Khối khí chí tuyến vịnh Bengan: bị hút lên do áp thấp Ấn Độ Mianma, thổi thẳng đến nước ta cũng theo hướng TN Bản thân khối không khí này do xuất phát trên biển nên rât nóng và

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

nước ta cũng theo hướng TN. Bản thân khối không khí này do xuất phát trên biển nên rât nóng và ẩm, nhưng do tác động bức chắn địa hình làm khối không khí bị biến tính, ảnh hưởng đến VN gây thời tiết rất nóng và khô. Gió mùa TN ảnh hưởng đến nước ta vào các tháng 5,6,7,8. Khu vực bị ảnh hưởng mạnh nhất là BTB và TB. Nhiệt độ mùa hè ở BTB tới 36 - 38oC, max 39 - 41oC. Độ ẩm không khí chỉ còn 50- 70%, min < 30% .

Chính gió mùa đã làm cho khí hậu VN phân hóa theo mùa rất rõ rệt: mùa đông lạnh và ít mưa. Mùa hè nóng và mưa nhiều

+ Gió tín phong BBC cũng tác động vào nước ta mạnh yếu khác nhau theo từng mùa, nên ta có cảm giác đó là gió mùa của mùa thu và mùa xuân, thời tiết của hai mùa này mát và ẩm.

c. Khí hậu VN phân hóa rất đa dạng trong không gian

Ngoài sự phân hóa theo mùa, do ảnh hưởng của địa hình và hoàn lưu nên khí hậu VN còn phân hóa rất rõ rệt theo không gian

* Sự phân hóa Bắc -Nam

Hình thể đất nước kết hợp với địa hình và hoàn lưu, làm cho sự phân hóa B-N của khí hậu nước ta thêm sâu sắc

- Góc nhập xạ, tổng bức xạ, nhiệt độ… đều thay đổi khi đi từ B - N

- Địa hình và hoàn lưu, làm cho gió mùa ĐB chỉ tác động mạnh nhất ở miền B, tạo cho miền B có một mùa đông lạnh kéo dài trên 3 tháng, cơ chế nhiệt độ và thời tiết giống như khí hậu á nhiệt đới pha ôn đới. Còn miền N ít ảnh hưởng của không khí cực, tính chất nóng ẩm điều hòa hơn, khí hậu mang nhiều nét của một miền cận xích đạo gió mùa.

* Sự phân hóa Tây – Đông

Địa hình và hoàn lưu không chỉ tạo nên sự phân hóa B - N mà còn tạo nên sự phân hóa T - Đ - Giữa Đông Bắc và Tây Bắc khác nhau chủ yếu về chế độ nhiệt

+ Mùa đông: Đông Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB, thời tiết mùa đông rất lạnh lẽo. Trong khi đó Tây Bắc bị bức chắn địa hình của Hoàng Liên Sơn, nên gió mùa ĐB bị chặn lại, thời gian đến chậm hơn, mức độ kém sâu sắc hơn ĐB dù cùng nằm trên một vĩ độ và cùng độ cao.

Ví dụ: Lạng Sơn: totbI: 13,7oC; tần suất Frôn: 22 lần Hà Nội : totbI: 16oC; tần suất Frôn: 20,6 lần So với: Lai Châu: totbI: 17oC; tần suất Frôn: 7 lần Sơn La: totbI: 17oC; tần suất Frôn: 14 lần

Mức độ ảnh hưởng của Npc cũng khác nhau: totbI ở Đông Bắc thường dưới 15oC, có khi dưới 10oC, trong khi đó ở Tây Bắc phải lên tới độ cao 500m thì mới có nhiệt độ trung bình là 15oC.

+ Mùa hè: Tây Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn TN do bức chắn địa hình Bắc Trường Sơn và dãy biên giới Việt - Lào, nên thời tiết mùa hè ở đây rất nóng, totb thường trên 35oC. Trong khi đó Đông Bắc ít chịu ảnh hưởng của gió phơn TN, chỉ khi nào áp thấp mạnh, nó

mới lấn vào đồng bằng Bắc Bộ, nhưng chỉ thời gian ngắn, ở Đông Bắc chủ yếu ảnh hưởng của gió ĐN từ vịnh Bắc Bộ thổi vào, thời tiết mát và ẩm hơn Tây Bắc.

- Giữa Tây - Đông Trường Sơn khác nhau chủ yếu về chế độ mưa: cả 2 sườn đều có mùa mưa sâu sắc nhưng trái ngược nhau về thời gian và nguồn gốc

+ Sườn Tây mưa do TBg gặp bức chắn địa hình, mưa vào mùa hè có gió TN

+ Sườn Đông mưa do gió mùa ĐB kết hợp với tín phong ĐB, mưa vào mùa thu - đông, từ tháng 9 - 12

* Sự phân hóa thấp - cao

- Địa hình là yếu tố chủ đạo tạo nên sự phân hóa đai cao. Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi thấp nên đai cao ít. Nước ta chỉ có 3 đai chủ yếu: Đai nhiệt đới gió mùa chân núi, đai á nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới

- Địa hình cộng với tác động của hoàn lưu gió mùa cũng làm cho sự phân hóa đai cao của nước ta rất phức tạp.

+ Những khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của Npc, thì đai chân núi chỉ từ 0 - 600m, từ 600 - 1500m đã thể hiện rõ tính chất của đai á nhiệt đới trên núi, từ 1600 - 2000m đã thể hiện tính chất của đai ôn đới núi cao.

+ Những khu vực không chịu ảnh hưởng của không khí cực, thì đai chân núi từ 0 - 800, 900m và phải từ 1000m trở lên mới thể hiện rõ tính chất á nhiệt trên núi.

d. Khí hậu VN thể hiện rõ tính chất thất thường

Khí hậu VN không chỉ phân hóa phức tạp mà còn thể hiện tính chất thất thường, không theo một trình tự nhất định

- Thất thường trong chế độ nhiệt: sự dao động nhiệt độ trong ngày, trong tháng, trong năm rất thất thường.

+ Sự thất thường trong chế độ nhiệt thể hiện rõ trong mùa đông ở miền B

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 30 - 31)