu tố này đều có sự phân hóa mạnh mẽ trong không gian vì vậy sông ngòi nước ta cũng có sự phân hóa mạnh trong không gian.

* Về mật độ

- Sông ngòi VN có mật độ dày đặc, trung bình là 1 - 1,5 km/km2, tuy nhiên mật độ này phân bố không đều trong không gian

+ Nơi có mật độ dày đặc nhất là các vùng đồng bằng s.Hồng và s.Cửu Long 4 km/km2

+ Nơi có mật độ thưa thớt nhất là các vùng núi đá vôi 0,3 km/km2

- Các vùng còn lại có mật độ từ 0,5 - 2 km/km2

+ Vùng Hoàng Liên Sơn, Việt Bắc, Đông Bắc, Bắc Hoành Sơn mật độ 1 - 1,5 km/km2, vì đây là vùng mưa nhiều

+ Vùng Fansipan, Bắc Quang, Móng Cái, Bạch Mã có mật độ 1,5 - 2 km/km2, đây là các trung tâm mưa lớn của nước ta.

+ Vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, những vùng núi đá vôi, đá ba zan mật độ dưới 0,5 km/km2, đây là những vùng mưa ít.

* Về độ dài và diện tích lưu vực sông

Xét về hình thể và các khu vực địa hình, nước ta có 3 khu vực sông có diện tích và độ dài sông khác nhau

- Từ thung lũng sông Cả trở ra B: hình thể rộng, có nhiều sông dài và diện tích lưu vực lớn. Các sông điển hình như:

Hệ thống sông Hồng dài 556 km, diện tích lưu vực 61.400 km2

Hệ thống sông Mã dài 410 km, diện tích lưu vực 17.600 km2

Hệ thống sông Cả dài 361 km, diện tích lưu vực 17.730 km2

- Sườn Đông Trường Sơn: hình thể hẹp ngang, núi ăn lan ra sát biển, nên sông suối đều ngắn, dốc, diện tích lưu vực nhỏ. Các sông điển hình như:

Hệ thống sông Thu Bồn dài 205 km, diện tích lưu vực 10.350 km2

Hệ thống sông Trà Khúc dài 135 km, diện tích lưu vực 3.240 km2

- Sườn Tây Trường Sơn (gồm Tây Nguyên, NTB và Nam Bộ): hình thể mở rộng đôi chút, sông chảy qua nhiều cao nguyên đổ về phía Tây hoặc phía N, quãng đường tương đối dài nên sông suối khu vực này có độ dài và diện tích lưu vực tương đối lớn. Các sông điển hình như:

Hệ thống sông Xrêpốc dài 315 km, diện tích lưu vực 30.110 km2

Hệ thống sông Đồng Nai - Vàm Cỏ dài 635km, diện tích lưu vực 37.400 km2

Hệ thống sông Đà Rằng dài 388 km, diện tích lưu vực 13.800 km2

* Về dòng chảy

Do lượng mưa phân bố không đều trong không gian, nên dòng chảy của sông ngòi cũng phân bố không đều trong không gian, có 3 khu vực dòng chảy

- Từ Vinh đến Sa Huỳnh: khu vực này mưa nhiều, ít tháng khô nên dòng chảy nhiều từ 1500 - 2000mm

- Khu phía Bắc: khu vực này mưa phân bố không đều nên dòng chảy sông ngòi chia ra + Vùng nhiều nước: Móng Cái, vùng thượng nguồn sông Chảy, vùng Pusilung dòng chảy 1500 - 2000mm

+ Vùng rất ít nước: vùng Yên Châu, vùng sông Mã dòng chảy 400mm

- Khu phía Nam: khu vực này mưa cũng phân bố không đều nên dòng chảy cũng chia ra + Vùng nhiều nước: núi Vọng Phu, vùng Bảo Lộc d/c 1500 - 2000mm

+ Vùng rất ít nước: thung lũng sông Ba, Ninh Thuận, Bình Thuận, ĐNB (trừ vùng Nam Tây Nguyên và Kiên Giang, Cà Mau

Điều khác nhau căn bản giữa hai khu phía B và N là: khu phía B vùng nhiều nước rộng, vùng ít nước hẹp. Còn khu phía N thì vùng ít nước rộng, vùng nhiều nước lại hẹp.

- Về dòng chảy và mô duyn d/c trên mặt phân hóa tương tự như trên.

* Xét tổng hợp các yếu tố

Xét tổng hợp các yếu tố trên, sông ngòi VN phân hóa làm 3 khu vực rõ rệt - Khu vực phía Bắc

+ Lãnh thổ rộng, ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB, địa hình cao ở TB thấp dần về ĐN, nhiều núi, thung lũng đón gió.

+ Sông dài, có lưu vực lớn, dòng chảy toàn phần và dòng chảy mặt vào loại trung bình, trừ những vùng đón gió thì dòng chảy tăng lên và những vùng khuất gió dòng chảy giảm xuống

+ Sông lũ vào mùa hạ, cực đại vào tháng 8, kiệt nhất vào tháng 3. Riêng ở vùng Thanh Nghệ mang tính chuyển tiếp nên lũ muộn vào tháng 9 và kiệt nhất vào tháng 4

- Khu Đông Trường Sơn (từ Vinh đến Sa Huỳnh)

+ Hình thể hẹp, núi sát biển, mưa nhiều, ảnh hưởng mạnh của gió phơn TN. Sông ngắn, dốc, diện tích lưu vực nhỏ. Đây là vùng có dòng chảy nhiều nhất cả nước, không có vùng ít nước. + Mùa lũ vào mùa thu - đông, cực đại vào tháng 10,11 và kiệt nhất vào tháng 4 hoặc tháng 7.

- Khu vực phía Nam (gồm Tây Nguyên, NTB và Nam Bộ)

+ Khu vực này có lượng nước từ bên ngoài vào rất lớn, sông có chiều dài và diện tích lưu vực trung bình. Có cả vùng có dòng chảy nhiều và vùng có dòng chảy ít, tuy nhiên vùng có dòng chảy ít thì phân bố diện rộng, còn vùng có dòng chảy nhiều thì phân bố diện hẹp hơn.

+ Lũ vào mùa hạ, cực đại vào tháng 9,10, kiệt nhất vào tháng 3,4. Riêng từ Bình Định đến Ninh Thuận lũ vào mùa thu - đông, cực đại tháng 11, kiệt nhất vẫn là tháng 3,4.

đ. Sông ngòi VN được sử dung và cải tạo từ lâu đời

Sinh viên tự nghiên cứu dựa vào các vấn đề sau: - Giá trị của sông ngòi đối với con người

- Các hoạt động kinh tế và xã hội của con người khai thác sông ngòi - Những biến đổi của sông ngòi do tác động khai thác, những hệ quả - Những đề xuất trong việc sử dụng và bảo vệ sông ngòi

2.3.2. Các hệ thống sông chính ở VN

VN có tất cả 9 hệ thống sông lớn, với diện tích lưu vực > 10.000 km2 đó là: sông Bằng Giang - Kì Cùng, sông Thái Bình, sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai - Vàm Cỏ, sông Cửu Long.

Trong giáo trình này chúng tôi giới thiệu 3 hệ thống sông đại diện cho 3 khu vực địa hình và khí hậu của VN.

a. Hệ thống sông Hồng

* Đặc điểm về mạng lưới

- S.Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (TQ), vào VN ở cửa Hà Khẩu (Lao Cai).

- Sông dài 1126 km, đoạn chảy trong lãnh thổ VN dài 556 km (chiếm 49,4% tổng chiều dài). Sông có tổng diện tích lưu vực 143.700 km2, phần ở VN 61.400 km2 (chiếm 43,7% tổng diện tích lưu vực)

- Sông Hồng có rất nhiều phụ lưu: 614 phụ lưu phát triển đến cấp 6. Trong đó có 2 phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô

+ Sông Đà dài 1010 km, đoạn chảy ở VN dài 570 km. Diện tích lưu vực 52.900 km2, phần ở VN là 26.800 km2.

+ Sông Lô dài 470 km, đoạn chảy ở VN dài 275 km. Diện tích lưu vực 39.000 km2, phần ở VN là 22.600 km2.

- Trước khi đổ ra biển s.Hồng tách ra làm nhiều chi lưu như: s.Đáy, s. Phủ Lí, s.Nam Định, s.Ninh Cơ... và ra biển bằng cửa chính là Ba Lạt.

Hai phụ lưu chính cùng với các phụ lưu cấp 2 và các chi lưu tạo nên một mạng lưới sông hình nan quạt mà điểm hội tụ tại Việt Trì, nơi gặp gỡ của 3 con sông lớn: Đà - Lô - Thao.

- Sông Hồng chỉ chảy trong nước ta đoạn trung và hạ lưu nên độ dốc lòng sông nhỏ, đoạn từ Lao Cai - Việt Trì khoảng 23m/km, đoạn từ Việt Trì ra biển độ dốc chỉ 0,3m/km, sông uốn khúc quanh co, hệ số uốn khúc tới 1,4. Sông đào lòng mạnh theo chiều ngang, lòng sông rộng, nhiều thềm đất và bãi bồi lớn.

- Sông Hồng và các phụ lưu của nó đều chảy thẳng tắp theo hướng TB - ĐN, đây là một đứt gãy quan trọng và là ranh giới quan trọng để phân vùng ĐLTN.

* Đặc điểm về thủy chế

- Sông Hồng có lượng nước rất phong phú, tổng lượng dòng chảy 120 tỉ m3/n, lưu lượng bình quân tại Sơn Tây 3.800m3/s. Mô đuyn dòng chảy tb là 26,5 l/s/km3. Trong 3 sông lớn thì s.Đà có lượng nước và lưu lượng lớn nhất chiếm 47% tổng lượng nước, s.Lô chiếm 29%, s.Thao chỉ chiếm 24% tổng lượng nước.

- Thủy chế của s.Hồng không điều hòa, lưu lượng nước chênh nhau rất lớn giữa 2 mùa + Mùa lũ: dài 5 tháng, từ tháng 6 - 10, chiếm 75% tổng lượng nước cả năm. Riêng 3 tháng 7,8,9 chiếm 54,1%, cực đại là tháng 8 chiếm 21,2%.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w