Rừng rậm nhiệt đới gió mùa hơi ẩm nửa rung lá hay rung lá

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 54)

. Luồng từ Mã Lai Inđônêxia theo luồng gió TN (NBC) lên khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ Tiêu biểu là thực vật họ Dầu cây thường xanh, có một số loài rụng lá phù hợp với mùa

b.Rừng rậm nhiệt đới gió mùa hơi ẩm nửa rung lá hay rung lá

* Điều kiện: Điều kiện sinh thái kém hơn kiểu trên, lượng mưa gấp1,5 lần khả năng bốc hơi, mùa khô kéo dài từ 4 - 6 tháng, có tháng hạn. Đất feralít mỏng hơn, khô hơn, quá trình tích lũy ôxýt Fe, Al mạnh hơn nên đất đã có màu vàng đỏ.

* Đặc điểm rừng

- Nếu đất còn giữ ẩm thì tỉ lệ rụng lá < 50% (rừng nửa rụng là), nếu đất khô đã bị thoái hóa, nhất là cấu tạo từ những nham không giữ nước như bazan thì tỉ lệ rụng lá tới > 75% (rừng rụng lá).

- Kết cấu sinh thái không khác nhiều so với kiểu thường xanh. Cũng nhiều tầng, thường 2 tầng cây gỗ, cây không cao, tối đa 20 - 30m. Tầng tán không liên tục, dây leo ít, cỏ quyết chủ yếu là cỏ tranh vào mùa khô thường chết.

- Thành phần loài:

+ Thực Vật: Miền B, ngoài các loài ở rừng rận thường xanh còn có các loài ưa lạnh như họ Dẻ, họ Lọng não, Mộc lan và một số loài rụng lá như Sau sau, Thành ngạnh, Bồ đề, Xoan... Miền Nam các cây rụng lá chủ yếu là họ Dầu như Sang lẻ, Dầu lông, Dầu chai, Dầu trà beng...

+ Động vật: tập trung các loài ăn cỏ và ăn lá cây to. Rừng thoáng hơn nên có nhiều loại như Voi, Trâu Bò rừng, Tê giác, Hổ, Beo, Hoẵng, Nai, Sóc, Thỏ, nhiều loại Chim và Gà rừng, Nhông, Thằn lằn là những loài bò sát phổ biến

- Rừng có trữ lượng gỗ thấp, thường dưới 150m3/ha, trung bình là 120m3/ha, nơi đất xấu chỉ 60 - 70m3/ha.

* Phân bố

Kiểu rừng này có ở các vùng An Châu, sông Mã, Yên Châu, Tây Thanh Nghệ Tĩnh, Tây Nguyên và ĐNB.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 54)