Sự suy thoái rừng

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 78)

. Về chế độ mưa: phí aB vẫn thể hiện mùa mưa lệch pha từ tháng 9 đến tháng 12, ở Quảng Nam Đà Nẵng, Quảng Ngãi vẫn còn ảnh hưởng của mưa phùn do gió mùa ĐB 2 cực đại, 2 cực

4.1.1.Sự suy thoái rừng

c. Khu Đông Nam Bộ

4.1.1.Sự suy thoái rừng

- Đối với nước ta trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa và địa hình chủ yếu là đồi núi dốc thì rừng có vai trò rất to lớn

+ Chống xói mòn rửa trôi, bảo vệ đất

+ Điều hòa và cải tạo khí hậu, tạo nên cân bằng nhiệt, cân bằng nước + Cung cấp nguồn TN làm thổ sản

Độ che phủ rừng thích hợp để tạo sự cân bằng ở nước ta phải 70 - 80%

- Hiện nay rừng nước ta đang bị giảm sút nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng + Diện tích rừng tự nhiên hiện nay giảm hơn một nửa so với đầu thế kỉ XX

Năm 1943 rừng còn khoảng 14,6 triệu ha (độ che phủ rừng 43%)

Đến nay rừng chỉ còn khoảng 8,6 triệu ha (độ che phủ còn 26 %), trong đó: Tây Bắc độ che phủ rừng chỉ còn 8,2% (trước kia là 80%). Đông Bắc còn 17,8% (trước kia 70%). Tây Nguyên còn 40% (trước kia 90%)

+ Chất lượng rừng suy thoái nghiêm trọng

Sau năm 1943 rừng tốt có trữ lượng 150 m3/ha vẫn chiếm 70% diện tích rừng, trong đó rừng trữ lượng > 300 m3/ha chiếm 18% diện tích rừng.

Năm 1990 rừng tốt chỉ còn 6,7% diện tích rừng, nếu tính rừng có trữ lượng 120m3/ha cũng chỉ còn 10%. Tổng trữ lượng gỗ cả nước còn 665 triệu m3, trong đó lượng gỗ khai thác là 110 triệu m3

- Nguyên nhân mất rừng thì rất nhiều: hoạt động du canh du cư, khai thác lâm sản bừa bãi, mở rộng vùng cây công nghiệp, cháy rừng, chiến tranh

- Rừng mất gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

+ Nhiều giống loài thực động vật quý hiếm bị mất đi, trong sách đỏ VN có ghi 356 loài thực vật và 365 loài động vật có nguy cơ tiệt chủng cần được bảo vệ.

+ Khí hậu thay đổi và ngày càng khắc nghiệt hơn. Mùa lạnh, mùa lũ, mùa khô, lũ ống, lũ quét đều sâu sắc hơn.

+ Đất đai bị bào mòn rửa trôi dữ dội, điện tích đất trống đồi trọc tăng nhanh + Các tài nguyên lâm thổ sản cũng bị mất đi nhiều

- Hiện nay đã có nhiều biện pháp nhằm cải tạo và nâng cao diện tích rừng, nhưng mọi cố gắng cũng chỉ tạo được 1 triệu ha rừng trồng, bù lại một tỉ lệ rất nhỏ so với diện tích mất đi.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 78)